“Khó khăn vẫn còn phía trước”
Ngay cả khi nền kinh tế đã có những dấu hiệu tích cực thì cũng không thể chủ quan, vì những khó khăn còn ở phía trước
Ngay cả khi nền kinh tế đã có những dấu hiệu tích cực thì cũng không thể chủ quan, vì những khó khăn còn ở phía trước.
Đó là khuyến nghị của TS. Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
Đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu
Thưa ông, có ý kiến cho rằng, khi mà lạm phát đang có xu hướng giảm thì cũng là lúc xuất hiện những lo lắng cho nền kinh tế, thưa ông?
Theo tôi thì lạm phát giảm thì đó là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế, bởi mục tiêu hàng đầu của chúng ta là kiềm chế lạm phát. Nhưng do lạm phát từng ở mức quá cao, nên trong quá trình sử dụng các biện pháp kiềm chế lạm phát có thể có những sự đánh đổi, những chính sách ban hành có thể sẽ không cùng chiều, hoặc có những tác động khác nhau đối với các nhóm xã hội khác nhau.
Chẳng hạn, khi mình sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, thắt chặt tài khóa để chống lạm phát thì ảnh hưởng đến tăng trưởng, từ đó ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội khác.
Chứ còn nếu nói rằng, lạm phát đang giảm mà lo lắng thì hoàn toàn không đúng. Vấn đề là những khó khăn của nền kinh tế vẫn còn ở phía trước, chúng ta không thể chủ quan với những kết quả bước đầu. Khi lạm phát giảm thì chúng ta vẫn phải đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu, trong khi có thể sẽ phải nới lỏng nhiều chính sách hơn mà vẫn phải kiểm soát được.
Thưa, cơ sở nào để ông cho rằng, khó khăn của nền kinh tế vẫn ở phía trước?
Tình hình vĩ mô đã có những dấu hiệu tích cực, nhưng những kết quả đạt được vẫn có nhiều vấn đề, thậm chí là còn mong manh.
Ví dụ chúng ta cũng mới chỉ tính toán giảm mức nhập siêu, giảm mức lạm phát theo tháng, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng chưa đảm bảo, bất ổn thị trường ngoại hối vẫn còn…
Ngoài ra, nhiều vấn đề xã hội vẫn đang phát sinh phức tạp hơn, trong khi tốc độ tăng trưởng có chiều hướng chậm lại. Vấn đề nợ xấu của ngân hàng, các khoản vay cho bất động sản… vẫn đang có nhiều dấu hiệu khó khăn.
Tuy nhiên, theo chủ quan của tôi thì khả năng vượt qua khó khăn sẽ lớn hơn khả năng không vượt qua.
Cần nhìn nhận đúng bản chất
Nhưng kể cả khi chúng ta đang khó khăn thì nhiều nhà đầu tư nước ngoại vẫn ca ngợi nền kinh tế, môi trường kinh doanh của Việt Nam. Theo ông, đằng sau lời ca ngợi đấy là gì?
Theo tôi chúng ta cần phải nhìn rõ hai vấn đề trong những lời ca ngợi này.
Thứ nhất, nhìn từ góc độ nhà đầu tư. Họ là nhà kinh doanh nên việc họ đem tiền đến không phải là câu chuyện biếu không, cho không. Họ đến để tìm kiếm cơ hội, tìm kiếm lợi nhuận trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Để làm được điều đó, họ phải tìm hiểu những yếu tố thích hợp, họ phải nhìn vào môi trường kinh doanh, vào môi trường vĩ mô, kết cấu hạ tầng, đà tăng trưởng, thể chế…
Do vậy, cũng có ý kiến cho rằng, việc nhà đầu tư nước ngoài ca ngợi môi trường kinh doanh của Việt Nam rất tốt thì cần phải cảnh giác và nhìn nhận đúng bản chất. Chẳng hạn họ ca ngợi môi trường kinh doanh đã thông thoáng nhưng có khi là môi trường kinh doanh thu lợi nhuận trong ngắn hạn.
Khi họ quyết định đầu tư ở Việt Nam thì họ phải tổng hợp đầy đủ các yếu tố đấy thì mới có thể đầu tư được. Vì vậy, cách thông tin của họ trong một chừng mực nào đấy là phục vụ cho lợi ích của họ. Đó là điều bình thường.
Còn về phía chúng ta, chúng ta nhìn FDI thì phải nhìn tổng quát hơn, từ mục tiêu, đến môi trường,cơ chế và tính hiệu quả cho nền kinh tế…
Nếu “chẻ hoe” ra từng dự án FDI thì khi họ bỏ một đồng, sau này họ phải thu về ít nhất là hai đồng. Nhưng chúng ta vẫn cần FDI vì sự lan tỏa của nó. Đó là công nghệ, kỹ năng, chất lượng, công ăn việc làm… nếu nhìn tổng thể như vậy thì mình mới có thể là người thắng cuộc được.
Chúng ta phải biết được chúng ta muốn ai, muốn gì, bởi FDI có nhiều loại, có loại vào để khai thác tài nguyên, có loại vào để khai thác thị trường nội địa, FDI định hướng xuất khẩu, FDI dịch vụ… và trong đó mỗi loại có một lợi ích, mức hấp dẫn khác nhau. Tức là mình phải nhìn từ hai phía, từ nhà đầu tư và cả chính mình.
Về vấn đề FDI vào bất động sản, một số chuyên gia thì cho rằng đáng lo, nhà quản lý lại bảo không phải lo. Cá nhân ông đánh giá thế nào về hai luồng ý kiến này?
Theo tôi, nếu dùng từ “lo” cũng là quá, mà “không lo” cũng là quá. Rõ ràng, bất động sản là một lĩnh vực hấp dẫn ở Việt Nam, dẫu rằng hiện nay nó đang khó khăn. Nhu cầu về bất động sản, cơ sở hạ tầng là rất lớn và vốn cho bất động sản lại rất lớn, nên FDI vào nhiều là một động thái tích cực.
Tuy nhiên, khi FDI vào bất động sản lớn thì về dài hạn, nên đặt câu hỏi là nó có tạo ra năng lực sản xuất tốt cho Việt Nam hay không, vì kinh doanh bất động sản cũng là một lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Theo tôi, trong lĩnh vực bất động sản cần chú ý một số điểm sau.
Thứ nhất là sự phát triển quá nóng và thiếu bền vững thì trong những thời điểm nhất định sẽ gây ra bất ổn kinh tế vi mô, điều ấy có thể hại cho nền kinh tế thông qua những bong bóng bất động sản trên thị trường.
Thứ hai, các nước đang phát triển thì đều có nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Trong khi đó, bất động sản về cơ bản - ngoại trừ bất động sản du lịch - ít tạo ra nhu cầu này, giảm gánh nặng trong vấn đề nhập siêu.
Thứ ba, bất động sản cũng là một vấn đề rất nhạy cảm về mặt chính trị xã hội, nó đi liền với văn hóa của mỗi nước, cách nhìn cách nghĩ… nên sự phát triển của ngành này cũng phải gắn với những động thái nhất định về chính trị - xã hội của chúng ta. Nhưng về cơ bản thì chúng ta vẫn nên “mở” để thị trường này phát triển theo hướng bền vững.
Đó là khuyến nghị của TS. Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).
Đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu
Thưa ông, có ý kiến cho rằng, khi mà lạm phát đang có xu hướng giảm thì cũng là lúc xuất hiện những lo lắng cho nền kinh tế, thưa ông?
Theo tôi thì lạm phát giảm thì đó là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế, bởi mục tiêu hàng đầu của chúng ta là kiềm chế lạm phát. Nhưng do lạm phát từng ở mức quá cao, nên trong quá trình sử dụng các biện pháp kiềm chế lạm phát có thể có những sự đánh đổi, những chính sách ban hành có thể sẽ không cùng chiều, hoặc có những tác động khác nhau đối với các nhóm xã hội khác nhau.
Chẳng hạn, khi mình sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, thắt chặt tài khóa để chống lạm phát thì ảnh hưởng đến tăng trưởng, từ đó ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội khác.
Chứ còn nếu nói rằng, lạm phát đang giảm mà lo lắng thì hoàn toàn không đúng. Vấn đề là những khó khăn của nền kinh tế vẫn còn ở phía trước, chúng ta không thể chủ quan với những kết quả bước đầu. Khi lạm phát giảm thì chúng ta vẫn phải đặt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu, trong khi có thể sẽ phải nới lỏng nhiều chính sách hơn mà vẫn phải kiểm soát được.
Thưa, cơ sở nào để ông cho rằng, khó khăn của nền kinh tế vẫn ở phía trước?
Tình hình vĩ mô đã có những dấu hiệu tích cực, nhưng những kết quả đạt được vẫn có nhiều vấn đề, thậm chí là còn mong manh.
Ví dụ chúng ta cũng mới chỉ tính toán giảm mức nhập siêu, giảm mức lạm phát theo tháng, tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng chưa đảm bảo, bất ổn thị trường ngoại hối vẫn còn…
Ngoài ra, nhiều vấn đề xã hội vẫn đang phát sinh phức tạp hơn, trong khi tốc độ tăng trưởng có chiều hướng chậm lại. Vấn đề nợ xấu của ngân hàng, các khoản vay cho bất động sản… vẫn đang có nhiều dấu hiệu khó khăn.
Tuy nhiên, theo chủ quan của tôi thì khả năng vượt qua khó khăn sẽ lớn hơn khả năng không vượt qua.
Cần nhìn nhận đúng bản chất
Nhưng kể cả khi chúng ta đang khó khăn thì nhiều nhà đầu tư nước ngoại vẫn ca ngợi nền kinh tế, môi trường kinh doanh của Việt Nam. Theo ông, đằng sau lời ca ngợi đấy là gì?
Theo tôi chúng ta cần phải nhìn rõ hai vấn đề trong những lời ca ngợi này.
Thứ nhất, nhìn từ góc độ nhà đầu tư. Họ là nhà kinh doanh nên việc họ đem tiền đến không phải là câu chuyện biếu không, cho không. Họ đến để tìm kiếm cơ hội, tìm kiếm lợi nhuận trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Để làm được điều đó, họ phải tìm hiểu những yếu tố thích hợp, họ phải nhìn vào môi trường kinh doanh, vào môi trường vĩ mô, kết cấu hạ tầng, đà tăng trưởng, thể chế…
Do vậy, cũng có ý kiến cho rằng, việc nhà đầu tư nước ngoài ca ngợi môi trường kinh doanh của Việt Nam rất tốt thì cần phải cảnh giác và nhìn nhận đúng bản chất. Chẳng hạn họ ca ngợi môi trường kinh doanh đã thông thoáng nhưng có khi là môi trường kinh doanh thu lợi nhuận trong ngắn hạn.
Khi họ quyết định đầu tư ở Việt Nam thì họ phải tổng hợp đầy đủ các yếu tố đấy thì mới có thể đầu tư được. Vì vậy, cách thông tin của họ trong một chừng mực nào đấy là phục vụ cho lợi ích của họ. Đó là điều bình thường.
Còn về phía chúng ta, chúng ta nhìn FDI thì phải nhìn tổng quát hơn, từ mục tiêu, đến môi trường,cơ chế và tính hiệu quả cho nền kinh tế…
Nếu “chẻ hoe” ra từng dự án FDI thì khi họ bỏ một đồng, sau này họ phải thu về ít nhất là hai đồng. Nhưng chúng ta vẫn cần FDI vì sự lan tỏa của nó. Đó là công nghệ, kỹ năng, chất lượng, công ăn việc làm… nếu nhìn tổng thể như vậy thì mình mới có thể là người thắng cuộc được.
Chúng ta phải biết được chúng ta muốn ai, muốn gì, bởi FDI có nhiều loại, có loại vào để khai thác tài nguyên, có loại vào để khai thác thị trường nội địa, FDI định hướng xuất khẩu, FDI dịch vụ… và trong đó mỗi loại có một lợi ích, mức hấp dẫn khác nhau. Tức là mình phải nhìn từ hai phía, từ nhà đầu tư và cả chính mình.
Về vấn đề FDI vào bất động sản, một số chuyên gia thì cho rằng đáng lo, nhà quản lý lại bảo không phải lo. Cá nhân ông đánh giá thế nào về hai luồng ý kiến này?
Theo tôi, nếu dùng từ “lo” cũng là quá, mà “không lo” cũng là quá. Rõ ràng, bất động sản là một lĩnh vực hấp dẫn ở Việt Nam, dẫu rằng hiện nay nó đang khó khăn. Nhu cầu về bất động sản, cơ sở hạ tầng là rất lớn và vốn cho bất động sản lại rất lớn, nên FDI vào nhiều là một động thái tích cực.
Tuy nhiên, khi FDI vào bất động sản lớn thì về dài hạn, nên đặt câu hỏi là nó có tạo ra năng lực sản xuất tốt cho Việt Nam hay không, vì kinh doanh bất động sản cũng là một lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Theo tôi, trong lĩnh vực bất động sản cần chú ý một số điểm sau.
Thứ nhất là sự phát triển quá nóng và thiếu bền vững thì trong những thời điểm nhất định sẽ gây ra bất ổn kinh tế vi mô, điều ấy có thể hại cho nền kinh tế thông qua những bong bóng bất động sản trên thị trường.
Thứ hai, các nước đang phát triển thì đều có nhu cầu nhập khẩu rất lớn. Trong khi đó, bất động sản về cơ bản - ngoại trừ bất động sản du lịch - ít tạo ra nhu cầu này, giảm gánh nặng trong vấn đề nhập siêu.
Thứ ba, bất động sản cũng là một vấn đề rất nhạy cảm về mặt chính trị xã hội, nó đi liền với văn hóa của mỗi nước, cách nhìn cách nghĩ… nên sự phát triển của ngành này cũng phải gắn với những động thái nhất định về chính trị - xã hội của chúng ta. Nhưng về cơ bản thì chúng ta vẫn nên “mở” để thị trường này phát triển theo hướng bền vững.