IPU 132 thông qua nghị quyết quyền quốc gia và nhân quyền
Đây là nghị quyết được soạn thảo từ IPU 131 nhưng do còn ý kiến khác nhau nên chưa thông qua được
Với 38 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 10 phiếu trắng, ngày 30/3 Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền của Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU 132) đã thông qua dự thảo nghị quyết về luật pháp quốc tế trong mối liên hệ với chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào nội bộ của nhau và quyền con người.
Được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Tuyên bố Vienna cùng những văn kiện, chương trình hành động có liên quan… dự thảo đề cập 3 nội dung quan trọng đời sống quốc tế hiện nay là: luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và quyền con người.
Dự thảo nhấn mạnh, các quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế và xem luật pháp quốc tế là một công cụ để điều chỉnh và xử lý các xung đột; nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền quốc gia, luật pháp quốc tế tương thích với chủ quyền quốc gia và các quốc gia khẳng định quyền tự quyết và chống lại sự can thiệp của nước ngoài.
Bên cạnh việc tôn trọng đề cao luật pháp quốc tế, thì các quốc gia cũng không được can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác thành viên và phải tôn trọng chủ quyền quốc gia thành viên, dự thảo nghị quyết nêu rõ.
Đặc biệt, dự thảo nghị quyết lần này khẳng định quyền con người và xem quyền con người phải là yếu tố căn bản của cuộc sống ngày nay. Luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia phải luôn luôn lấy quyền con người làm trung tâm. Trong đó nhấn mạnh quyền phụ nữ, quyền những người tị nạn và quyền trẻ em. Đó là những vấn đề cơ bản các nước quan tâm khi xử lý những vấn đề toàn cầu có liên quan tới con người.
Theo ông Lê Minh Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Luật pháp của Quốc hội, đại diện đoàn Việt Nam tại phiên thảo luận, nghị quyết này được soạn thảo từ IPU 131 nhưng do còn ý kiến khác nhau nên chưa thông qua được.
"Đây là nghị quyết quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và quyền con người. Chúng ta đề cao luật pháp quốc tế và cho rằng luật pháp quốc tế cần phải được tuân thủ một cách nghiêm túc trong quan hệ quốc tế, đồng thời luật pháp quốc tế cũng phải tương quan, tương thích trong chủ quyền quốc gia. Không thể không tôn trọng chủ quyền quốc gia và quyền con người", ông Thông nói.
Nhấn mạnh thực chất luật pháp quốc tế cũng nhằm bảo vệ quyền con người, ông Thông cho biết, Việt Nam hoan nghênh IPU thông qua nghị quyết quan trọng này và hy vọng sau khi được thông qua, nghị quyết quốc tế về chủ quyền quốc gia và quyền con người sẽ được các nước chú ý một cách nghiêm túc và tuân thủ một cách nhất quán.
Đại diện đoàn Việt Nam tại phiên họp cũng cho biết, từ IPU 131, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy thông qua dự thảo nghị quyết. Việt Nam cơ bản nhất trí với những sửa đổi và cho rằng, các nước cần đề cao luật pháp quốc tế đồng thời cần phải có ý thức tôn trọng chủ quyền quốc gia, ông Thông trả lời báo chí bên hành lang IPU 132.
Được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Tuyên bố Vienna cùng những văn kiện, chương trình hành động có liên quan… dự thảo đề cập 3 nội dung quan trọng đời sống quốc tế hiện nay là: luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và quyền con người.
Dự thảo nhấn mạnh, các quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế và xem luật pháp quốc tế là một công cụ để điều chỉnh và xử lý các xung đột; nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền quốc gia, luật pháp quốc tế tương thích với chủ quyền quốc gia và các quốc gia khẳng định quyền tự quyết và chống lại sự can thiệp của nước ngoài.
Bên cạnh việc tôn trọng đề cao luật pháp quốc tế, thì các quốc gia cũng không được can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác thành viên và phải tôn trọng chủ quyền quốc gia thành viên, dự thảo nghị quyết nêu rõ.
Đặc biệt, dự thảo nghị quyết lần này khẳng định quyền con người và xem quyền con người phải là yếu tố căn bản của cuộc sống ngày nay. Luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia phải luôn luôn lấy quyền con người làm trung tâm. Trong đó nhấn mạnh quyền phụ nữ, quyền những người tị nạn và quyền trẻ em. Đó là những vấn đề cơ bản các nước quan tâm khi xử lý những vấn đề toàn cầu có liên quan tới con người.
Theo ông Lê Minh Thông, Phó chủ nhiệm Ủy ban Luật pháp của Quốc hội, đại diện đoàn Việt Nam tại phiên thảo luận, nghị quyết này được soạn thảo từ IPU 131 nhưng do còn ý kiến khác nhau nên chưa thông qua được.
"Đây là nghị quyết quan trọng thể hiện mối quan hệ giữa luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và quyền con người. Chúng ta đề cao luật pháp quốc tế và cho rằng luật pháp quốc tế cần phải được tuân thủ một cách nghiêm túc trong quan hệ quốc tế, đồng thời luật pháp quốc tế cũng phải tương quan, tương thích trong chủ quyền quốc gia. Không thể không tôn trọng chủ quyền quốc gia và quyền con người", ông Thông nói.
Nhấn mạnh thực chất luật pháp quốc tế cũng nhằm bảo vệ quyền con người, ông Thông cho biết, Việt Nam hoan nghênh IPU thông qua nghị quyết quan trọng này và hy vọng sau khi được thông qua, nghị quyết quốc tế về chủ quyền quốc gia và quyền con người sẽ được các nước chú ý một cách nghiêm túc và tuân thủ một cách nhất quán.
Đại diện đoàn Việt Nam tại phiên họp cũng cho biết, từ IPU 131, Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy thông qua dự thảo nghị quyết. Việt Nam cơ bản nhất trí với những sửa đổi và cho rằng, các nước cần đề cao luật pháp quốc tế đồng thời cần phải có ý thức tôn trọng chủ quyền quốc gia, ông Thông trả lời báo chí bên hành lang IPU 132.