Kế hoạch phế truất Tổng thống Venezuela bị phá
“Chính phủ đang đẩy đất nước tới một kịch bản rất nguy hiểm mà ở đó cuộc khủng hoảng sẽ trở nên tồi tệ hơn”, thủ lĩnh đối lập Venezuela nói
Hội đồng Bầu cử Quốc gia Venezuela ngày 20/10 đã đình chỉ bước tiếp theo của cuộc trưng cầu dân ý nhằm phế truất Tổng thống Nicolas Maduro. Động thái này đã khiến phe đối lập bất bình và cho rằng Chính phủ của ông Maduro đang sử dụng đến những chiến thuật mang tính chất độc tài.
Venezuela, quốc gia Nam Mỹ sở hữu trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới, đang chìm sâu trong một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Lạm phát 3 con số và tình trạng khan hiếm thực phẩm, thuốc men đã khiến cuộc sống của hàng triệu người dân nước này khốn đốn.
Cùng với tốc độ sụt giảm chóng mặt của nền kinh tế, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Maduro - một cựu tài xế xe bus kiêm thủ lĩnh công đoàn trúng cử Tổng thống cách đây 3 năm sau cái chết của cố Tổng thống Hugo Chavez - cũng lao dốc.
Theo hãng tin Reuters, phe đối lập đã hạ quyết tâm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý chống lại ông Maduro trong năm nay. Nếu thành công, cuộc trưng cầu dân ý sẽ mở đường cho một cuộc bầu cử Tổng thống mới mà ông Maduro gần như cầm chắc phần thua.
Tuy nhiên, Ủy ban Bầu cử Quốc gia Venezuela đã cản trở cuộc trưng cầu dân ý này, và động thái ngày 20/10 có thể là “đòn chí mạng” nhằm vào kế hoạch của phe đối lập.
Dựa trên lệnh của tòa án, ủy ban này tuyên bố đình chỉ đợt lấy chữ ký vào tuần tới trong đó phe đối lập dự kiến thu hập khoảng 4 triệu chữ ký của cử tri để có thể tiến hành cuộc trưng cầu dân ý.
Phe đối lập lên án mạnh động thái trên của Ủy ban Bầu cử Quốc gia Venezuela, đồng thời tuyên bố sẽ vạch ra một kế hoạch hành động mới để ứng phó.
Nghị sỹ đối lập Jorge Millan viết trên mạng xã hội Twitter: “Nhưng người dân đang đòi hỏi một cuộc trưng cầu dân ý, và không ai có thể ngăn chúng tôi”.
Phe đối lập cần phải tổ chức trưng cầu dân ý ngay trong năm nay, vì theo Hiến pháp Venezuela, nếu cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào năm tới, thì dù ông Maduro bị phế truất, người phó của ông sẽ lên làm Tổng thống, thay vì một cuộc bầu cử mới được tiến hành.
Các đối thủ của ông Maduro cảnh báo rằng việc ngăn chặn một giải pháp dân chủ cho cuộc khủng hoảng sẽ dẫn tới nguy cơ bất ổn và bạo lực gia tăng ở Venezuela.
“Chính phủ đang đẩy đất nước tới một kịch bản rất nguy hiểm mà ở đó cuộc khủng hoảng sẽ trở nên tồi tệ hơn”, thủ lĩnh đối lập, người từng hai lần tranh cử Tổng thống Venezuela, ông Henrique Capriles, viết trên Twitter.
Venezuela, quốc gia Nam Mỹ sở hữu trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới, đang chìm sâu trong một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Lạm phát 3 con số và tình trạng khan hiếm thực phẩm, thuốc men đã khiến cuộc sống của hàng triệu người dân nước này khốn đốn.
Cùng với tốc độ sụt giảm chóng mặt của nền kinh tế, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Maduro - một cựu tài xế xe bus kiêm thủ lĩnh công đoàn trúng cử Tổng thống cách đây 3 năm sau cái chết của cố Tổng thống Hugo Chavez - cũng lao dốc.
Theo hãng tin Reuters, phe đối lập đã hạ quyết tâm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý chống lại ông Maduro trong năm nay. Nếu thành công, cuộc trưng cầu dân ý sẽ mở đường cho một cuộc bầu cử Tổng thống mới mà ông Maduro gần như cầm chắc phần thua.
Tuy nhiên, Ủy ban Bầu cử Quốc gia Venezuela đã cản trở cuộc trưng cầu dân ý này, và động thái ngày 20/10 có thể là “đòn chí mạng” nhằm vào kế hoạch của phe đối lập.
Dựa trên lệnh của tòa án, ủy ban này tuyên bố đình chỉ đợt lấy chữ ký vào tuần tới trong đó phe đối lập dự kiến thu hập khoảng 4 triệu chữ ký của cử tri để có thể tiến hành cuộc trưng cầu dân ý.
Phe đối lập lên án mạnh động thái trên của Ủy ban Bầu cử Quốc gia Venezuela, đồng thời tuyên bố sẽ vạch ra một kế hoạch hành động mới để ứng phó.
Nghị sỹ đối lập Jorge Millan viết trên mạng xã hội Twitter: “Nhưng người dân đang đòi hỏi một cuộc trưng cầu dân ý, và không ai có thể ngăn chúng tôi”.
Phe đối lập cần phải tổ chức trưng cầu dân ý ngay trong năm nay, vì theo Hiến pháp Venezuela, nếu cuộc trưng cầu dân ý diễn ra vào năm tới, thì dù ông Maduro bị phế truất, người phó của ông sẽ lên làm Tổng thống, thay vì một cuộc bầu cử mới được tiến hành.
Các đối thủ của ông Maduro cảnh báo rằng việc ngăn chặn một giải pháp dân chủ cho cuộc khủng hoảng sẽ dẫn tới nguy cơ bất ổn và bạo lực gia tăng ở Venezuela.
“Chính phủ đang đẩy đất nước tới một kịch bản rất nguy hiểm mà ở đó cuộc khủng hoảng sẽ trở nên tồi tệ hơn”, thủ lĩnh đối lập, người từng hai lần tranh cử Tổng thống Venezuela, ông Henrique Capriles, viết trên Twitter.