Khi chỉ có 30% công chức làm việc thực sự
“Nhiều bộ trưởng thừa nhận trong cơ quan mình có hơn 30% viên chức làm việc thực sự và họ phải dựa vào các viên chức đó”
Bà mẹ trẻ Nguyễn Thu Vân vừa phải “bồi dưỡng” 5 triệu đồng cho êkíp bác sĩ đỡ đẻ khi cô sinh con đầu lòng ở một bệnh viện công. Chị ruột cô lại đang gom 1.000 USD để “chạy” cho con vào học trường tiểu học của Nhà nước.
Trong khi đó, một bà cô của Vân vẫn đang đôn đáo tìm “cửa” ở uỷ ban nhân dân quận để làm sổ đỏ trong suốt ba năm nay.
Đó là đề tài rôm rả khi gia đình sống ở Hà Nội này gặp nhau nhân dịp tết vừa qua. “Mất tiền như thế thì cũng tiếc, nhưng biết làm thế nào. Bây giờ đâu cũng thế”, Vân nói như tổng kết cuộc trò chuyện.
Những câu chuyện riêng tư như trên không phải là cá biệt. Người dân thường được yêu cầu, và đáng buồn là họ sẵn sàng bỏ tiền túi ra trả cho những công chức nhà nước nhũng nhiễu để thụ hưởng một dịch vụ công nào đó mà họ cần.
Về phần mình, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là tư nhân cũng không tránh khỏi hoàn cảnh này. Theo nghiên cứu mới công bố của hai chuyên gia Phan Vinh Quang và John Bently của dự án Star do Mỹ tài trợ, nhiều cơ quan nhà nước đã ban hành một rừng văn bản pháp lý phức tạp và quy định hành chính mâu thuẫn, mà chỉ các cán bộ công quyền và doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết mới biết.
Hơn 61% doanh nghiệp được hỏi cho rằng, phải có “mối quan hệ” mới biết được những văn bản hay thủ tục của các cơ quan công quyền.
Những bằng chứng như trên, và rất nhiều những bằng chứng tương tự khác - trên báo chí hay trong cuộc sống - chứng minh rằng chương trình tổng thể cải cách hành chính mà Việt Nam bắt đầu thực hiện đúng một thập kỷ trước thành công ở mức nào. Chương trình này được xây dựng trên bốn trụ cột chiến lược bao gồm đổi mới thể chế, đổi mới tổ chức, đổi mới nguồn nhân lực và đổi mới hệ thống tài chính công.
Khi tổng kết về chương trình đầy tham vọng này sau mười năm thực hiện, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ Đinh Duy Hoà thừa nhận: “Nền hành chính công vẫn chưa theo kịp với thể chế kinh tế ở Việt Nam. Mà khái niệm thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa làm rõ, thì nền hành chính công không tương thích là dễ hiểu”.
Lương thấp là một trong nhiều nguyên nhân chính của tình trạng thiếu hiệu quả của bộ máy công chức. Ông Hoà nhớ lại các chuyên gia đã mừng rỡ thế nào khi xây dựng chương trình tổng thể mười năm trước bởi một văn bản quan trọng là nghị quyết trung ương 7 khoá 8 năm 1999. Nghị quyết nêu rằng, trả lương xứng đáng cho công chức cũng là đầu tư cho phát triển, như xây dựng cơ sở hạ tầng; và ngược lại nó đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ công chức có năng lực và đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Hơn mười năm sau, ông Hoà tổng kết trong buổi gặp gỡ báo chí cuối tuần trước, những gì diễn ra trên thực tế cho thấy sự thất bại của hai yêu cầu này.
Trong một cuộc gặp liên quan đến cải cách hành chính do Bộ Nội vụ tổ chức với một số bộ trưởng gần đây, ông kể, nhiều bộ trưởng đã bày tỏ sự bất lực của mình với nhiều cán bộ công chức dưới quyền.
Ông kể lại: “Nhiều bộ trưởng thừa nhận trong cơ quan mình có hơn 30% viên chức làm việc thực sự và họ phải dựa vào các viên chức đó, hơn 30% gọi là có làm việc, và khoảng 30% không làm gì. Tuy nhiên, điều này đã không được ghi lại trong biên bản cuộc họp đó”.
Gần đây, Chính phủ đã tập trung vào cải cách thủ tục hành chính như là một mũi nhọn trong chương trình cải cách hành chính chung. Đề án 30 kéo dài trong giai đoạn 2007 - 2010 đặt mục tiêu đơn giản hoá tối thiểu 30% trong tổng số 5.700 thủ tục hành chính. Thống kê của tổ công tác đề án này cho thấy, nếu Chính phủ đồng ý dỡ bỏ chỉ khoảng 256 thủ tục trong tổng số trên thì nền kinh tế tiết kiệm được hơn 6.000 tỉ đồng.
Đề án này đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng doanh nghiệp. Chủ tịch phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) Thomas Siebert nói: “Nếu Thủ tướng thực hiện các biện pháp mà ông đã hứa (trong Đề án 30), thì thế giới sẽ biết rằng Việt Nam cải cách và xây dựng một môi trường kinh doanh tốt hơn.
Nhưng cũng có chuyên gia đặt câu hỏi về đề án này. Cố vấn chính sách về cải cách hành chính và chống tham nhũng của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) Jairo Acuna Alfaro nói: “Cắt giảm 30% thủ tục hành chính thì có thể cắt giảm 30% cơ hội có được thu nhập từ các nguồn khác, như phong bì, của công chức. Không ai phải chi 6.000 tỉ đồng đó, nhưng cũng có nghĩa là các công chức không có cơ hội có nguồn tiền đó, thậm chí là lớn hơn nhiều. Giảm được 30% cơ hội kiếm phong bì là tốt, nhưng tôi không thấy rõ động cơ thúc đẩy các công chức thực hiện các dịch vụ công. Vậy họ bù vào phần giảm đi bằng cách nào?”
* Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn bên ngoài hệ thống chính phủ và thu hút rất nhiều người tài, có năng lực ra khỏi hệ thống hành chính công… khiến cho hệ thống công vụ rơi vào tình trạng không có đủ cán bộ, công chức không đủ năng lực, hoặc công chức không có động cơ làm việc. Từ 2003 - 2007 đã có hơn 16.000 cán bộ công chức, trong đó 40% ở Tp.HCM, tự nguyện ra khỏi các cơ quan chính phủ.
(Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 của các nhà tài trợ quốc tế)
Tư Giang (SGTT)
Trong khi đó, một bà cô của Vân vẫn đang đôn đáo tìm “cửa” ở uỷ ban nhân dân quận để làm sổ đỏ trong suốt ba năm nay.
Đó là đề tài rôm rả khi gia đình sống ở Hà Nội này gặp nhau nhân dịp tết vừa qua. “Mất tiền như thế thì cũng tiếc, nhưng biết làm thế nào. Bây giờ đâu cũng thế”, Vân nói như tổng kết cuộc trò chuyện.
Những câu chuyện riêng tư như trên không phải là cá biệt. Người dân thường được yêu cầu, và đáng buồn là họ sẵn sàng bỏ tiền túi ra trả cho những công chức nhà nước nhũng nhiễu để thụ hưởng một dịch vụ công nào đó mà họ cần.
Về phần mình, cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là tư nhân cũng không tránh khỏi hoàn cảnh này. Theo nghiên cứu mới công bố của hai chuyên gia Phan Vinh Quang và John Bently của dự án Star do Mỹ tài trợ, nhiều cơ quan nhà nước đã ban hành một rừng văn bản pháp lý phức tạp và quy định hành chính mâu thuẫn, mà chỉ các cán bộ công quyền và doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết mới biết.
Hơn 61% doanh nghiệp được hỏi cho rằng, phải có “mối quan hệ” mới biết được những văn bản hay thủ tục của các cơ quan công quyền.
Những bằng chứng như trên, và rất nhiều những bằng chứng tương tự khác - trên báo chí hay trong cuộc sống - chứng minh rằng chương trình tổng thể cải cách hành chính mà Việt Nam bắt đầu thực hiện đúng một thập kỷ trước thành công ở mức nào. Chương trình này được xây dựng trên bốn trụ cột chiến lược bao gồm đổi mới thể chế, đổi mới tổ chức, đổi mới nguồn nhân lực và đổi mới hệ thống tài chính công.
Khi tổng kết về chương trình đầy tham vọng này sau mười năm thực hiện, Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ Đinh Duy Hoà thừa nhận: “Nền hành chính công vẫn chưa theo kịp với thể chế kinh tế ở Việt Nam. Mà khái niệm thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa làm rõ, thì nền hành chính công không tương thích là dễ hiểu”.
Lương thấp là một trong nhiều nguyên nhân chính của tình trạng thiếu hiệu quả của bộ máy công chức. Ông Hoà nhớ lại các chuyên gia đã mừng rỡ thế nào khi xây dựng chương trình tổng thể mười năm trước bởi một văn bản quan trọng là nghị quyết trung ương 7 khoá 8 năm 1999. Nghị quyết nêu rằng, trả lương xứng đáng cho công chức cũng là đầu tư cho phát triển, như xây dựng cơ sở hạ tầng; và ngược lại nó đòi hỏi phải xây dựng được đội ngũ công chức có năng lực và đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước. Hơn mười năm sau, ông Hoà tổng kết trong buổi gặp gỡ báo chí cuối tuần trước, những gì diễn ra trên thực tế cho thấy sự thất bại của hai yêu cầu này.
Trong một cuộc gặp liên quan đến cải cách hành chính do Bộ Nội vụ tổ chức với một số bộ trưởng gần đây, ông kể, nhiều bộ trưởng đã bày tỏ sự bất lực của mình với nhiều cán bộ công chức dưới quyền.
Ông kể lại: “Nhiều bộ trưởng thừa nhận trong cơ quan mình có hơn 30% viên chức làm việc thực sự và họ phải dựa vào các viên chức đó, hơn 30% gọi là có làm việc, và khoảng 30% không làm gì. Tuy nhiên, điều này đã không được ghi lại trong biên bản cuộc họp đó”.
Gần đây, Chính phủ đã tập trung vào cải cách thủ tục hành chính như là một mũi nhọn trong chương trình cải cách hành chính chung. Đề án 30 kéo dài trong giai đoạn 2007 - 2010 đặt mục tiêu đơn giản hoá tối thiểu 30% trong tổng số 5.700 thủ tục hành chính. Thống kê của tổ công tác đề án này cho thấy, nếu Chính phủ đồng ý dỡ bỏ chỉ khoảng 256 thủ tục trong tổng số trên thì nền kinh tế tiết kiệm được hơn 6.000 tỉ đồng.
Đề án này đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của cộng đồng doanh nghiệp. Chủ tịch phòng Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) Thomas Siebert nói: “Nếu Thủ tướng thực hiện các biện pháp mà ông đã hứa (trong Đề án 30), thì thế giới sẽ biết rằng Việt Nam cải cách và xây dựng một môi trường kinh doanh tốt hơn.
Nhưng cũng có chuyên gia đặt câu hỏi về đề án này. Cố vấn chính sách về cải cách hành chính và chống tham nhũng của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) Jairo Acuna Alfaro nói: “Cắt giảm 30% thủ tục hành chính thì có thể cắt giảm 30% cơ hội có được thu nhập từ các nguồn khác, như phong bì, của công chức. Không ai phải chi 6.000 tỉ đồng đó, nhưng cũng có nghĩa là các công chức không có cơ hội có nguồn tiền đó, thậm chí là lớn hơn nhiều. Giảm được 30% cơ hội kiếm phong bì là tốt, nhưng tôi không thấy rõ động cơ thúc đẩy các công chức thực hiện các dịch vụ công. Vậy họ bù vào phần giảm đi bằng cách nào?”
* Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn bên ngoài hệ thống chính phủ và thu hút rất nhiều người tài, có năng lực ra khỏi hệ thống hành chính công… khiến cho hệ thống công vụ rơi vào tình trạng không có đủ cán bộ, công chức không đủ năng lực, hoặc công chức không có động cơ làm việc. Từ 2003 - 2007 đã có hơn 16.000 cán bộ công chức, trong đó 40% ở Tp.HCM, tự nguyện ra khỏi các cơ quan chính phủ.
(Nguồn: Báo cáo Phát triển Việt Nam 2010 của các nhà tài trợ quốc tế)
Tư Giang (SGTT)