Kiềm chế lạm phát: “Không phải muốn là được”
Ý kiến của ông Lê Quốc Dung, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, khi nói về kết quả kiềm chế lạm phát của Chính phủ
Ý kiến của ông Lê Quốc Dung, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội, khi nói về kết quả kiềm chế lạm phát bước đầu của Chính phủ.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 5 đã tăng tới 3,91%, đưa mức tăng chung của 5 tháng đầu năm lên 15,96%; mức tăng của tháng 5 cũng là mạnh nhất kể từ đầu năm.
Thưa ông, ông bình luận gì về những con số nói trên?
Việc CPI tăng lên đến 3,91% là tỷ lệ rất cao, hơn cả dịp Tết vừa qua.
Sở dĩ CPI tăng mạnh là do hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, riêng lương thực tăng đến 22,19% so với tháng 4 do có tác động của giá lương thực thế giới lên cao; nước ta lại là nước xuất khẩu nên muốn hay không giá xuất khẩu sẽ ảnh hưởng đến giá trong nước. Người sản xuất được lợi khi giá cao song những người nghèo lại bị ảnh hưởng nhiều.
Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ cơn sốt giá gạo xảy ra vừa qua.
CPI tháng này tăng cao nhất kể từ đầu năm, dù giá nhiều mặt hàng trọng điểm đã được “kìm”. Liệu có phải những giải pháp của Chính phủ trong kiềm chế lạm phát vẫn chưa phát huy hiệu quả?
Chính phủ yêu cầu các mặt hàng trọng điểm không tăng giá nhằm kiềm chế lạm phát một cách tốt nhất. Song trong hoàn cảnh hiện nay, không phải muốn là được.
Mình vừa phải thắt chặt tiền tệ, đảm bảo chống lạm phát nhưng cũng phải đảm bảo cung tiền cho vay, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế hiện nay cũng đang rất thiếu vốn để triển khai các dự án nên sự cố gắng của Chính phủ giữ giá chỉ có giới hạn.
Đất nước mình hiện nay đang dự trữ về tiền tệ còn rất ít nên mong muốn nhiều khi chỉ là một chuyện. Giữ giá cả, điều hành sản xuất kinh doanh tốt là bài toán rất khó.
Ông có thể nhận định về tình hình giá cả trong tháng 6 tới?
Điều này chưa thể nói trước được, bởi có quá nhiều yếu tố có thể làm cho giá cả tăng. Điển hình như giá dầu thô trên thế giới đã lên một ngưỡng mới.
Để kiềm chế giá, Nhà nước cũng phải đang “nín thở” để bù lỗ, nhưng đến một giới hạn nào đó sẽ phải nới bởi ngân sách không thể làm mãi chuyện này được.
Mặt khác giữ giá xăng dầu thế này cũng rất khó, buôn lậu nhiều, mất công bằng giữa các địa phương dùng ít và nhiều (Tp.HCM, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu dùng đến 47% tổng lượng xăng dầu và được bù lỗ nhiều nhất)…
Vậy sau 5 tháng đầu năm, ông có thể dự báo về lạm phát của cả năm không?
Cá nhân tôi cho rằng Chính phủ giữ được dưới 20% là giỏi.
Trở lại với diễn biến lạm phát 5 tháng đầu năm, ông đánh giá thế nào về vai trò của cơ quan quản lý trong điều hành giá cả?
Quản lý Nhà nước về giá cả vừa qua có 2 yếu tố mà Quốc hội đã bàn rõ. Thứ nhất là tác động giá cả thế giới, nhưng trong nước yếu tố chủ quan trong điều hành để giá cả tăng là rất lớn.
Lẽ ra CPI không đến mức như thế nhưng cách thức quản lý điều hành của mình không phù hợp, có những bước đi, việc làm, thao tác làm bất lợi đến tình hình. Như năm 2007 đầu 2008, điển hình là việc cung tiền quá nhiều nên dù hàng không thiếu nhưng giá lên.
Nhưng từ đầu năm đến nay, Chính phủ duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ mà giá vẫn tăng cao, thưa ông?
Dù đã thắt chặt nhưng tính đến nay, dư nợ tín dụng vẫn tăng gần hết yêu cầu của cả năm nay là 30%, trong khi hiện mới là tháng 5. Nói là thắt chặt tiền tệ nhưng vẫn phải bơm tiền để các ngân hàng có thanh khoản, cho vay các dự án…
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 5 đã tăng tới 3,91%, đưa mức tăng chung của 5 tháng đầu năm lên 15,96%; mức tăng của tháng 5 cũng là mạnh nhất kể từ đầu năm.
Thưa ông, ông bình luận gì về những con số nói trên?
Việc CPI tăng lên đến 3,91% là tỷ lệ rất cao, hơn cả dịp Tết vừa qua.
Sở dĩ CPI tăng mạnh là do hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, riêng lương thực tăng đến 22,19% so với tháng 4 do có tác động của giá lương thực thế giới lên cao; nước ta lại là nước xuất khẩu nên muốn hay không giá xuất khẩu sẽ ảnh hưởng đến giá trong nước. Người sản xuất được lợi khi giá cao song những người nghèo lại bị ảnh hưởng nhiều.
Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ cơn sốt giá gạo xảy ra vừa qua.
CPI tháng này tăng cao nhất kể từ đầu năm, dù giá nhiều mặt hàng trọng điểm đã được “kìm”. Liệu có phải những giải pháp của Chính phủ trong kiềm chế lạm phát vẫn chưa phát huy hiệu quả?
Chính phủ yêu cầu các mặt hàng trọng điểm không tăng giá nhằm kiềm chế lạm phát một cách tốt nhất. Song trong hoàn cảnh hiện nay, không phải muốn là được.
Mình vừa phải thắt chặt tiền tệ, đảm bảo chống lạm phát nhưng cũng phải đảm bảo cung tiền cho vay, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế hiện nay cũng đang rất thiếu vốn để triển khai các dự án nên sự cố gắng của Chính phủ giữ giá chỉ có giới hạn.
Đất nước mình hiện nay đang dự trữ về tiền tệ còn rất ít nên mong muốn nhiều khi chỉ là một chuyện. Giữ giá cả, điều hành sản xuất kinh doanh tốt là bài toán rất khó.
Ông có thể nhận định về tình hình giá cả trong tháng 6 tới?
Điều này chưa thể nói trước được, bởi có quá nhiều yếu tố có thể làm cho giá cả tăng. Điển hình như giá dầu thô trên thế giới đã lên một ngưỡng mới.
Để kiềm chế giá, Nhà nước cũng phải đang “nín thở” để bù lỗ, nhưng đến một giới hạn nào đó sẽ phải nới bởi ngân sách không thể làm mãi chuyện này được.
Mặt khác giữ giá xăng dầu thế này cũng rất khó, buôn lậu nhiều, mất công bằng giữa các địa phương dùng ít và nhiều (Tp.HCM, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu dùng đến 47% tổng lượng xăng dầu và được bù lỗ nhiều nhất)…
Vậy sau 5 tháng đầu năm, ông có thể dự báo về lạm phát của cả năm không?
Cá nhân tôi cho rằng Chính phủ giữ được dưới 20% là giỏi.
Trở lại với diễn biến lạm phát 5 tháng đầu năm, ông đánh giá thế nào về vai trò của cơ quan quản lý trong điều hành giá cả?
Quản lý Nhà nước về giá cả vừa qua có 2 yếu tố mà Quốc hội đã bàn rõ. Thứ nhất là tác động giá cả thế giới, nhưng trong nước yếu tố chủ quan trong điều hành để giá cả tăng là rất lớn.
Lẽ ra CPI không đến mức như thế nhưng cách thức quản lý điều hành của mình không phù hợp, có những bước đi, việc làm, thao tác làm bất lợi đến tình hình. Như năm 2007 đầu 2008, điển hình là việc cung tiền quá nhiều nên dù hàng không thiếu nhưng giá lên.
Nhưng từ đầu năm đến nay, Chính phủ duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ mà giá vẫn tăng cao, thưa ông?
Dù đã thắt chặt nhưng tính đến nay, dư nợ tín dụng vẫn tăng gần hết yêu cầu của cả năm nay là 30%, trong khi hiện mới là tháng 5. Nói là thắt chặt tiền tệ nhưng vẫn phải bơm tiền để các ngân hàng có thanh khoản, cho vay các dự án…