“Ít nhất 20 doanh nghiệp có vốn của SCIC lên sàn năm 2007”
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đang đại diện cho phần vốn nhà nước tại 450 doanh nghiệp
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đang đại diện cho phần vốn nhà nước tại 450 doanh nghiệp.
Lượng cổ phiếu của SCIC tại 18 doanh nghiệp đã niêm yết hiện khá ấn tượng như: Vinamilk (47%); Bảo Minh (63%); Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia (53%); FPT (8,5%)...
Vì vậy, việc mua - bán cổ phiếu của SCIC sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cả trên thị trường chứng khoán. Báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc SCIC. Ông Lai nói:
- Thị trường chứng khoán đang trong tình trạng cầu lớn hơn cung. Để góp phần ổn định thị trường, SCIC có thể giảm tỷ lệ vốn Nhà nước tại các công ty niêm yết. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp ngắn hạn, còn về lâu dài chúng tôi luôn khuyến khích các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn lên sàn.
Từ nay đến cuối năm, SCIC phấn đấu ít nhất có 20 doanh nghiệp lên sàn. Trong năm 2007, SCIC đặt mục tiêu bán bớt cổ phần vốn nhà nước tại ít nhất 50 doanh nghiệp chưa lên sàn với giá trị sổ sách 270 tỷ đồng.
Đứng trên góc độ điều tiết thị trường, hoạt động đầu tư của SCIC tại các doanh nghiệp đang niêm yết sẽ mang tính chất dài hạn. Với các nhà đầu tư cá nhân, khi có lợi nhuận họ có thể bán ngay.
Nhưng nếu SCIC thấy có lợi nhuận bán ra ồ ạt thì giá cổ phiếu sẽ giảm ngay và khi ấy, các nhà đầu tư cá nhân là bị thiệt.
Do vậy, chúng tôi không chỉ chạy theo lợi nhuận, không đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà quan trọng nhất là góp phần ổn định hoạt động của thị trường. Việc xem xét bán ra vào thời điểm nào, giá bao nhiêu sẽ là một bài toán với SCIC.
Nói như vậy, những thời điểm nào sẽ được SCIC tham gia bán - mua trên thị trường? Cụ thể hơn, SCIC xác định có kinh doanh trên thị trường chứng khoán?
Hàng năm, các doanh nghiệp có bán cho các cổ đông hiện hữu thì SCIC mua thêm phần này và sau đó có thể bán phần được mua thêm ấy. Tháng 1/2007, SCIC bán 600.000 cổ phiếu RAL (Nhựa Rạng Đông).
Nếu bán ra thị trường thì giá chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Thay vào đó, chúng tôi đã làm việc thỏa thuận với 3 nhà đầu tư lớn. Do vậy, bán xong, giá cả trên thị trường vẫn ổn định.
Trong một chừng mực nhất định, SCIC có vai trò hỗ trợ bình ổn giá thị trường nhưng không phải là tổ chức duy nhất làm việc ấy.
Tất nhiên, trong trường hợp thị trường đang nóng lên và có một số ý kiến rằng, bán bớt vốn cổ phần Nhà nước tại một số doanh nghiệp lớn thì cũng có thể thực hiện.
Ví dụ, với Vinamilk (VNM), hiện SCIC đang nắm giữ 47%, nếu SCIC giảm 10% vốn tại VNM thì giá cổ phiếu này trên thị trường có thể sẽ giảm. Có thể nói, SCIC tham gia thị trường với tư cách một nhà đầu tư có trách nhiệm.
Ngày 19/3 vừa qua SCIC và tổ chức tài chính hàng đầu của Mỹ Morgan Stanley thông báo sẽ cùng thành lập công ty chứng khoán mang tên SCIC - Morgan Stanley Securities. Tại sao lại có sự hợp tác đó? Công ty này có gì khác biệt so với các công ty chứng khoán đang hoạt động tại thị trường, thưa ông?
Hiện giữa hai bên mới lập bản ghi nhớ. Trong các thỏa thuận giữa hai bên, công ty sẽ cung cấp dịch vụ cho tất cả các công ty trên thị trường chứ không phải chỉ cho các công ty có vốn góp của SCIC.
Trong trường hợp cung cấp dịch vụ cho các công ty có vốn góp thì phải trên cơ sở cạnh tranh và giá cả thị trường mà không có bất kỳ sự ưu đãi nào.
Lý do SCIC hợp tác với Morgan Stanley bởi đây là tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp, lâu đời, đã từng có hoạt động với các doanh nghiệp Việt Nam.
Lượng cổ phiếu của SCIC tại 18 doanh nghiệp đã niêm yết hiện khá ấn tượng như: Vinamilk (47%); Bảo Minh (63%); Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia (53%); FPT (8,5%)...
Vì vậy, việc mua - bán cổ phiếu của SCIC sẽ ảnh hưởng lớn đến giá cả trên thị trường chứng khoán. Báo giới đã có cuộc trao đổi với ông Lê Song Lai, Phó tổng giám đốc SCIC. Ông Lai nói:
- Thị trường chứng khoán đang trong tình trạng cầu lớn hơn cung. Để góp phần ổn định thị trường, SCIC có thể giảm tỷ lệ vốn Nhà nước tại các công ty niêm yết. Tuy nhiên, đó chỉ là biện pháp ngắn hạn, còn về lâu dài chúng tôi luôn khuyến khích các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn lên sàn.
Từ nay đến cuối năm, SCIC phấn đấu ít nhất có 20 doanh nghiệp lên sàn. Trong năm 2007, SCIC đặt mục tiêu bán bớt cổ phần vốn nhà nước tại ít nhất 50 doanh nghiệp chưa lên sàn với giá trị sổ sách 270 tỷ đồng.
Đứng trên góc độ điều tiết thị trường, hoạt động đầu tư của SCIC tại các doanh nghiệp đang niêm yết sẽ mang tính chất dài hạn. Với các nhà đầu tư cá nhân, khi có lợi nhuận họ có thể bán ngay.
Nhưng nếu SCIC thấy có lợi nhuận bán ra ồ ạt thì giá cổ phiếu sẽ giảm ngay và khi ấy, các nhà đầu tư cá nhân là bị thiệt.
Do vậy, chúng tôi không chỉ chạy theo lợi nhuận, không đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà quan trọng nhất là góp phần ổn định hoạt động của thị trường. Việc xem xét bán ra vào thời điểm nào, giá bao nhiêu sẽ là một bài toán với SCIC.
Nói như vậy, những thời điểm nào sẽ được SCIC tham gia bán - mua trên thị trường? Cụ thể hơn, SCIC xác định có kinh doanh trên thị trường chứng khoán?
Hàng năm, các doanh nghiệp có bán cho các cổ đông hiện hữu thì SCIC mua thêm phần này và sau đó có thể bán phần được mua thêm ấy. Tháng 1/2007, SCIC bán 600.000 cổ phiếu RAL (Nhựa Rạng Đông).
Nếu bán ra thị trường thì giá chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. Thay vào đó, chúng tôi đã làm việc thỏa thuận với 3 nhà đầu tư lớn. Do vậy, bán xong, giá cả trên thị trường vẫn ổn định.
Trong một chừng mực nhất định, SCIC có vai trò hỗ trợ bình ổn giá thị trường nhưng không phải là tổ chức duy nhất làm việc ấy.
Tất nhiên, trong trường hợp thị trường đang nóng lên và có một số ý kiến rằng, bán bớt vốn cổ phần Nhà nước tại một số doanh nghiệp lớn thì cũng có thể thực hiện.
Ví dụ, với Vinamilk (VNM), hiện SCIC đang nắm giữ 47%, nếu SCIC giảm 10% vốn tại VNM thì giá cổ phiếu này trên thị trường có thể sẽ giảm. Có thể nói, SCIC tham gia thị trường với tư cách một nhà đầu tư có trách nhiệm.
Ngày 19/3 vừa qua SCIC và tổ chức tài chính hàng đầu của Mỹ Morgan Stanley thông báo sẽ cùng thành lập công ty chứng khoán mang tên SCIC - Morgan Stanley Securities. Tại sao lại có sự hợp tác đó? Công ty này có gì khác biệt so với các công ty chứng khoán đang hoạt động tại thị trường, thưa ông?
Hiện giữa hai bên mới lập bản ghi nhớ. Trong các thỏa thuận giữa hai bên, công ty sẽ cung cấp dịch vụ cho tất cả các công ty trên thị trường chứ không phải chỉ cho các công ty có vốn góp của SCIC.
Trong trường hợp cung cấp dịch vụ cho các công ty có vốn góp thì phải trên cơ sở cạnh tranh và giá cả thị trường mà không có bất kỳ sự ưu đãi nào.
Lý do SCIC hợp tác với Morgan Stanley bởi đây là tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp, lâu đời, đã từng có hoạt động với các doanh nghiệp Việt Nam.