Khi Tổng thống Mỹ tiến thoái lưỡng nan
Một việc mà ông Obama cần làm lúc này là thuyết phục người Mỹ chi tiêu nhiều hơn ở hiện tại và tiết kiệm nhiều hơn trong tương lai
Để cứu kinh tế Mỹ khỏi suy thoái, một việc mà Tổng thống Barack Obama cần làm lúc này là thuyết phục người Mỹ chi tiêu nhiều hơn ở hiện tại và tiết kiệm nhiều hơn trong tương lai.
Nhưng trong bối cảnh người tiêu dùng - không chỉ ở Mỹ mà còn ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới - lo sợ mất việc và chứng kiến giá trị tài sản của họ đi xuống, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Công việc này sẽ không chỉ là thay đổi cách nghĩ của người tiêu dùng Mỹ về vấn đề tiết kiệm và chi tiêu, mà còn thay đổi cách nhìn của thế giới về thị trường tiêu dùng lớn nhất này.
Sự mâu thuẫn của ông Obama
Nhiều năm qua, các nhà kinh tế học đã liên tục cảnh báo về sự phụ thuộc thái quá của kinh tế thế giới vào thị trường tiêu dùng Mỹ. Các chuyên gia cho rằng, chính sự phụ thuộc này đã dẫn tới những mất cân đối nghiêm trọng trong thương mại toàn cầu, đó là thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ và thặng dư thương mại lớn của những nước phụ thuộc vào xuất khẩu như Trung Quốc.
Trong một loạt các buổi họp báo tổ chức nhân chuyến công du châu Âu tuần trước, ông Obama đã lưu ý cả thế giới rằng, nền kinh tế “vay mượn và tiêu dùng” của nước Mỹ cần điều chỉnh lối chi tiêu này một khi khủng hoảng qua đi.
“Để đạt được sự tăng trưởng bền vững, không thể dựa vào hoạt động đầu cơ, thị trường tài chính quá nóng hay thị trường nhà đất quá nóng, hay việc người tiêu dùng Mỹ chi tiêu vô độ bằng thẻ tín dụng, hoặc duy trì hoạt động chi tiêu gây thâm hụt ngân sách kéo dài”, ông Obama phát biểu. “Việc cần làm là dịch chuyển từ một nền kinh tế vay mượn và chi tiêu sang một nền kinh tế tiết kiệm và đầu tư. Có lẽ, cần phải có sự cân bằng trở lại giữa các quốc gia chi tiêu, các quốc gia tiết kiệm, và những mô hình thương mại chung”, Tổng thống Mỹ nói.
Giới phân tích nhận định, phát biểu trên của ông Obama có vẻ như mâu thuẫn với chính những gì mà ông đang làm. Mới đây, ông Obama đã tung ra một kế hoạch kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ và đề xuất mức thâm hụt ngân sách kỷ lục để đưa kinh tế Mỹ vượt suy thoái.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện đã ở mức cao nhất trong 25 năm, trong khi thị trường chứng khoán trượt dốc, khiến người dân, thay vì chi tiêu không cần suy nghĩ như trước đây, bỗng trở nên lo lắng hơn với việc tiết kiệm. Xu hướng này sẽ giúp đem đến sự ổn định dài hạn quan trọng cho nền kinh tế Mỹ, nhưng lại có hại cho nền kinh tế ngay giữa lúc suy thoái sâu hiện nay. Gói kích thích kinh tế 787 tỷ USD của ông Obama chính là để giải quyết vấn đề này, thông qua hoạt động tăng cường chi tiêu của Chính phủ, và giảm thuế cho người dân để thúc đẩy người dân tiêu nhiều hơn.
Sự mâu thuẫn này phản ánh tình thế tiến thoái lưỡng nan mà ông Obama đối mặt: mặc dù việc mạnh tay chi tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ trong ngắn hạn, nhưng lại đi ngược lại với những gì mà nền kinh tế nước này cần trong dài hạn. Khi giai đoạn suy thoái hiện nay kết thúc, nước Mỹ sẽ phải đương đầu với khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ và tình trạng dân số già đi, đẩy gánh nặng chi trả lương hưu gia tăng.
“Theo tôi, cách duy nhất để nước Mỹ có thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay là phải làm những việc có khả năng gây ra những hậu quả tồi tệ hơn trong tương lai”, kinh tế gia cao cấp Eswar Prasad thuộc Viện Brookings, đồng thời nguyên là một quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận xét.
Mặc dù vậy, các chuyên gia nhận định, thậm chí cả khi ông Obama thành công trong nhiệm vụ kêu gọi người Mỹ tiêu nhiều tiền hơn ở giai đoạn hiện nay, tăng trưởng kinh tế của Mỹ và thế giới cũng khó trở về ngay được mức tăng trưởng trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính.
Thách thức mới đón đợi
Đến khi kinh tế Mỹ phục hồi, ông Obama sẽ phải bắt đầu thực hiện một nhiệm vụ còn khó khăn hơn. Đó là biến lời hứa giảm thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại mà ông đã đưa ra trở thành hiện thực. Việc khuyến khích các hộ gia đình chi tiêu là một quyết định chính trị dễ nhận được ủng hơn nhiều so với việc kêu gọi người dân “thắt lưng buộc bụng” vì nền tài chính vững vàng của quốc gia.
Một khi người tiêu dùng Mỹ cẩn trọng hơn trong việc mua sắm, các công ty Mỹ cũng sẽ giảm sản xuất và cắt giảm nhân công, cản trở tăng trưởng không chỉ ở Mỹ mà còn ở các nước đối tác thương mại của nước này, đặc biệt là ở Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này sẽ giúp làm cân bằng lại những mất cân đối trong thương mại toàn cầu.
Ông Fred Bergsten, Giám đốc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho rằng, hoạt động tích lũy USD và một số nước xuất khẩu dầu lửa lớn là một trong số những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay, khi mà một phần lớn trong số tiền này đã tìm đường trở lại Mỹ dưới dạng các khoản đầu tư. “Dòng vốn ngoại này khiến các điều kiện vay vốn ở Mỹ trở nên dễ dàng hơn, đẩy lãi suất cho vay trên thị trường xuống thấp, đồng thời tạo ra một môi trường mà chúng ta dễ dàng mắc phải những sai lầm về tài chính đã dẫn tới cuộc khủng hoảng này”, ông Bergsten nói.
Nhiều trong số những đối tượng ủng hộ mạnh mẽ nhất của ông Obama trong chiến dịch tranh cử, đặc biệt là giới công đoàn, cho rằng, Trung Quốc đang duy trì tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp so với USD để thúc đẩy xuất khẩu, gây bất lợi cho các nhà sản xuất Mỹ và tình hình việc làm ở nước này.
Đối với ông Obama, việc tạo sự cân bằng trở lại sẽ đòi hỏi một số cuộc đàm phán nhạy cảm với Trung Quốc và ngay trong nội bộ đảng Dân chủ. Gần đây, chính quyền của Mỹ đã thôi chỉ trích Bắc Kinh thao túng tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Tuần trước, hai nước tuyên bố họ sẽ duy trì các cuộc đàm phán chiến lược và kinh tế thường kỳ. Nhiều nhà kinh tế học xem đây là một dấu hiệu lạc quan cho thấy, Mỹ và Trung Quốc sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề mất cân đối thương mại.
Nhà kinh tế James Pressler thuộc hãng dịch vụ tài chính Northern Trust nhận định, việc hai nước ngồi lại cùng nhau để giải quyết vấn đề trên sẽ phục vụ tốt nhất cho lợi ích của cả hai bên. Chuyên gia này cho rằng, nếu Trung Quốc nhất trí để cho tỷ giá Nhân dân tệ tăng lên, nước Mỹ cũng nên từ bỏ những lập trường thương mại kém thân thiện như điều khoản “người Mỹ dùng hàng Mỹ” trong đạo luật kích thích kinh tế.
“Khi thương mại cân đối trở lại, các dòng tiền sẽ lại lưu chuyển”, chuyên gia này nói.
(Theo Reuters)
Nhưng trong bối cảnh người tiêu dùng - không chỉ ở Mỹ mà còn ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới - lo sợ mất việc và chứng kiến giá trị tài sản của họ đi xuống, đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Công việc này sẽ không chỉ là thay đổi cách nghĩ của người tiêu dùng Mỹ về vấn đề tiết kiệm và chi tiêu, mà còn thay đổi cách nhìn của thế giới về thị trường tiêu dùng lớn nhất này.
Sự mâu thuẫn của ông Obama
Nhiều năm qua, các nhà kinh tế học đã liên tục cảnh báo về sự phụ thuộc thái quá của kinh tế thế giới vào thị trường tiêu dùng Mỹ. Các chuyên gia cho rằng, chính sự phụ thuộc này đã dẫn tới những mất cân đối nghiêm trọng trong thương mại toàn cầu, đó là thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ và thặng dư thương mại lớn của những nước phụ thuộc vào xuất khẩu như Trung Quốc.
Trong một loạt các buổi họp báo tổ chức nhân chuyến công du châu Âu tuần trước, ông Obama đã lưu ý cả thế giới rằng, nền kinh tế “vay mượn và tiêu dùng” của nước Mỹ cần điều chỉnh lối chi tiêu này một khi khủng hoảng qua đi.
“Để đạt được sự tăng trưởng bền vững, không thể dựa vào hoạt động đầu cơ, thị trường tài chính quá nóng hay thị trường nhà đất quá nóng, hay việc người tiêu dùng Mỹ chi tiêu vô độ bằng thẻ tín dụng, hoặc duy trì hoạt động chi tiêu gây thâm hụt ngân sách kéo dài”, ông Obama phát biểu. “Việc cần làm là dịch chuyển từ một nền kinh tế vay mượn và chi tiêu sang một nền kinh tế tiết kiệm và đầu tư. Có lẽ, cần phải có sự cân bằng trở lại giữa các quốc gia chi tiêu, các quốc gia tiết kiệm, và những mô hình thương mại chung”, Tổng thống Mỹ nói.
Giới phân tích nhận định, phát biểu trên của ông Obama có vẻ như mâu thuẫn với chính những gì mà ông đang làm. Mới đây, ông Obama đã tung ra một kế hoạch kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ và đề xuất mức thâm hụt ngân sách kỷ lục để đưa kinh tế Mỹ vượt suy thoái.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện đã ở mức cao nhất trong 25 năm, trong khi thị trường chứng khoán trượt dốc, khiến người dân, thay vì chi tiêu không cần suy nghĩ như trước đây, bỗng trở nên lo lắng hơn với việc tiết kiệm. Xu hướng này sẽ giúp đem đến sự ổn định dài hạn quan trọng cho nền kinh tế Mỹ, nhưng lại có hại cho nền kinh tế ngay giữa lúc suy thoái sâu hiện nay. Gói kích thích kinh tế 787 tỷ USD của ông Obama chính là để giải quyết vấn đề này, thông qua hoạt động tăng cường chi tiêu của Chính phủ, và giảm thuế cho người dân để thúc đẩy người dân tiêu nhiều hơn.
Sự mâu thuẫn này phản ánh tình thế tiến thoái lưỡng nan mà ông Obama đối mặt: mặc dù việc mạnh tay chi tiêu có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ trong ngắn hạn, nhưng lại đi ngược lại với những gì mà nền kinh tế nước này cần trong dài hạn. Khi giai đoạn suy thoái hiện nay kết thúc, nước Mỹ sẽ phải đương đầu với khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ và tình trạng dân số già đi, đẩy gánh nặng chi trả lương hưu gia tăng.
“Theo tôi, cách duy nhất để nước Mỹ có thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay là phải làm những việc có khả năng gây ra những hậu quả tồi tệ hơn trong tương lai”, kinh tế gia cao cấp Eswar Prasad thuộc Viện Brookings, đồng thời nguyên là một quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận xét.
Mặc dù vậy, các chuyên gia nhận định, thậm chí cả khi ông Obama thành công trong nhiệm vụ kêu gọi người Mỹ tiêu nhiều tiền hơn ở giai đoạn hiện nay, tăng trưởng kinh tế của Mỹ và thế giới cũng khó trở về ngay được mức tăng trưởng trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính.
Thách thức mới đón đợi
Đến khi kinh tế Mỹ phục hồi, ông Obama sẽ phải bắt đầu thực hiện một nhiệm vụ còn khó khăn hơn. Đó là biến lời hứa giảm thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại mà ông đã đưa ra trở thành hiện thực. Việc khuyến khích các hộ gia đình chi tiêu là một quyết định chính trị dễ nhận được ủng hơn nhiều so với việc kêu gọi người dân “thắt lưng buộc bụng” vì nền tài chính vững vàng của quốc gia.
Một khi người tiêu dùng Mỹ cẩn trọng hơn trong việc mua sắm, các công ty Mỹ cũng sẽ giảm sản xuất và cắt giảm nhân công, cản trở tăng trưởng không chỉ ở Mỹ mà còn ở các nước đối tác thương mại của nước này, đặc biệt là ở Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này sẽ giúp làm cân bằng lại những mất cân đối trong thương mại toàn cầu.
Ông Fred Bergsten, Giám đốc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho rằng, hoạt động tích lũy USD và một số nước xuất khẩu dầu lửa lớn là một trong số những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay, khi mà một phần lớn trong số tiền này đã tìm đường trở lại Mỹ dưới dạng các khoản đầu tư. “Dòng vốn ngoại này khiến các điều kiện vay vốn ở Mỹ trở nên dễ dàng hơn, đẩy lãi suất cho vay trên thị trường xuống thấp, đồng thời tạo ra một môi trường mà chúng ta dễ dàng mắc phải những sai lầm về tài chính đã dẫn tới cuộc khủng hoảng này”, ông Bergsten nói.
Nhiều trong số những đối tượng ủng hộ mạnh mẽ nhất của ông Obama trong chiến dịch tranh cử, đặc biệt là giới công đoàn, cho rằng, Trung Quốc đang duy trì tỷ giá đồng Nhân dân tệ ở mức thấp so với USD để thúc đẩy xuất khẩu, gây bất lợi cho các nhà sản xuất Mỹ và tình hình việc làm ở nước này.
Đối với ông Obama, việc tạo sự cân bằng trở lại sẽ đòi hỏi một số cuộc đàm phán nhạy cảm với Trung Quốc và ngay trong nội bộ đảng Dân chủ. Gần đây, chính quyền của Mỹ đã thôi chỉ trích Bắc Kinh thao túng tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Tuần trước, hai nước tuyên bố họ sẽ duy trì các cuộc đàm phán chiến lược và kinh tế thường kỳ. Nhiều nhà kinh tế học xem đây là một dấu hiệu lạc quan cho thấy, Mỹ và Trung Quốc sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề mất cân đối thương mại.
Nhà kinh tế James Pressler thuộc hãng dịch vụ tài chính Northern Trust nhận định, việc hai nước ngồi lại cùng nhau để giải quyết vấn đề trên sẽ phục vụ tốt nhất cho lợi ích của cả hai bên. Chuyên gia này cho rằng, nếu Trung Quốc nhất trí để cho tỷ giá Nhân dân tệ tăng lên, nước Mỹ cũng nên từ bỏ những lập trường thương mại kém thân thiện như điều khoản “người Mỹ dùng hàng Mỹ” trong đạo luật kích thích kinh tế.
“Khi thương mại cân đối trở lại, các dòng tiền sẽ lại lưu chuyển”, chuyên gia này nói.
(Theo Reuters)