K+: “Chúng tôi không độc quyền”
Tổng giám đốc VSTV, đơn vị sở hữu thương hiệu K+, trao đổi với VnEconomy về vấn đề bản quyền truyền hình
Việc cạnh tranh mua giá bản quyền truyền hình giá cao, độc quyền phát sóng các giải bóng đá quốc tế và đưa ra gói cước thuê bao khá cao của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình K+ đang tạo ra nhiều bức xúc đối với người xem.
Trong cuộc trao đổi với VnEconomy xung quanh vấn đề này, ông Cao Văn Liết, Tổng giám đốc Công ty TNHH Truyền hình số Vệ tinh Việt Nam (VSTV, đơn vị sở hữu thương hiệu K+), nói:
- Hiện các giải đấu bóng đá đều có những đơn vị nắm giữ bản quyền truyền hình. Bản thân nhà cung cấp truyền hình như VSTV cũng là người phải đi mua lại bản quyền đó. Khi mình mua được bản quyền đó rồi mình mới có quyền phát sóng.
Cách bán bản quyền thì từ chính người nắm giữ bản quyền đó, họ sẽ nghiên cứu bán như thế nào đó để có lợi nhất. Những nhà cung cấp dịch vụ trả tiền như K+ cũng phải cân nhắc mua như thế nào để cho phù hợp với tiêu chí kinh doanh, thực tế của bản thân mỗi nhà cung cấp.
Chúng tôi không độc quyền
Nhiều người hâm mộ cho rằng, giá cước 250.000 đồng/tháng của gói Premium để có thể xem bóng đá quốc tế tại K+ là quá đắt?
Mọi người đều nói gói này là đắt nhưng tôi cũng nói luôn là trong các dịch vụ của K+ thì không hề có làm quảng cáo, không hề có thu nhập bằng quảng cáo. Chúng tôi không muốn khán giả bị phân tâm hay ức chế khi xem các chương trình yêu thích lại có quảng cáo chen ngang hay các dòng chữ chạy trên màn hình. Như thế khán giả sẽ được thưởng thức trọn vẹn các chương trình.
Có thể giá của chúng tôi cao hơn một chút, nhưng bên cạnh đấy, ngay trong bản thân các kênh của K+ chúng tôi không chỉ có thể thao, mà còn có phim truyện, phim tài liệu... Và có cả những chương trình chuyên mục được sản xuất giữa của chúng tôi và các đơn vị liên doanh.
Tôi cũng muốn cung cấp giá rẻ nhất cho khách hàng, nhưng cung cấp giá rẻ nhất thường sẽ gắn với chất lượng của dịch vụ cũng không tốt. K+ muốn đưa chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn của châu Âu, theo đúng những tiêu chuẩn mà họ đã đưa ra, như không đưa thấp chất lượng tín hiệu xuống, giải băng thông cũng phải đạt theo tiêu chuẩn...
Chúng tôi đã đưa ra ba gói dịch vụ khác nhau, và K+ cũng đang nghiên cứu để xin phát ở các kênh khác để cung cấp ở các gói thấp hơn, với mức giá thấp hơn để mọi người có thể xem được những chương trình bóng đá không chỉ ngoại hạng Anh mà các giải khác nữa.
Chúng tôi đang cân nhắc cung cấp như thế nào cho hợp lý nhất, nhưng chắc chắn ở gói rẻ hơn Family cũng sẽ có kênh để mọi người có thể xem được giải Ngoại hạng Anh.
Có thông tin K+ đang đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp để đặt kênh có sóng giải Ngoại hạng lên đường truyền của các nhà cung cấp đó. Vậy tiêu chí mà K+ sẽ đưa ra trong đàm phán là như thế nào?
Chúng tôi không độc quyền. K+ sẵn sàng hợp tác cung cấp dịch vụ với các nhà truyền hình cáp để cung cấp tín hiệu truyền hình của K+ lên đường truyền của các nhà cung cấp đó.
Về nguyên tắc, K+ không thể bán lại bản quyền đó cho đơn vị sau, mà chỉ có quyền cung cấp kênh sóng mà K+ sản xuất cho các đơn vị kia. Chúng tôi cũng đang có những thảo luận với các đơn vị truyền hình cáp ở trong nước để làm sao kết hợp đảm bảo điều kiện mặt kỹ thuật, không bị thất thoát về mặt bản quyền.
Và thứ hai là phải đảm bảo được phương án kinh doanh cho cả hai bên. Đấy là những tiêu chí cơ bản nhất.
Trong trường hợp đàm phán thành công, liệu khách hàng sử dụng các dịch vụ truyền hình cáp hiện nay có phải trả thêm nhiều chi phí bên cạnh chi phí hiện tại để xem bóng đá Anh không?
Tất nhiên là phải trả thêm phí. Hiện chúng tôi vẫn đang trong quá trình thương thảo với đối tác về mức phí. Tôi chưa thể tiết lộ với bạn được.
Đã làm kinh doanh thì phải có lợi nhuận
Với việc cạnh tranh và độc quyền phát sóng bóng đá quốc tế, trên báo chí và các diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng chính là doanh nghiệp đang tự "tiêu diệt" doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi tẩy chay nhà đài, ông nghĩ sao về điều này?
Tôi cho rằng, do một số thông tin không được chính xác lắm đến với đại chúng nên mọi người phản ứng hơi gay gắt trong việc này.
Chúng tôi đã ngồi làm việc với SCTV, HTVC và các đơn vị trong đài VCTV, cố gắng làm sao kết hợp được với nhau để đem dịch vụ này đến với khách hàng. Chúng tôi không có ý đồ gì để nâng giá hay bóp chẹt khách hàng cả.
K+ vẫn đang giai đoạn đầu nên còn rất nhiều khó khăn, chúng tôi rất muốn trong thời gian ngắn sẽ có được đông đảo thuê bao, không thể giảm giá xuống được chúng tôi mới phải để giá như thế. Nếu có điều kiện giảm giá để tăng lượng thuê bao thì đó là mong muốn hàng ngày của K+.
VTV - đơn vị liên doanh với K+, và VTC là các đơn vị Nhà nước. Ông có cho rằng là hợp lý nếu như các đơn vị có ngân sách hoạt động đến từ tiền thuế của người dân lại không đặt việc phục vụ người dân lên hàng đầu?
Tôi không dám nói đến những doanh nghiệp khác. Nhưng bản thân tôi là người xuất thân từ bên VTV sang, tôi không làm mọi thứ để kinh doanh. Tôi thấu hiểu được lợi ích của việc mình phải làm thế nào đó để đem lại lợi ích cho người dân.
Chính vì thế tôi luôn luôn đứng về vị trí của người tiêu dùng. Mình đặt mình vào vị thế của người tiêu dùng, để mình yêu cầu cái gì với nhà cung cấp. Tôi luôn trao đổi với các đối tác Pháp là làm sao phải cung cấp dịch vụ tốt nhưng hợp với thu nhập của người dân Việt Nam.
Chúng tôi nghĩ sẽ tạo được niềm tin với người tiêu dùng và một trong những phương châm của K+ là chất lượng cao, cả nội dung lẫn kỹ thuật, đem đến cho người dân dịch vụ ổn định, lâu dài.
Vậy trong định hướng phát triển, yếu tố lợi nhuận được K+ đặt ở vị trí nào?
Đã làm kinh doanh thì phải có lợi nhuận. Nếu sau 3 năm theo quy định của Nhà nước mà VSTV vẫn lỗ vốn thì tôi là người có lỗi. Vì thế, lợi ích xã hội phải gắn với lợi ích của doanh nghiệp.
Tôi mong khán giả sử dụng dịch vụ của K+ hài lòng với nó về chất lượng, còn về giá, bây giờ họ chưa quen nên có thể cho rằng hơi cao so với mặt bằng hiện tại, nhưng so với những nước xung quanh Thái Lan, Indonesia, Malaysia... thì không phải là cao, mà chất lượng dịch vụ của mình không hề thua kém họ.
Vì thế, tôi không nghĩ khán giả sẽ quay lưng lại với chúng tôi.
Rất tiếc vì việc thỏa thuận không thành
Lẽ ra chi phí bản quyền không cao đến mức vậy nếu như các doanh nghiệp hợp tác với nhau, nhưng đằng này do cạnh tranh mua nên mức phí mới bị đẩy cao như vậy. Và mức giá này lại ảnh hưởng đến phí thuê bao của người tiêu dùng. Cá nhân ông nghĩ gì về điều này?
Tôi phải nói với bạn rằng, ngay từ lúc đầu, K+ đã rất cố gắng vận động những đơn vị cung cấp truyền hình ở trong nước cùng ngồi với nhau để có thể mua trực tiếp các bản quyền truyền hình này, rồi các nhà cung cấp chính hãng như giải ngoại hạng Anh.
Nhưng rất tiếc trong thời gian đấy chưa đạt được thỏa thuận như thế, cho nên, lúc đầu khi công ty M&P Silva, đơn vị cung cấp bản quyền cho K+, chưa mua được bản quyền đấy thì K+ đã có ý định làm sao để tập hợp được các nhà cung cấp truyền hình ở Việt Nam ngồi lại với nhau, tìm cách mua để chia sẻ. Nhưng việc kết hợp đấy chưa thành thì M&P Silva đã mua mất. Vì thế mình mua lại nên phải mua với giá cao hơn.
Nếu giả sử K+ chậm chân, tôi nghĩ một đơn vị khác mua có thể giá còn cao hơn thì sao. Đây là bài toán mua đấu giá nên nhiều khi rất khó khăn.
Với sự việc như thế chúng tôi cũng mong muốn trong những lần khác, các nhà cung cấp truyền hình trả tiền trong nước ngồi lại với nhau và thỏa thuận, sau đó chia sẻ bản quyền thì như thế giá sẽ rẻ hơn.
Chính vì sự cạnh tranh này nên khi trao đổi với VnEconomy, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, việc mua bán như thế có nhiều điểm bất hợp lý và các cơ quan Nhà nước sẽ phải tìm ra các chính sách để điều chỉnh cho phù hợp?
Tôi rất mong Bộ làm như thế và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ.
Nói thật là K+ trước nay cực kỳ tuân thủ pháp luật Việt Nam lẫn thế giới trong lĩnh vực truyền hình. Vì thế, không những chương trình thể thao này mà những chương trình khác K+ đều phải mua bản quyền.
Ngay cả giấy phép cung cấp kênh, trong kế hoạch chúng tôi phát khoảng 100 kênh nhưng hiện do Bộ Thông tin và Truyền thông đang chờ có quy chế truyền hình trả tiền mới ra đời, nên chúng tôi phải đợi hàng năm nay. Vì thế mà số lượng kênh hiện nay của K+ chưa đáp ứng được đúng dự án mà chúng tôi làm.
Trong cuộc trao đổi với VnEconomy xung quanh vấn đề này, ông Cao Văn Liết, Tổng giám đốc Công ty TNHH Truyền hình số Vệ tinh Việt Nam (VSTV, đơn vị sở hữu thương hiệu K+), nói:
- Hiện các giải đấu bóng đá đều có những đơn vị nắm giữ bản quyền truyền hình. Bản thân nhà cung cấp truyền hình như VSTV cũng là người phải đi mua lại bản quyền đó. Khi mình mua được bản quyền đó rồi mình mới có quyền phát sóng.
Cách bán bản quyền thì từ chính người nắm giữ bản quyền đó, họ sẽ nghiên cứu bán như thế nào đó để có lợi nhất. Những nhà cung cấp dịch vụ trả tiền như K+ cũng phải cân nhắc mua như thế nào để cho phù hợp với tiêu chí kinh doanh, thực tế của bản thân mỗi nhà cung cấp.
Chúng tôi không độc quyền
Nhiều người hâm mộ cho rằng, giá cước 250.000 đồng/tháng của gói Premium để có thể xem bóng đá quốc tế tại K+ là quá đắt?
Mọi người đều nói gói này là đắt nhưng tôi cũng nói luôn là trong các dịch vụ của K+ thì không hề có làm quảng cáo, không hề có thu nhập bằng quảng cáo. Chúng tôi không muốn khán giả bị phân tâm hay ức chế khi xem các chương trình yêu thích lại có quảng cáo chen ngang hay các dòng chữ chạy trên màn hình. Như thế khán giả sẽ được thưởng thức trọn vẹn các chương trình.
Có thể giá của chúng tôi cao hơn một chút, nhưng bên cạnh đấy, ngay trong bản thân các kênh của K+ chúng tôi không chỉ có thể thao, mà còn có phim truyện, phim tài liệu... Và có cả những chương trình chuyên mục được sản xuất giữa của chúng tôi và các đơn vị liên doanh.
Tôi cũng muốn cung cấp giá rẻ nhất cho khách hàng, nhưng cung cấp giá rẻ nhất thường sẽ gắn với chất lượng của dịch vụ cũng không tốt. K+ muốn đưa chất lượng dịch vụ đạt tiêu chuẩn của châu Âu, theo đúng những tiêu chuẩn mà họ đã đưa ra, như không đưa thấp chất lượng tín hiệu xuống, giải băng thông cũng phải đạt theo tiêu chuẩn...
Chúng tôi đã đưa ra ba gói dịch vụ khác nhau, và K+ cũng đang nghiên cứu để xin phát ở các kênh khác để cung cấp ở các gói thấp hơn, với mức giá thấp hơn để mọi người có thể xem được những chương trình bóng đá không chỉ ngoại hạng Anh mà các giải khác nữa.
Chúng tôi đang cân nhắc cung cấp như thế nào cho hợp lý nhất, nhưng chắc chắn ở gói rẻ hơn Family cũng sẽ có kênh để mọi người có thể xem được giải Ngoại hạng Anh.
Có thông tin K+ đang đàm phán với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp để đặt kênh có sóng giải Ngoại hạng lên đường truyền của các nhà cung cấp đó. Vậy tiêu chí mà K+ sẽ đưa ra trong đàm phán là như thế nào?
Chúng tôi không độc quyền. K+ sẵn sàng hợp tác cung cấp dịch vụ với các nhà truyền hình cáp để cung cấp tín hiệu truyền hình của K+ lên đường truyền của các nhà cung cấp đó.
Về nguyên tắc, K+ không thể bán lại bản quyền đó cho đơn vị sau, mà chỉ có quyền cung cấp kênh sóng mà K+ sản xuất cho các đơn vị kia. Chúng tôi cũng đang có những thảo luận với các đơn vị truyền hình cáp ở trong nước để làm sao kết hợp đảm bảo điều kiện mặt kỹ thuật, không bị thất thoát về mặt bản quyền.
Và thứ hai là phải đảm bảo được phương án kinh doanh cho cả hai bên. Đấy là những tiêu chí cơ bản nhất.
Trong trường hợp đàm phán thành công, liệu khách hàng sử dụng các dịch vụ truyền hình cáp hiện nay có phải trả thêm nhiều chi phí bên cạnh chi phí hiện tại để xem bóng đá Anh không?
Tất nhiên là phải trả thêm phí. Hiện chúng tôi vẫn đang trong quá trình thương thảo với đối tác về mức phí. Tôi chưa thể tiết lộ với bạn được.
Đã làm kinh doanh thì phải có lợi nhuận
Với việc cạnh tranh và độc quyền phát sóng bóng đá quốc tế, trên báo chí và các diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng chính là doanh nghiệp đang tự "tiêu diệt" doanh nghiệp, đồng thời kêu gọi tẩy chay nhà đài, ông nghĩ sao về điều này?
Tôi cho rằng, do một số thông tin không được chính xác lắm đến với đại chúng nên mọi người phản ứng hơi gay gắt trong việc này.
Chúng tôi đã ngồi làm việc với SCTV, HTVC và các đơn vị trong đài VCTV, cố gắng làm sao kết hợp được với nhau để đem dịch vụ này đến với khách hàng. Chúng tôi không có ý đồ gì để nâng giá hay bóp chẹt khách hàng cả.
K+ vẫn đang giai đoạn đầu nên còn rất nhiều khó khăn, chúng tôi rất muốn trong thời gian ngắn sẽ có được đông đảo thuê bao, không thể giảm giá xuống được chúng tôi mới phải để giá như thế. Nếu có điều kiện giảm giá để tăng lượng thuê bao thì đó là mong muốn hàng ngày của K+.
VTV - đơn vị liên doanh với K+, và VTC là các đơn vị Nhà nước. Ông có cho rằng là hợp lý nếu như các đơn vị có ngân sách hoạt động đến từ tiền thuế của người dân lại không đặt việc phục vụ người dân lên hàng đầu?
Tôi không dám nói đến những doanh nghiệp khác. Nhưng bản thân tôi là người xuất thân từ bên VTV sang, tôi không làm mọi thứ để kinh doanh. Tôi thấu hiểu được lợi ích của việc mình phải làm thế nào đó để đem lại lợi ích cho người dân.
Chính vì thế tôi luôn luôn đứng về vị trí của người tiêu dùng. Mình đặt mình vào vị thế của người tiêu dùng, để mình yêu cầu cái gì với nhà cung cấp. Tôi luôn trao đổi với các đối tác Pháp là làm sao phải cung cấp dịch vụ tốt nhưng hợp với thu nhập của người dân Việt Nam.
Chúng tôi nghĩ sẽ tạo được niềm tin với người tiêu dùng và một trong những phương châm của K+ là chất lượng cao, cả nội dung lẫn kỹ thuật, đem đến cho người dân dịch vụ ổn định, lâu dài.
Vậy trong định hướng phát triển, yếu tố lợi nhuận được K+ đặt ở vị trí nào?
Đã làm kinh doanh thì phải có lợi nhuận. Nếu sau 3 năm theo quy định của Nhà nước mà VSTV vẫn lỗ vốn thì tôi là người có lỗi. Vì thế, lợi ích xã hội phải gắn với lợi ích của doanh nghiệp.
Tôi mong khán giả sử dụng dịch vụ của K+ hài lòng với nó về chất lượng, còn về giá, bây giờ họ chưa quen nên có thể cho rằng hơi cao so với mặt bằng hiện tại, nhưng so với những nước xung quanh Thái Lan, Indonesia, Malaysia... thì không phải là cao, mà chất lượng dịch vụ của mình không hề thua kém họ.
Vì thế, tôi không nghĩ khán giả sẽ quay lưng lại với chúng tôi.
Rất tiếc vì việc thỏa thuận không thành
Lẽ ra chi phí bản quyền không cao đến mức vậy nếu như các doanh nghiệp hợp tác với nhau, nhưng đằng này do cạnh tranh mua nên mức phí mới bị đẩy cao như vậy. Và mức giá này lại ảnh hưởng đến phí thuê bao của người tiêu dùng. Cá nhân ông nghĩ gì về điều này?
Tôi phải nói với bạn rằng, ngay từ lúc đầu, K+ đã rất cố gắng vận động những đơn vị cung cấp truyền hình ở trong nước cùng ngồi với nhau để có thể mua trực tiếp các bản quyền truyền hình này, rồi các nhà cung cấp chính hãng như giải ngoại hạng Anh.
Nhưng rất tiếc trong thời gian đấy chưa đạt được thỏa thuận như thế, cho nên, lúc đầu khi công ty M&P Silva, đơn vị cung cấp bản quyền cho K+, chưa mua được bản quyền đấy thì K+ đã có ý định làm sao để tập hợp được các nhà cung cấp truyền hình ở Việt Nam ngồi lại với nhau, tìm cách mua để chia sẻ. Nhưng việc kết hợp đấy chưa thành thì M&P Silva đã mua mất. Vì thế mình mua lại nên phải mua với giá cao hơn.
Nếu giả sử K+ chậm chân, tôi nghĩ một đơn vị khác mua có thể giá còn cao hơn thì sao. Đây là bài toán mua đấu giá nên nhiều khi rất khó khăn.
Với sự việc như thế chúng tôi cũng mong muốn trong những lần khác, các nhà cung cấp truyền hình trả tiền trong nước ngồi lại với nhau và thỏa thuận, sau đó chia sẻ bản quyền thì như thế giá sẽ rẻ hơn.
Chính vì sự cạnh tranh này nên khi trao đổi với VnEconomy, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, việc mua bán như thế có nhiều điểm bất hợp lý và các cơ quan Nhà nước sẽ phải tìm ra các chính sách để điều chỉnh cho phù hợp?
Tôi rất mong Bộ làm như thế và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ.
Nói thật là K+ trước nay cực kỳ tuân thủ pháp luật Việt Nam lẫn thế giới trong lĩnh vực truyền hình. Vì thế, không những chương trình thể thao này mà những chương trình khác K+ đều phải mua bản quyền.
Ngay cả giấy phép cung cấp kênh, trong kế hoạch chúng tôi phát khoảng 100 kênh nhưng hiện do Bộ Thông tin và Truyền thông đang chờ có quy chế truyền hình trả tiền mới ra đời, nên chúng tôi phải đợi hàng năm nay. Vì thế mà số lượng kênh hiện nay của K+ chưa đáp ứng được đúng dự án mà chúng tôi làm.