Hai cách nhìn về nguyên nhân khủng hoảng
Sự mất cân bằng toàn cầu đã gây ra khủng hoảng kinh tế, hay sự buông lỏng quản lý mới là "tội đồ"?
Sự mất cân bằng toàn cầu đã gây ra khủng hoảng kinh tế, hay sự buông lỏng quản lý mới là "tội đồ"?
Thời gian gần đây, nhiều nhà kinh tế học và hoạch định chính sách, bao gồm cả những nhân vật nổi tiếng như Paul Krugman, người đoạt giải Nobel kinh tế 2008, đồng thời là một nhà báo chuyên mục của tờ New York Times, và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson, cùng có quan điểm cho rằng, sự mất cân đối toàn cầu - có thể được hiểu là những khoản thặng dư thương mại khổng lồ của một số quốc gia như Trung Quốc, và thâm hụt thương mại cũng vĩ đại không kém của một số nước khác như Mỹ - là nguyên nhân sâu xa gây ra khủng hoảng tài chính.
Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) không nhất trí với quan điểm này. Trong một tài liệu công bố ngày 6/3, IMF lập luận, "thủ phạm" chính gây ra khủng hoảng không gì khác chính là tình trạng buông lỏng quản lý hệ thống tài chính, cùng với việc không tuân thủ kỷ luật thị trường. Kinh tế gia trưởng Olivier Blanchard của IMF cho rằng, sự mất cân đối toàn cầu chỉ “gián tiếp” tiếp tay cho khủng hoảng.
Lập luận này nghe giống như thể tổ chức kinh tế vĩ mô quốc tế hàng đầu của thế giới đang cố “đùn đẩy trách nhiệm”. Tuy nhiên, việc xác định đúng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay có một vai trò rất quan trọng, để biết xem chính sách kinh tế vĩ mô hay việc tăng cường giám sát thị trường tài chính sẽ đem tới giải pháp đúng đắn cho đống đổ nát này.
Hai cách nhìn khác nhau
Những người có quan điểm cho rằng mất cân đối toàn cầu (global imbalances) gây ra cuộc khủng hoảng nhìn nhận, một lượng tiền dư thừa từ những quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao, như Trung Quốc và các nước xuất khẩu dầu lửa, đã chảy vào nước Mỹ. Những dòng tiền này khiến lãi suất tại Mỹ được duy trì ở mức thấp và tạo ra sự bùng nổ trong lĩnh vực cho vay tín dụng, tiếp đó là sự tăng vọt của giá các loại tài sản như nhà đất và chứng khoán. Rốt cục, khi những bong bóng này vỡ, khủng hoảng tài chính nổ ra theo.
Từ cách phân tích này, có thể thấy, “phương thuốc” dài hạn nhằm khắc phục những vấn đề trên cho kinh tế thế giới chính là cách thức giải quyết những mất cân đối này.
Tuy nhiên, IMF lập luận rằng, sự mất cân đối toàn cầu không thể là nguyên nhân gây khủng hoảng nếu như các tập đoàn tài chính không có khả năng sáng tạo quá cao trong việc phát triển những cơ cấu và công cụ mới để phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận cao của giới đầu tư.
Những công cụ này mang tính rủi ro cao hơn những gì người ta có thể hình dung về chúng. Quá lạc quan về sự gia tăng tiếp theo của giá tài sản, các nhà đầu tư không chịu nhìn gần vào bản chất của loại tài sản mà họ đã mua. Thay vào đó, họ dựa vào những phân tích mà các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cung cấp. Trong khi đó, trong một số trường hợp, các tổ chức đánh giá này thậm chí còn bán lời khuyên về việc làm thế nào để có thể “bịt mắt” hệ thống xếp hạng tín nhiệm.
IMF cho rằng “sự né tránh những kỷ luật thị trường” này đã đóng một vai trò lớn trong sự hình thành của khủng hoảng.
Cũng theo IMF, một vấn đề lớn nữa là hệ thống giám sát tài chính tỏ ra lỏng lẻo, bất lực và có quy mô quá hạn chế. Cơ quan này cho rằng, hệ thống tài chính phi ngân hàng (shadow banking system) - một mạng lưới có độ ràng buộc lẫn nhau cực cao, gồm các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ, các tổ chức cho vay địa ốc… - lại không nằm dưới sự giám sát của các quy chế chặt chẽ (chẳng hạn các quy định về mức độ đủ vốn) thường được áp dụng cho các ngân hàng thương mại.
Theo lập luận của IMF, một phần lý do dẫn tới tình trạng này là tầm quan trọng trong hệ thống của các tổ chức thuộc mạng lưới trên đã không được đánh giá đúng mức như các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, việc các tổ chức trên ở trong tình trạng quản lý lỏng lẻo lại khuyến khích các ngân hàng thương mại (có các chi nhánh là các tổ chức phi ngân hàng như đề cập ở trên) trốn tránh các quy định về mức vốn bằng cách đẩy rủi ro vào những tổ chức này.
Dần dần, hệ thống các tổ chức tài chính này phình to tới nỗi chúng đóng một vai trò thực sự quan trọng trong hệ thống. Nói như cách mà người ta thường nói lúc này, chúng đã “quá lớn” hoặc “quá ràng buộc” để rơi vào cảnh đổ vỡ. Cuối năm 2007, một số tính toán về tài sản của những tổ chức dạng ngân hàng (bank-like institution) nằm ngoài vòng kiểm soát của các quy định chặt chẽ ở Mỹ đã lên tới gần 10.000 tỷ USD, lớn ngang với giá trị tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại có kiểm soát của nước này.
Với những lập luận trên, không có gì đáng ngạc nhiên trước việc IMF sẽ dùng tiếng nói của mình để thúc đẩy sự tăng cường việc giám sát hệ thống tài chính qua một loạt tài liệu chuẩn bị cho cuộc họp của nhóm G20 vào giữa tháng 4 tới đây.
Trong số một loạt đề xuất của IMF, tổ chức này muốn hệ thống tài chính phi ngân hàng phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo đã áp dụng đối với các ngân hàng. Đáng chú ý, IMF cho rằng, các quy tắc giám sát cần tập trung vào việc một tổ chức tài chính có những hoạt động gì, thay vì việc tổ chức đó được gọi tên ra sao.
Đồng thời, IMF cũng muốn các nhà điều hành cần tập trung rộng hơn vào những vấn đề dẫn tới rủi ro hệ thống (đòn bẩy nợ, cấp vốn, hay tính ràng buộc lẫn nhau) - những vấn đề có tầm quan trọng lớn nhưng lại bị xem nhẹ cho tới khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ và kéo theo sự hỗn loạn trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra, IMF còn đề xuất thắt chặt giám sát các hoạt động ngân hàng xuyên biên giới, các quy định về công bố thông tin, các chỉ số rủi ro hệ thống và hợp tác quốc tế.
“Mục tiêu di động”
Tuy nhiên, ở đây vẫn tồn tại một vài điểm cần bàn.
Lý do mà IMF đưa ra để lý giải cho việc vì sao xảy ra khủng hoảng là một ví dụ cổ điển về cách thức các tổ chức tài chính đánh lừa hệ thống giám sát. Không ai có khả năng lường trước được những cách thức các tổ chức tài chính có thể sử dụng để qua mắt các cơ quan chức năng. Lúc này, ai cũng đã nhận ra rằng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã phát triển lớn tới mức gây rủi ro hệ thống, nhưng trước kia, các nhà hoạch định chính sách đâu có nhìn thấy trước được điều này.
Việc tăng cường giám sát có thể sẽ giúp giải trừ được những rủi ro đã dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay, nhưng chẳng điều gì có thể ngăn các nhà tài chính thôi không tìm ra những cách thức mới để lách những quy chế kiểm soát mà IMF đang đề xuất. Bắn trúng một mục tiêu di động quả là một việc khó.
Lại nói tới những mất cân đối toàn cầu. Theo quan điểm của IMF, nói chung, nếu không có những hoạt động chấp nhận rủi ro cao của các tổ chức tài chính được sự hỗ trợ của sự giám sát lỏng lẻo, những mất cân đối này sẽ không thể tự mình gây ra khủng hoảng.
Nhưng công bằng mà nói, nếu không có dòng tiền khổng lồ đi tìm kiếm lợi nhuận, các công cụ tài chính đầy may rủi mà IMF buộc tội gây rủi ro hệ thống như ở trên có lẽ đã không sinh sôi nảy nở và gây họa như chúng tã làm.
Gần đây, một số người đã chỉ trích chính sách của IMF thúc giục các nước châu Á xây dựng dự trữ ngoại hối khổng lồ sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cách đây một thập kỷ, dẫn tới những mất cân bằng toàn cầu. Đây có thể chính là một phần lý do vì sao mà IMF lại phải đối mạnh mẽ tới vậy cách lý giải nguyên nhân khủng hoảng của các chuyên gia như Krugman hay Paulson, và đổ lỗi cho cách quản lý lỏng lẻo của nước Mỹ.
(Theo Economist)
Thời gian gần đây, nhiều nhà kinh tế học và hoạch định chính sách, bao gồm cả những nhân vật nổi tiếng như Paul Krugman, người đoạt giải Nobel kinh tế 2008, đồng thời là một nhà báo chuyên mục của tờ New York Times, và cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson, cùng có quan điểm cho rằng, sự mất cân đối toàn cầu - có thể được hiểu là những khoản thặng dư thương mại khổng lồ của một số quốc gia như Trung Quốc, và thâm hụt thương mại cũng vĩ đại không kém của một số nước khác như Mỹ - là nguyên nhân sâu xa gây ra khủng hoảng tài chính.
Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) không nhất trí với quan điểm này. Trong một tài liệu công bố ngày 6/3, IMF lập luận, "thủ phạm" chính gây ra khủng hoảng không gì khác chính là tình trạng buông lỏng quản lý hệ thống tài chính, cùng với việc không tuân thủ kỷ luật thị trường. Kinh tế gia trưởng Olivier Blanchard của IMF cho rằng, sự mất cân đối toàn cầu chỉ “gián tiếp” tiếp tay cho khủng hoảng.
Lập luận này nghe giống như thể tổ chức kinh tế vĩ mô quốc tế hàng đầu của thế giới đang cố “đùn đẩy trách nhiệm”. Tuy nhiên, việc xác định đúng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay có một vai trò rất quan trọng, để biết xem chính sách kinh tế vĩ mô hay việc tăng cường giám sát thị trường tài chính sẽ đem tới giải pháp đúng đắn cho đống đổ nát này.
Hai cách nhìn khác nhau
Những người có quan điểm cho rằng mất cân đối toàn cầu (global imbalances) gây ra cuộc khủng hoảng nhìn nhận, một lượng tiền dư thừa từ những quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao, như Trung Quốc và các nước xuất khẩu dầu lửa, đã chảy vào nước Mỹ. Những dòng tiền này khiến lãi suất tại Mỹ được duy trì ở mức thấp và tạo ra sự bùng nổ trong lĩnh vực cho vay tín dụng, tiếp đó là sự tăng vọt của giá các loại tài sản như nhà đất và chứng khoán. Rốt cục, khi những bong bóng này vỡ, khủng hoảng tài chính nổ ra theo.
Từ cách phân tích này, có thể thấy, “phương thuốc” dài hạn nhằm khắc phục những vấn đề trên cho kinh tế thế giới chính là cách thức giải quyết những mất cân đối này.
Tuy nhiên, IMF lập luận rằng, sự mất cân đối toàn cầu không thể là nguyên nhân gây khủng hoảng nếu như các tập đoàn tài chính không có khả năng sáng tạo quá cao trong việc phát triển những cơ cấu và công cụ mới để phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận cao của giới đầu tư.
Những công cụ này mang tính rủi ro cao hơn những gì người ta có thể hình dung về chúng. Quá lạc quan về sự gia tăng tiếp theo của giá tài sản, các nhà đầu tư không chịu nhìn gần vào bản chất của loại tài sản mà họ đã mua. Thay vào đó, họ dựa vào những phân tích mà các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cung cấp. Trong khi đó, trong một số trường hợp, các tổ chức đánh giá này thậm chí còn bán lời khuyên về việc làm thế nào để có thể “bịt mắt” hệ thống xếp hạng tín nhiệm.
IMF cho rằng “sự né tránh những kỷ luật thị trường” này đã đóng một vai trò lớn trong sự hình thành của khủng hoảng.
Cũng theo IMF, một vấn đề lớn nữa là hệ thống giám sát tài chính tỏ ra lỏng lẻo, bất lực và có quy mô quá hạn chế. Cơ quan này cho rằng, hệ thống tài chính phi ngân hàng (shadow banking system) - một mạng lưới có độ ràng buộc lẫn nhau cực cao, gồm các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ, các tổ chức cho vay địa ốc… - lại không nằm dưới sự giám sát của các quy chế chặt chẽ (chẳng hạn các quy định về mức độ đủ vốn) thường được áp dụng cho các ngân hàng thương mại.
Theo lập luận của IMF, một phần lý do dẫn tới tình trạng này là tầm quan trọng trong hệ thống của các tổ chức thuộc mạng lưới trên đã không được đánh giá đúng mức như các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, việc các tổ chức trên ở trong tình trạng quản lý lỏng lẻo lại khuyến khích các ngân hàng thương mại (có các chi nhánh là các tổ chức phi ngân hàng như đề cập ở trên) trốn tránh các quy định về mức vốn bằng cách đẩy rủi ro vào những tổ chức này.
Dần dần, hệ thống các tổ chức tài chính này phình to tới nỗi chúng đóng một vai trò thực sự quan trọng trong hệ thống. Nói như cách mà người ta thường nói lúc này, chúng đã “quá lớn” hoặc “quá ràng buộc” để rơi vào cảnh đổ vỡ. Cuối năm 2007, một số tính toán về tài sản của những tổ chức dạng ngân hàng (bank-like institution) nằm ngoài vòng kiểm soát của các quy định chặt chẽ ở Mỹ đã lên tới gần 10.000 tỷ USD, lớn ngang với giá trị tài sản của hệ thống ngân hàng thương mại có kiểm soát của nước này.
Với những lập luận trên, không có gì đáng ngạc nhiên trước việc IMF sẽ dùng tiếng nói của mình để thúc đẩy sự tăng cường việc giám sát hệ thống tài chính qua một loạt tài liệu chuẩn bị cho cuộc họp của nhóm G20 vào giữa tháng 4 tới đây.
Trong số một loạt đề xuất của IMF, tổ chức này muốn hệ thống tài chính phi ngân hàng phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo đã áp dụng đối với các ngân hàng. Đáng chú ý, IMF cho rằng, các quy tắc giám sát cần tập trung vào việc một tổ chức tài chính có những hoạt động gì, thay vì việc tổ chức đó được gọi tên ra sao.
Đồng thời, IMF cũng muốn các nhà điều hành cần tập trung rộng hơn vào những vấn đề dẫn tới rủi ro hệ thống (đòn bẩy nợ, cấp vốn, hay tính ràng buộc lẫn nhau) - những vấn đề có tầm quan trọng lớn nhưng lại bị xem nhẹ cho tới khi ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ và kéo theo sự hỗn loạn trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra, IMF còn đề xuất thắt chặt giám sát các hoạt động ngân hàng xuyên biên giới, các quy định về công bố thông tin, các chỉ số rủi ro hệ thống và hợp tác quốc tế.
“Mục tiêu di động”
Tuy nhiên, ở đây vẫn tồn tại một vài điểm cần bàn.
Lý do mà IMF đưa ra để lý giải cho việc vì sao xảy ra khủng hoảng là một ví dụ cổ điển về cách thức các tổ chức tài chính đánh lừa hệ thống giám sát. Không ai có khả năng lường trước được những cách thức các tổ chức tài chính có thể sử dụng để qua mắt các cơ quan chức năng. Lúc này, ai cũng đã nhận ra rằng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã phát triển lớn tới mức gây rủi ro hệ thống, nhưng trước kia, các nhà hoạch định chính sách đâu có nhìn thấy trước được điều này.
Việc tăng cường giám sát có thể sẽ giúp giải trừ được những rủi ro đã dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay, nhưng chẳng điều gì có thể ngăn các nhà tài chính thôi không tìm ra những cách thức mới để lách những quy chế kiểm soát mà IMF đang đề xuất. Bắn trúng một mục tiêu di động quả là một việc khó.
Lại nói tới những mất cân đối toàn cầu. Theo quan điểm của IMF, nói chung, nếu không có những hoạt động chấp nhận rủi ro cao của các tổ chức tài chính được sự hỗ trợ của sự giám sát lỏng lẻo, những mất cân đối này sẽ không thể tự mình gây ra khủng hoảng.
Nhưng công bằng mà nói, nếu không có dòng tiền khổng lồ đi tìm kiếm lợi nhuận, các công cụ tài chính đầy may rủi mà IMF buộc tội gây rủi ro hệ thống như ở trên có lẽ đã không sinh sôi nảy nở và gây họa như chúng tã làm.
Gần đây, một số người đã chỉ trích chính sách của IMF thúc giục các nước châu Á xây dựng dự trữ ngoại hối khổng lồ sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cách đây một thập kỷ, dẫn tới những mất cân bằng toàn cầu. Đây có thể chính là một phần lý do vì sao mà IMF lại phải đối mạnh mẽ tới vậy cách lý giải nguyên nhân khủng hoảng của các chuyên gia như Krugman hay Paulson, và đổ lỗi cho cách quản lý lỏng lẻo của nước Mỹ.
(Theo Economist)