Khai khoáng trái phép: Quy trách nhiệm cho lãnh đạo tỉnh thành
Rất nhiều loại khoáng sản bị khai thác trái phép ở 47 tỉnh, thành phố đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường điểm danh
Rất nhiều loại khoáng sản bị khai thác trái phép ở 47 tỉnh, thành phố đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường điểm danh tại báo cáo mới phát hành.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, đến hết ngày 30/6/2013, Bộ đã cấp 49 giấy phép thăm dò khoáng sản và 41 giấy phép khai thác khoáng sản. Ngoài ra, Bộ đã khoanh định và công bố 84 khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ để các địa phương cấp phép, đã khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khu vực dữ trữ khoáng sản quốc gia để trình Thủ tướng phê duyệt trong năm 2013.
Cũng theo số liệu tổng hợp mới nhất, các địa phương từ ngày 1/7/2011 đến ngày 31/12/2012 đã cấp 682 giấy phép khai thác khoáng sản, 275 giấy phép thăm dò khoáng sản.
Trong năm 2013, Bộ đã thành lập 8 đoàn kiểm tra để rà soát toàn bộ hồ sơ cấp phép của tổng cộng 957 giấy phép nêu trên và phát hiện 103 giấy phép cấp không đúng thẩm quyền. 37 giấy phép được cấp khi chưa có quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 52 giấy phép cấp khi không có đăng ký kinh doanh ngành nghề về thăm dò, khai thác khoáng sản. 128 giấy phép được cấp phép thăm dò không thông qua hình thức lựa chọn tổ chức, cá nhân ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Nhiều hơn là 196 giấy phép đã được cấp phép khai thác khi hồ sơ không có dự án đầu tư khai thác khoáng sản được phê duyệt.
Các vi phạm khác như cấp phép khai thác nhưng không có giấy chứng nhận đầu tư dự án cho 345 trường hợp; cấp phép khai thác khi hồ sơ không có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt hoặc xác nhận với 29 giấy phép; cấp phép khi chưa phê duyệt trữ lượng khoáng sản theo quy định là 196 trường hợp.
14 tỉnh được Bộ báo cáo Thủ tướng và kiến nghị phê bình vì đã không tuân thủ các quy định của pháp luật trong cấp phép, song báo cáo không nêu những cá nhân nào được quy trách nhiệm vì những sai phạm đó.
Theo đánh giá của Bộ, vàng bị khai thác trái phép nhiều nhất, diễn ra phổ biến tại: Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên, Kon Tum, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lào Cai.
Cũng bị khai thác trái phép là cát sỏi lòng sông tại 31/63 tỉnh, thành phố; quặng mangan ở Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái; quặng sắt ở Yên Bái, Hoà Bình, Lào Cai; quặng titan ở Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định; quặng thiếc tại Lâm Đồng, Nghệ An.
Tính chất và mức độ vi phạm của hoạt động khai thác khoáng sản trái phép được nhìn nhận là ngày càng tinh vi, phức tạp và diễn ra khá công khai, kể cả ngày lẫn đêm, núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau (đào ao, trồng rừng, làm đường, xây dựng công trình hạ tầng...).
Với nhận xét là công tác thanh tra, kiểm tra đã được UBND cấp tỉnh tăng cường, kết quả phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 467 đơn vị với tổng số tiền phạt hơn 13,4 tỷ đồng. 5 tỉnh đã thu hồi 27 giấy phép khai thác khoáng sản. Riêng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông, các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 1.215 vụ vi phạm.
Được kể đến đầu tiên trong số các nguyên nhân của thực trạng khai thác khoáng sản trái phép là, do điều kiện kinh tế khó khăn, mức sống của dân địa phương thấp, thiếu việc làm nên hoạt động khai thác khoáng sản trái phép quy mô nhỏ khá phổ biến.
Bộ cũng nhìn nhận, phương thức thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để giải tỏa lực lượng khai thác khoáng sản trái phép kém hiệu quả, có tính chất “mùa vụ”.
Bên cạnh đó thì chưa có quy định và chế tài xử lý mạnh mẽ đối với người đứng đầu chính quyền địa phương, nhất là cấp xã khi để diễn ra hoạt động khai thác trái phép, tái diễn hoặc diễn ra công khai, lâu dài mà không xử lý dứt điểm.
Ngoài ra còn có nguyên nhân từ việc lực lượng khai thác khoáng sản trái phép ngày càng trở nên liều lĩnh, sẵn sàng chống trả, thậm chí đã gây thiệt hại tính mạng của cán bộ quản lý khoáng sản khi làm nhiệm vụ nhưng chế tài xử phạt thấp, không bảo đảm tính răn đe. Và chưa có hình thức xử lý hình sự đối với một số cá nhân cố tình vi phạm.
Tình trạng xuất khẩu lậu khoáng sản dạng nguyên liệu thô qua biên giới bằng nhiều đường khác nhau (đường bộ, đường biển) tại nhiều địa phương, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả.
Nói về giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, Bộ đã trực tiếp làm việc với hai tỉnh Bắc Kạn, Quảng Nam và chỉ đạo xây dựng quy định trách nhiệm của người đứng đầu ở địa phương xảy ra khai thác khoáng sản trái phép.
Đây là các địa phương có điểm nóng khai thác khoáng sản trái phép. Nhưng sau khi văn bản quy định trách nhiệm có hiệu lực, tình hình khai thác khoáng sản trái phép đã giảm.
Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo xây dựng, trình Thủ tướng ban hành quy định chi tiết về công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác phù hợp với thực tế, có tính khả thi. Theo đó, phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan; gắn trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với người đứng đầu các cấp chính quyền tại địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, báo cáo viết.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, đến hết ngày 30/6/2013, Bộ đã cấp 49 giấy phép thăm dò khoáng sản và 41 giấy phép khai thác khoáng sản. Ngoài ra, Bộ đã khoanh định và công bố 84 khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ để các địa phương cấp phép, đã khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khu vực dữ trữ khoáng sản quốc gia để trình Thủ tướng phê duyệt trong năm 2013.
Cũng theo số liệu tổng hợp mới nhất, các địa phương từ ngày 1/7/2011 đến ngày 31/12/2012 đã cấp 682 giấy phép khai thác khoáng sản, 275 giấy phép thăm dò khoáng sản.
Trong năm 2013, Bộ đã thành lập 8 đoàn kiểm tra để rà soát toàn bộ hồ sơ cấp phép của tổng cộng 957 giấy phép nêu trên và phát hiện 103 giấy phép cấp không đúng thẩm quyền. 37 giấy phép được cấp khi chưa có quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 52 giấy phép cấp khi không có đăng ký kinh doanh ngành nghề về thăm dò, khai thác khoáng sản. 128 giấy phép được cấp phép thăm dò không thông qua hình thức lựa chọn tổ chức, cá nhân ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Nhiều hơn là 196 giấy phép đã được cấp phép khai thác khi hồ sơ không có dự án đầu tư khai thác khoáng sản được phê duyệt.
Các vi phạm khác như cấp phép khai thác nhưng không có giấy chứng nhận đầu tư dự án cho 345 trường hợp; cấp phép khai thác khi hồ sơ không có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt hoặc xác nhận với 29 giấy phép; cấp phép khi chưa phê duyệt trữ lượng khoáng sản theo quy định là 196 trường hợp.
14 tỉnh được Bộ báo cáo Thủ tướng và kiến nghị phê bình vì đã không tuân thủ các quy định của pháp luật trong cấp phép, song báo cáo không nêu những cá nhân nào được quy trách nhiệm vì những sai phạm đó.
Theo đánh giá của Bộ, vàng bị khai thác trái phép nhiều nhất, diễn ra phổ biến tại: Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Phú Yên, Kon Tum, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lào Cai.
Cũng bị khai thác trái phép là cát sỏi lòng sông tại 31/63 tỉnh, thành phố; quặng mangan ở Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái; quặng sắt ở Yên Bái, Hoà Bình, Lào Cai; quặng titan ở Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định; quặng thiếc tại Lâm Đồng, Nghệ An.
Tính chất và mức độ vi phạm của hoạt động khai thác khoáng sản trái phép được nhìn nhận là ngày càng tinh vi, phức tạp và diễn ra khá công khai, kể cả ngày lẫn đêm, núp bóng dưới nhiều hình thức khác nhau (đào ao, trồng rừng, làm đường, xây dựng công trình hạ tầng...).
Với nhận xét là công tác thanh tra, kiểm tra đã được UBND cấp tỉnh tăng cường, kết quả phát hiện và xử lý vi phạm hành chính 467 đơn vị với tổng số tiền phạt hơn 13,4 tỷ đồng. 5 tỉnh đã thu hồi 27 giấy phép khai thác khoáng sản. Riêng đối với khai thác cát, sỏi lòng sông, các cơ quan chức năng đã phát hiện, xử lý 1.215 vụ vi phạm.
Được kể đến đầu tiên trong số các nguyên nhân của thực trạng khai thác khoáng sản trái phép là, do điều kiện kinh tế khó khăn, mức sống của dân địa phương thấp, thiếu việc làm nên hoạt động khai thác khoáng sản trái phép quy mô nhỏ khá phổ biến.
Bộ cũng nhìn nhận, phương thức thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để giải tỏa lực lượng khai thác khoáng sản trái phép kém hiệu quả, có tính chất “mùa vụ”.
Bên cạnh đó thì chưa có quy định và chế tài xử lý mạnh mẽ đối với người đứng đầu chính quyền địa phương, nhất là cấp xã khi để diễn ra hoạt động khai thác trái phép, tái diễn hoặc diễn ra công khai, lâu dài mà không xử lý dứt điểm.
Ngoài ra còn có nguyên nhân từ việc lực lượng khai thác khoáng sản trái phép ngày càng trở nên liều lĩnh, sẵn sàng chống trả, thậm chí đã gây thiệt hại tính mạng của cán bộ quản lý khoáng sản khi làm nhiệm vụ nhưng chế tài xử phạt thấp, không bảo đảm tính răn đe. Và chưa có hình thức xử lý hình sự đối với một số cá nhân cố tình vi phạm.
Tình trạng xuất khẩu lậu khoáng sản dạng nguyên liệu thô qua biên giới bằng nhiều đường khác nhau (đường bộ, đường biển) tại nhiều địa phương, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả.
Nói về giải pháp, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, Bộ đã trực tiếp làm việc với hai tỉnh Bắc Kạn, Quảng Nam và chỉ đạo xây dựng quy định trách nhiệm của người đứng đầu ở địa phương xảy ra khai thác khoáng sản trái phép.
Đây là các địa phương có điểm nóng khai thác khoáng sản trái phép. Nhưng sau khi văn bản quy định trách nhiệm có hiệu lực, tình hình khai thác khoáng sản trái phép đã giảm.
Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo xây dựng, trình Thủ tướng ban hành quy định chi tiết về công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác phù hợp với thực tế, có tính khả thi. Theo đó, phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan; gắn trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác với người đứng đầu các cấp chính quyền tại địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, báo cáo viết.