Khi VIP cho tặng cổ phiếu
Gần đây, thị trường chứng khoán chộn rộn nóng lạnh quanh những sự kiện tặng, cho cổ phiếu
Gần đây, thị trường chứng khoán chộn rộn nóng lạnh quanh những sự kiện tặng, cho cổ phiếu hoặc chia lại tài sản bằng cổ phiếu với số lượng lớn. Giá cổ phiếu của những công ty đó đã bị ảnh hưởng vì những thắc mắc và nghi vấn đã xảy ra về tính trung thực của những giao dịch này
Xét trên góc độ pháp lý, một số những hành vi “tặng cho” cổ phiếu cần phải có sự xem xét thấu đáo. Đối với những cổ phiếu của các công ty cổ phần mới được thành lập chưa quá ba năm, dù đã là công ty đại chúng hay chưa, thì các cổ phiếu của thành viên quản trị thường là cổ phiếu của cổ đông sáng lập.
Những cổ phiếu sáng lập này không được phép “chuyển nhượng” cho người không phải là cổ đông sáng lập của công ty. Việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông của công ty đó. Quy định này nhằm ràng buộc trách nhiệm của người cổ đông sáng lập phải cam kết sát cánh với công ty.
Hơn nữa, trong các mẫu điều lệ do các phòng đăng ký kinh doanh, các bộ phận đổi mới (cổ phần hoá) doanh nghiệp hoặc Uỷ ban chứng khoán đưa ra thường có quy định này. Nhiều công ty sau khi cổ phần hoá có quy định là các thành viên hội đồng quản trị phải có trách nhiệm nắm giữ số cổ phiếu của mình và không được chuyển nhượng trong vòng ba năm kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới xác nhận công ty cổ phần.
Mặc dù pháp luật quy định như vậy, nhưng một số người đã tìm cách vượt qua được giới hạn này. Tại các quy định về công ty cổ phần của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, không hề có quy định về “tặng cho” cổ phần. Do vậy, một số người trong cuộc thường vận dụng đúng pháp luật bằng việc “tặng cho” số cổ phiếu khi họ có kế hoạch mà không phải là “chuyển nhượng”.
Việc “tặng cho”này chỉ việc lấy ý kiến của hội đồng quản trị (nếu điều lệ có quy định) thì cũng là chỗ “anh em cả” nên không phải là đại hội đồng cổ đông. Những cuộc “tặng cho” mà thị trường chú ý thì thường có giá trị lớn nhưng tính số cổ phần của giao dịch thì không bao giờ bị vượt quá 5%. Đây là số lượng do luật doanh nghiệp yêu cầu phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và là số lượng trở thành “cổ đông lớn” mà Luật Chứng khoán đòi hỏi phải thông báo.
Cách làm của họ như vậy là không trái với các quy định của pháp luật. Để tránh cho thị trường bị “mẫn cảm” với hành vi trên, một số hội đồng quản trị các công ty đã thông báo rằng họ đã buộc người chủ sở hữu mới của số cổ phần đó không được bán ra thị trường ngay lập tức.
Tuy nhiên, những người có một chút kiến thức về chứng khoán thì “nghi hoặc” về khả năng thực thi của thông báo đó. Bởi lẽ, những người đó không được coi là cổ đông sáng lập hay thành viên quản trị, cổ phiếu của họ được “tặng cho” sẽ là cổ phiếu phổ thông và không hề bị ràng buộc về thời hạn nắm giữ. Họ sẽ dễ dàng chuyển nhượng cho người khác mà hội đồng quản trị không thể kiểm soát được.
Trong cơn sốt chứng khoán vừa qua và hiện nay, một số người có được cơ hội trở thành cổ đông sáng lập của công ty cổ phần mới thành lập hay thành viên của hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoá. Họ biết cách để làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp tăng cao.
Đến một thời điểm nhất định, những người đó đã bán một phần số cổ phiếu mà mình nắm giữ. Họ có thể bán “chui” số cổ phiếu đó bằng những “giấy cam kết” hoặc “giấy đặt cọc mua cổ phiếu”, một phương thức phổ biến được nhiều người chấp nhận trên thị trường OTC.
Thông qua “bán chui”, họ vẫn là thành viên quản trị hay cổ đông sáng lập. Họ vẫn có quyền điều hành doanh nghiệp và có thể làm cho giá của cổ phiếu giảm xuống để mua lại. Nếu không “bán chui” được thì “tặng cho”. Như vậy tất nhiên các cổ đông và nhà đầu tư khác phải chịu rủi ro.
Trong phương thức quản trị kinh doanh mới ngày nay, nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp (bao gồm cổ đông sáng lập, cổ đông lớn) của doanh nghiệp đã coi hành vi sở hữu vốn lâu dài tại doanh nghiệp là sự cam kết “đi theo cuộc hành trình” với các cổ đông và nhà đầu tư khác. Kết quả của hành vi này là tạo được niềm tin của thị trường nói chung về trách nhiệm của họ đối với doanh nghiệp, và gần ngay đó là niềm tin về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó tạo ra.
Còn nếu chỉ chú trọng tới “khoản lợi nhuận” trước mắt của cá nhân mình thì sẽ làm cho thị trường mất ngay niềm tin vào doanh nghiệp về sự cam kết và khả năng quản trị cũng như nhiều vấn đề khác. Và như vậy, hậu quả của sự mất niềm tin đó chắc nhiều người cũng hình dung ra, khi thực tế một số doanh nghiệp “tiếng tăm” đã bị lãnh hậu quả rồi.
Xét trên góc độ pháp lý, một số những hành vi “tặng cho” cổ phiếu cần phải có sự xem xét thấu đáo. Đối với những cổ phiếu của các công ty cổ phần mới được thành lập chưa quá ba năm, dù đã là công ty đại chúng hay chưa, thì các cổ phiếu của thành viên quản trị thường là cổ phiếu của cổ đông sáng lập.
Những cổ phiếu sáng lập này không được phép “chuyển nhượng” cho người không phải là cổ đông sáng lập của công ty. Việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông của công ty đó. Quy định này nhằm ràng buộc trách nhiệm của người cổ đông sáng lập phải cam kết sát cánh với công ty.
Hơn nữa, trong các mẫu điều lệ do các phòng đăng ký kinh doanh, các bộ phận đổi mới (cổ phần hoá) doanh nghiệp hoặc Uỷ ban chứng khoán đưa ra thường có quy định này. Nhiều công ty sau khi cổ phần hoá có quy định là các thành viên hội đồng quản trị phải có trách nhiệm nắm giữ số cổ phiếu của mình và không được chuyển nhượng trong vòng ba năm kể từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới xác nhận công ty cổ phần.
Mặc dù pháp luật quy định như vậy, nhưng một số người đã tìm cách vượt qua được giới hạn này. Tại các quy định về công ty cổ phần của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, không hề có quy định về “tặng cho” cổ phần. Do vậy, một số người trong cuộc thường vận dụng đúng pháp luật bằng việc “tặng cho” số cổ phiếu khi họ có kế hoạch mà không phải là “chuyển nhượng”.
Việc “tặng cho”này chỉ việc lấy ý kiến của hội đồng quản trị (nếu điều lệ có quy định) thì cũng là chỗ “anh em cả” nên không phải là đại hội đồng cổ đông. Những cuộc “tặng cho” mà thị trường chú ý thì thường có giá trị lớn nhưng tính số cổ phần của giao dịch thì không bao giờ bị vượt quá 5%. Đây là số lượng do luật doanh nghiệp yêu cầu phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và là số lượng trở thành “cổ đông lớn” mà Luật Chứng khoán đòi hỏi phải thông báo.
Cách làm của họ như vậy là không trái với các quy định của pháp luật. Để tránh cho thị trường bị “mẫn cảm” với hành vi trên, một số hội đồng quản trị các công ty đã thông báo rằng họ đã buộc người chủ sở hữu mới của số cổ phần đó không được bán ra thị trường ngay lập tức.
Tuy nhiên, những người có một chút kiến thức về chứng khoán thì “nghi hoặc” về khả năng thực thi của thông báo đó. Bởi lẽ, những người đó không được coi là cổ đông sáng lập hay thành viên quản trị, cổ phiếu của họ được “tặng cho” sẽ là cổ phiếu phổ thông và không hề bị ràng buộc về thời hạn nắm giữ. Họ sẽ dễ dàng chuyển nhượng cho người khác mà hội đồng quản trị không thể kiểm soát được.
Trong cơn sốt chứng khoán vừa qua và hiện nay, một số người có được cơ hội trở thành cổ đông sáng lập của công ty cổ phần mới thành lập hay thành viên của hội đồng quản trị của công ty cổ phần hoá. Họ biết cách để làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp tăng cao.
Đến một thời điểm nhất định, những người đó đã bán một phần số cổ phiếu mà mình nắm giữ. Họ có thể bán “chui” số cổ phiếu đó bằng những “giấy cam kết” hoặc “giấy đặt cọc mua cổ phiếu”, một phương thức phổ biến được nhiều người chấp nhận trên thị trường OTC.
Thông qua “bán chui”, họ vẫn là thành viên quản trị hay cổ đông sáng lập. Họ vẫn có quyền điều hành doanh nghiệp và có thể làm cho giá của cổ phiếu giảm xuống để mua lại. Nếu không “bán chui” được thì “tặng cho”. Như vậy tất nhiên các cổ đông và nhà đầu tư khác phải chịu rủi ro.
Trong phương thức quản trị kinh doanh mới ngày nay, nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp (bao gồm cổ đông sáng lập, cổ đông lớn) của doanh nghiệp đã coi hành vi sở hữu vốn lâu dài tại doanh nghiệp là sự cam kết “đi theo cuộc hành trình” với các cổ đông và nhà đầu tư khác. Kết quả của hành vi này là tạo được niềm tin của thị trường nói chung về trách nhiệm của họ đối với doanh nghiệp, và gần ngay đó là niềm tin về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó tạo ra.
Còn nếu chỉ chú trọng tới “khoản lợi nhuận” trước mắt của cá nhân mình thì sẽ làm cho thị trường mất ngay niềm tin vào doanh nghiệp về sự cam kết và khả năng quản trị cũng như nhiều vấn đề khác. Và như vậy, hậu quả của sự mất niềm tin đó chắc nhiều người cũng hình dung ra, khi thực tế một số doanh nghiệp “tiếng tăm” đã bị lãnh hậu quả rồi.