Khi ai cũng có thể mất việc
Tình trạng mất việc đang xảy ra với tốc độ nhanh chóng ở hầu hết mọi khu vực và quốc gia trên thế giới
Tình trạng mất việc đang xảy ra với tốc độ nhanh chóng ở hầu hết mọi khu vực và quốc gia trên thế giới, giữa lúc kinh tế toàn cầu đương đầu với một giai đoạn suy thoái tồi tệ nhất từ Đại khủng hoảng 1930.
Bất ổn xã hội đã xảy ra ở châu Âu và châu Á, cùng với sự xuất hiện của những lời kêu gọi bảo hộ thị trường việc làm cho công nhân trong nước trước sự cạnh tranh của lao động nước ngoài.
Tình trạng báo động
Thời gian này, từ những luật sư ở Paris, tới những đầu bếp ở Đài Loan, hay những vệ sỹ ở Columbia, ai cũng đối mặt với mối lo thất nghiệp.
Thậm chí, cả những nền kinh tế từng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới cũng chứng kiến sự “bốc hơi” khó kiểm soát của việc làm. Riêng tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, suy thoái từ tháng 12/2007 tới nay đã cướp đi 3,6 triệu công việc.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), từ khi suy thoái bắt đầu ở Mỹ vào tháng 12/2007 tới hết năm 2009 này, thế giới có thể mất hơn 50 triệu việc làm. Trong kịch bản xấu nhất mà ILO đưa ra, 51 triệu việc làm có thể biến mất trên thế giới ngay trong năm 2009 này.
Tỷ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt là ở đối tượng lao động trẻ, đã dẫn tới những cuộc bạo loạn ở Latvia, Lithuania, Hy Lạp và Bulgaria, đồng thời là một nguyên nhân khiến tới những cuộc biểu tình phản đối lớn ở Anh và Pháp. Trước tình trạng sa thải lao động gia tăng tới mức đáng báo động, dân chúng với tâm trạng hoảng sợ ở nhiều quốc gia đã lên tiếng kêu gọi chủ nghĩa bảo hộ.
Tại Anh vào tháng trước, công nhân tại các nhà máy điện và lọc hóa dầu đã đình công để phản đối việc sử dụng lao động nhập cư từ Italy và Bồ Đào Nha cho một dự án xây dựng ở nước này.
Một số người biểu tình còn giơ cao khẩu hiệu mà chính Thủ tướng nước này ông Gordon Brown đã lỡ hứa hẹn: “Việc làm Anh cho công nhân Anh”.
Một số chuyên gia dự báo, tỷ lệ thất nghiệp ở Anh có thể tăng từ mức 6,3% hiện nay lên mức 9,5% vào giữa năm 2010, còn tỷ lệ thất nghiệp ở Đức có thể tăng từ mức 7,8% lên 10,5%.
Tại Pháp, mới đây, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã đồng ý cung cấp số vốn vay lãi suất thấp 3 tỷ Euro (tương đương 3,9 tỷ USD) mỗi khoản cho hai hãng xe PSA Peugeot Citroën và Renault với điều kiện hai hãng này sẽ không sa thải công nhân người Pháp trong năm nay.
Tuy nhiên, CEO của Peugeot đã “chọc giận” Chính phủ Pháp khi tuyên bố có dự định sa thải 7.000 công nhân tại Pháp, trong khi duy trì toàn bộ hoạt động ở các nước khác.
Trong khi đó, nội dung các gói kích thích kinh tế trên thế giới, trong đó có gói kích thích kinh tế 787 tỷ USD của Mỹ, bao gồm nội dung bảo hộ các công ty trong nước, làm gia tăng khả năng xảy ra những cuộc chiến mậu dịch mới.
“Gần như ai cũng ngạc nhiên trước tốc độ gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp hiện nay và trông đợi ở giải pháp của các chính phủ. Cách đây chưa lâu, thất nghiệp chưa phải là vấn đề lớn nhất ở châu Âu, nhưng hiện nay đã là vấn đề số một và sẽ đứng đầu trong các công việc cần giải quyết”, chuyên gia Nicolas Véron thuộc trung tâm nghiên cứu kinh tế châu Âu Bruegel có trụ sở ở Brusssels nhận xét.
Áp lực gia tăng
Mặc dù thị trường việc làm Mỹ bắt đầu lao dốc từ cuối năm 2007, những đợt sa thải nhân công lớn mới chỉ xảy ra ở châu Âu, châu Á và các nước đang phát triển trong thời gian gần đây. “Thị trường việc làm toàn cầu đang trải qua thời kỳ tồi tệ nhất từ năm 1929 tới nay”, Bộ trưởng Bộ Lao động Pháp Laurent Wauquiez nhận xét.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã “gần như ngừng lại”, với các nền kinh tế phát triển có thể tăng trưởng âm 2% trong năm 2009, tệ nhất từ những năm 1930 trở lại đây.
Tại châu Á, cảm giác mãn nguyện về việc châu lục này tránh được ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ đã biến mất, và thay vào đó là tâm trạng lo âu trước sự lao dốc của kim ngạch xuất khẩu của các công ty lớn. Hãng điện tử Pioneer của Nhật mới tuần trước tuyên bố sẽ từ bỏ lĩnh vực sản xuất TV màn hình phẳng và cắt giảm 10.000 việc làm.
Ở Ấn Độ, quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng vào hàng nhanh nhất thế giới, tình hình thị trường cũng thật u ám. Quý 4 năm ngoái, nước này mất 500.000 việc làm.
Hàng triệu người lao động nhập cư từ nông thôn ra thành thị ở Trung Quốc để tìm việc, nhưng rốt cục lại chứng kiến sự đóng cửa của hàng loạt nhà máy ở thành phố.
Mặc dù chưa nghiêm trọng như những cuộc biểu tình ở Hy Lạp hay các nước vùng Baltic (khu vực gồm các quốc gia Estonia, Latvia và Lithuania), nhiều cuộc biểu tình của lao động bị sa thải ở Trung Quốc cũng đã diễn ra ở không ít các nhà máy nước này.
Lo ngại về sự bất ổn bắt nguồn từ hoạt động cắt giảm nhân công cũng đã bắt đầu hiện rõ ở Đài Loan, vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu sụt giảm 42,9% trong tháng 1 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh nhất ở khu vực châu Á. Tại Đài Loan, nhiều công ty đang áp dụng cách làm cho công nhân nghỉ việc vài tuần không trả lương.
Bà Chang Yung-yun, một đầu bếp 57 tuổi làm việc trong một nhà hàng ở Đài Loan, cho hay, bà đã thất nghiệp từ tháng 11 năm ngoái, trong khi con trai bà là một kỹ sư thì đang bị cho nghỉ việc không lương mấy tuần nay.
Nghiêm trọng hơn những lần suy thoái trước mà châu Âu đã trải qua, trong lần suy thoái hiện nay, ngay cả người lao động trình độ cao cũng đối mặt với nguy cơ mất việc.
Một nữ luật sư giỏi người Thụy Điển, thông thạo 3 ngoại ngữ Anh, Pháp và Italy, có tên Naomi Runquist-Ohayon đã lang thang tìm việc ở Paris suốt từ đầu năm tới nay, sau khi mất việc vào tháng 12 năm ngoái. Năm nay 39 tuổi, cô Runquist-Ohayon cho biết chưa bao giờ cô cảm thấy tìm một công việc khó như lúc này.
Anh Jaime Galeano, một vệ sỹ 40 tuổi ở Columbia, trước đây vẫn tin tưởng rằng, tại một quốc gia nhiều bạo lực, ma túy và các vụ bắt cóc như quê hương anh, nghề của anh sẽ “miễn nhiễm” với khủng hoảng.
Nhưng năm ngoái, anh đã mất việc và vẫn chưa tìm được việc mới.
(Theo New York Times)
Bất ổn xã hội đã xảy ra ở châu Âu và châu Á, cùng với sự xuất hiện của những lời kêu gọi bảo hộ thị trường việc làm cho công nhân trong nước trước sự cạnh tranh của lao động nước ngoài.
Tình trạng báo động
Thời gian này, từ những luật sư ở Paris, tới những đầu bếp ở Đài Loan, hay những vệ sỹ ở Columbia, ai cũng đối mặt với mối lo thất nghiệp.
Thậm chí, cả những nền kinh tế từng có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới cũng chứng kiến sự “bốc hơi” khó kiểm soát của việc làm. Riêng tại Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, suy thoái từ tháng 12/2007 tới nay đã cướp đi 3,6 triệu công việc.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), từ khi suy thoái bắt đầu ở Mỹ vào tháng 12/2007 tới hết năm 2009 này, thế giới có thể mất hơn 50 triệu việc làm. Trong kịch bản xấu nhất mà ILO đưa ra, 51 triệu việc làm có thể biến mất trên thế giới ngay trong năm 2009 này.
Tỷ lệ thất nghiệp cao, đặc biệt là ở đối tượng lao động trẻ, đã dẫn tới những cuộc bạo loạn ở Latvia, Lithuania, Hy Lạp và Bulgaria, đồng thời là một nguyên nhân khiến tới những cuộc biểu tình phản đối lớn ở Anh và Pháp. Trước tình trạng sa thải lao động gia tăng tới mức đáng báo động, dân chúng với tâm trạng hoảng sợ ở nhiều quốc gia đã lên tiếng kêu gọi chủ nghĩa bảo hộ.
Tại Anh vào tháng trước, công nhân tại các nhà máy điện và lọc hóa dầu đã đình công để phản đối việc sử dụng lao động nhập cư từ Italy và Bồ Đào Nha cho một dự án xây dựng ở nước này.
Một số người biểu tình còn giơ cao khẩu hiệu mà chính Thủ tướng nước này ông Gordon Brown đã lỡ hứa hẹn: “Việc làm Anh cho công nhân Anh”.
Một số chuyên gia dự báo, tỷ lệ thất nghiệp ở Anh có thể tăng từ mức 6,3% hiện nay lên mức 9,5% vào giữa năm 2010, còn tỷ lệ thất nghiệp ở Đức có thể tăng từ mức 7,8% lên 10,5%.
Tại Pháp, mới đây, Tổng thống Nicolas Sarkozy đã đồng ý cung cấp số vốn vay lãi suất thấp 3 tỷ Euro (tương đương 3,9 tỷ USD) mỗi khoản cho hai hãng xe PSA Peugeot Citroën và Renault với điều kiện hai hãng này sẽ không sa thải công nhân người Pháp trong năm nay.
Tuy nhiên, CEO của Peugeot đã “chọc giận” Chính phủ Pháp khi tuyên bố có dự định sa thải 7.000 công nhân tại Pháp, trong khi duy trì toàn bộ hoạt động ở các nước khác.
Trong khi đó, nội dung các gói kích thích kinh tế trên thế giới, trong đó có gói kích thích kinh tế 787 tỷ USD của Mỹ, bao gồm nội dung bảo hộ các công ty trong nước, làm gia tăng khả năng xảy ra những cuộc chiến mậu dịch mới.
“Gần như ai cũng ngạc nhiên trước tốc độ gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp hiện nay và trông đợi ở giải pháp của các chính phủ. Cách đây chưa lâu, thất nghiệp chưa phải là vấn đề lớn nhất ở châu Âu, nhưng hiện nay đã là vấn đề số một và sẽ đứng đầu trong các công việc cần giải quyết”, chuyên gia Nicolas Véron thuộc trung tâm nghiên cứu kinh tế châu Âu Bruegel có trụ sở ở Brusssels nhận xét.
Áp lực gia tăng
Mặc dù thị trường việc làm Mỹ bắt đầu lao dốc từ cuối năm 2007, những đợt sa thải nhân công lớn mới chỉ xảy ra ở châu Âu, châu Á và các nước đang phát triển trong thời gian gần đây. “Thị trường việc làm toàn cầu đang trải qua thời kỳ tồi tệ nhất từ năm 1929 tới nay”, Bộ trưởng Bộ Lao động Pháp Laurent Wauquiez nhận xét.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã “gần như ngừng lại”, với các nền kinh tế phát triển có thể tăng trưởng âm 2% trong năm 2009, tệ nhất từ những năm 1930 trở lại đây.
Tại châu Á, cảm giác mãn nguyện về việc châu lục này tránh được ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ đã biến mất, và thay vào đó là tâm trạng lo âu trước sự lao dốc của kim ngạch xuất khẩu của các công ty lớn. Hãng điện tử Pioneer của Nhật mới tuần trước tuyên bố sẽ từ bỏ lĩnh vực sản xuất TV màn hình phẳng và cắt giảm 10.000 việc làm.
Ở Ấn Độ, quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng vào hàng nhanh nhất thế giới, tình hình thị trường cũng thật u ám. Quý 4 năm ngoái, nước này mất 500.000 việc làm.
Hàng triệu người lao động nhập cư từ nông thôn ra thành thị ở Trung Quốc để tìm việc, nhưng rốt cục lại chứng kiến sự đóng cửa của hàng loạt nhà máy ở thành phố.
Mặc dù chưa nghiêm trọng như những cuộc biểu tình ở Hy Lạp hay các nước vùng Baltic (khu vực gồm các quốc gia Estonia, Latvia và Lithuania), nhiều cuộc biểu tình của lao động bị sa thải ở Trung Quốc cũng đã diễn ra ở không ít các nhà máy nước này.
Lo ngại về sự bất ổn bắt nguồn từ hoạt động cắt giảm nhân công cũng đã bắt đầu hiện rõ ở Đài Loan, vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu sụt giảm 42,9% trong tháng 1 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh nhất ở khu vực châu Á. Tại Đài Loan, nhiều công ty đang áp dụng cách làm cho công nhân nghỉ việc vài tuần không trả lương.
Bà Chang Yung-yun, một đầu bếp 57 tuổi làm việc trong một nhà hàng ở Đài Loan, cho hay, bà đã thất nghiệp từ tháng 11 năm ngoái, trong khi con trai bà là một kỹ sư thì đang bị cho nghỉ việc không lương mấy tuần nay.
Nghiêm trọng hơn những lần suy thoái trước mà châu Âu đã trải qua, trong lần suy thoái hiện nay, ngay cả người lao động trình độ cao cũng đối mặt với nguy cơ mất việc.
Một nữ luật sư giỏi người Thụy Điển, thông thạo 3 ngoại ngữ Anh, Pháp và Italy, có tên Naomi Runquist-Ohayon đã lang thang tìm việc ở Paris suốt từ đầu năm tới nay, sau khi mất việc vào tháng 12 năm ngoái. Năm nay 39 tuổi, cô Runquist-Ohayon cho biết chưa bao giờ cô cảm thấy tìm một công việc khó như lúc này.
Anh Jaime Galeano, một vệ sỹ 40 tuổi ở Columbia, trước đây vẫn tin tưởng rằng, tại một quốc gia nhiều bạo lực, ma túy và các vụ bắt cóc như quê hương anh, nghề của anh sẽ “miễn nhiễm” với khủng hoảng.
Nhưng năm ngoái, anh đã mất việc và vẫn chưa tìm được việc mới.
(Theo New York Times)