Khó như... quản lý hàng rong
Ở Tp.HCM hiện có hàng chục nghìn cơ sơ chế biến, kinh doanh thức ăn đường phố chưa được cấp giấy chứng nhận vệ sinh
Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện trên toàn Tp.HCM có hàng chục nghìn cơ sơ chế biến, kinh doanh thức ăn đường phố chưa được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các cơ quan chức năng chưa quản lý chặt chẽ việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và chưa có các biện pháp quản lý chặt chẽ và hữu hiệu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với loại hình chế biến kinh doanh thức ăn đường phố.
“Không thể dẹp bỏ thức ăn hàng rong vì đây là nguồn thu nhập của nhiều người. Vấn đề đặt ra là yêu cầu người bán hàng phải tuân thủ quy định, thay đổi hành vi hoặc nghỉ bán”. Tại hội thảo “Hàng rong: Thực trạng và giải pháp quản lý” được tổ chức tại Tp.HCM ngày 17/4/2008 vừa qua, ông Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế Tp.HCM đã khẳng định như vậy.
Quy định về kinh doanh thức ăn đường phố
Năm 2003, Tổ chức Người tiêu dùng quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM tiến hành thực hiện dự án “Xây dựng các quy định chính sách về việc bán thức ăn đường phố”, nhằm đánh giá thực trạng thức ăn đường phố tại Việt Nam để tìm biện pháp cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Kết quả khảo sát của Hội Dinh dưỡng thực phẩm Tp.HCM, cơ quan thực hiện dự án, cho thấy song song với việc khảo sát, dự án đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho cả người bán, người mua và những nhà quản lý.
Song, kết quả điều tra cho thấy 63% người bán không muốn tham gia lớp tập huấn, đào tạo; 75% người bán không được tập huấn kiến thức; 100% người bán vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ quan quản lý đi kiểm tra cũng không nắm rõ quy định và đối tượng kiểm tra, chưa kể chỉ kiểm tra đột xuất vào mùa cao điểm.
Dự án đã thực hiện cách đây 5 năm và Bộ Y tế cũng đã ra nhiều văn bản quy định mới để thực hiện, nhưng hiện trạng vẫn giậm chân tại chỗ. Ông Lê Trường Giang bức xúc: “Quản lý hàng rong là một bài toán cực kỳ khó. Làm sao để vẫn có hàng rong nhưng phải đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo mỹ quan thành phố? Người bán hàng rong chủ yếu là dân nhập cư, phần đông là phụ nữ, trình độ văn hóa thấp, thiếu kiến thức xử lý an toàn thực phẩm, vốn liếng ít ỏi, luôn di chuyển nên rất khó mà tập trung họ lại để đào tạo!”.
Bà Nguyễn Thị Minh Kiều, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng thực phẩm Tp.HCM, chia sẻ: “Tính đa dạng của hàng rong, giá tiền rẻ, tập trung nhiều ở những điểm như trường học, bệnh viện, bến xe, khu công nghiệp... phù hợp với túi tiền của học sinh-sinh viên, công nhân, người có thu nhập thấp. Người bán hàng thì chưa quan tâm đến chất lượng vệ sinh của thực phẩm hay sức khỏe người tiêu dùng. Họ luôn mang tâm lý đối phó”.
Lợi ích của hàng rong mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nghèo, nhưng nhược điểm của nó thì nhiều: thiếu điều kiện để bán, môi trường xử lý chất thải chưa tốt, khó kiểm soát và quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm...
Quản lý và tập huấn người bán hàng rong
Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng Nguyễn Xuân Mai, nhận định: “Hàng rong chính là mối nguy cơ lớn cho cộng đồng, cần có chính sách mềm dẻo trong việc quản lý hàng rong, vì không thể áp tất cả trong mục 3-điều 21 của Quyết định 41/2005/QĐ-BYT. Vấn đề cấp giấy phép có thể cấp được nhưng sau đó những gánh hàng rong này có thực hiện được những điều kiện quy định hay không? Có thể hôm nay cấp họ đạt nhưng ngày mai họ lại không đạt”.
Nhiều ý kiến cũng thống nhất rằng việc cấp giấy chứng nhận cho người bán hàng rong thực chất chỉ là một tờ giấy, liệu có khả thi không khi cơ quan chức năng cấp xong, họ nhét vào gánh hàng rồi lại gánh bán? “Không thể nói lý thuyết, phải nói cho họ biết vì sao phải sạch và làm sao cho sạch, mua thực phẩm ở đâu ngon và đảm bảo vệ sinh. Phải tùy cơ ứng biến chứ cứ chăm chăm theo quy định thì chẳng bao giờ người ta làm theo”, một chuyên gia thẳng thắn nói.
Theo ông Nguyễn Trường Giang, việc đầu tiên là phải thay đổi hành vi người bán hàng rong. Cách tốt nhất là tổ chức các lớp học “cầm tay chỉ việc” không quá 15 người/lớp để họ đóng vai là những người bán hàng và mua hàng, sau đó tự nhận xét và rút kinh nghiệm.
Thức ăn đường phố sẽ được chia làm 2 loại. Một loại bắt buộc phải có nước sạch như cháo, phở, bún, sẽ đưa vào khu thức ăn tập trung, để xử lý rác thải và quản lý. Loại thứ hai không phải sử dụng nước là những thực phẩm khô, như xôi, bánh mì, nhưng phải sạch sẽ, che đậy, không được dùng tay trần bốc thức ăn, không được dùng găng tay vừa lấy thức ăn vừa lấy tiền”.
Để hỗ trợ cho những người bán hàng rong, ngành y tế đề nghị các ban ngành, đoàn thể cùng tham gia giúp đỡ họ như Hội liên hiệp phụ nữ, công đoàn, hội nông dân, Hội bảo vệ người tiêu dùng. UBND Tp.HCM, Sở Y tế, Sở Thương mại, các siêu thị cũng đang họp bàn nhằm cung cấp nguyên liệu chế biến cho những người bán hàng rong bằng giá sỉ với những thực phẩm đạt chuẩn an toàn.
UBND Tp.HCM hiện đã cho chuyển công năng của các trường cai nghiện thành các nông trường nuôi, trồng thực phẩm sạch để cung cấp cho người dân thành phố và đặc biệt là nhóm bán hàng rong.
Theo thông tin từ Sở Y tế Tp.HCM, UBND thành phố đã có Thông báo số 26 chỉ đạo UBND các quận huyện, phường xã tuyên truyền, nhắc nhở các cơ sở hàng rong, xe đẩy thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; có chế độ miễn phí 100% phí thẩm định và tập huấn cho loại hình hàng rong và bếp ăn tập thể trường học.
TP đã tổ chức tập huấn công tác thẩm định đối với hàng rong cho tuyến phường xã và chọn quận 6 và huyện Hóc Môn làm đơn vị thí điểm trong cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng rong. Hiện có 20/24 khu thức ăn đường phố điểm được triển khai xây dựng. Có 5/20 khu (25%) đạt tiêu chuẩn (Q. 1, 5, 10, Phú Nhuận, Gò Vấp).
Các cơ quan chức năng chưa quản lý chặt chẽ việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và chưa có các biện pháp quản lý chặt chẽ và hữu hiệu về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với loại hình chế biến kinh doanh thức ăn đường phố.
“Không thể dẹp bỏ thức ăn hàng rong vì đây là nguồn thu nhập của nhiều người. Vấn đề đặt ra là yêu cầu người bán hàng phải tuân thủ quy định, thay đổi hành vi hoặc nghỉ bán”. Tại hội thảo “Hàng rong: Thực trạng và giải pháp quản lý” được tổ chức tại Tp.HCM ngày 17/4/2008 vừa qua, ông Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế Tp.HCM đã khẳng định như vậy.
Quy định về kinh doanh thức ăn đường phố
Năm 2003, Tổ chức Người tiêu dùng quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM tiến hành thực hiện dự án “Xây dựng các quy định chính sách về việc bán thức ăn đường phố”, nhằm đánh giá thực trạng thức ăn đường phố tại Việt Nam để tìm biện pháp cải thiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Kết quả khảo sát của Hội Dinh dưỡng thực phẩm Tp.HCM, cơ quan thực hiện dự án, cho thấy song song với việc khảo sát, dự án đã tổ chức nhiều lớp tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho cả người bán, người mua và những nhà quản lý.
Song, kết quả điều tra cho thấy 63% người bán không muốn tham gia lớp tập huấn, đào tạo; 75% người bán không được tập huấn kiến thức; 100% người bán vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ quan quản lý đi kiểm tra cũng không nắm rõ quy định và đối tượng kiểm tra, chưa kể chỉ kiểm tra đột xuất vào mùa cao điểm.
Dự án đã thực hiện cách đây 5 năm và Bộ Y tế cũng đã ra nhiều văn bản quy định mới để thực hiện, nhưng hiện trạng vẫn giậm chân tại chỗ. Ông Lê Trường Giang bức xúc: “Quản lý hàng rong là một bài toán cực kỳ khó. Làm sao để vẫn có hàng rong nhưng phải đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo mỹ quan thành phố? Người bán hàng rong chủ yếu là dân nhập cư, phần đông là phụ nữ, trình độ văn hóa thấp, thiếu kiến thức xử lý an toàn thực phẩm, vốn liếng ít ỏi, luôn di chuyển nên rất khó mà tập trung họ lại để đào tạo!”.
Bà Nguyễn Thị Minh Kiều, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng thực phẩm Tp.HCM, chia sẻ: “Tính đa dạng của hàng rong, giá tiền rẻ, tập trung nhiều ở những điểm như trường học, bệnh viện, bến xe, khu công nghiệp... phù hợp với túi tiền của học sinh-sinh viên, công nhân, người có thu nhập thấp. Người bán hàng thì chưa quan tâm đến chất lượng vệ sinh của thực phẩm hay sức khỏe người tiêu dùng. Họ luôn mang tâm lý đối phó”.
Lợi ích của hàng rong mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nghèo, nhưng nhược điểm của nó thì nhiều: thiếu điều kiện để bán, môi trường xử lý chất thải chưa tốt, khó kiểm soát và quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm...
Quản lý và tập huấn người bán hàng rong
Phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng Nguyễn Xuân Mai, nhận định: “Hàng rong chính là mối nguy cơ lớn cho cộng đồng, cần có chính sách mềm dẻo trong việc quản lý hàng rong, vì không thể áp tất cả trong mục 3-điều 21 của Quyết định 41/2005/QĐ-BYT. Vấn đề cấp giấy phép có thể cấp được nhưng sau đó những gánh hàng rong này có thực hiện được những điều kiện quy định hay không? Có thể hôm nay cấp họ đạt nhưng ngày mai họ lại không đạt”.
Nhiều ý kiến cũng thống nhất rằng việc cấp giấy chứng nhận cho người bán hàng rong thực chất chỉ là một tờ giấy, liệu có khả thi không khi cơ quan chức năng cấp xong, họ nhét vào gánh hàng rồi lại gánh bán? “Không thể nói lý thuyết, phải nói cho họ biết vì sao phải sạch và làm sao cho sạch, mua thực phẩm ở đâu ngon và đảm bảo vệ sinh. Phải tùy cơ ứng biến chứ cứ chăm chăm theo quy định thì chẳng bao giờ người ta làm theo”, một chuyên gia thẳng thắn nói.
Theo ông Nguyễn Trường Giang, việc đầu tiên là phải thay đổi hành vi người bán hàng rong. Cách tốt nhất là tổ chức các lớp học “cầm tay chỉ việc” không quá 15 người/lớp để họ đóng vai là những người bán hàng và mua hàng, sau đó tự nhận xét và rút kinh nghiệm.
Thức ăn đường phố sẽ được chia làm 2 loại. Một loại bắt buộc phải có nước sạch như cháo, phở, bún, sẽ đưa vào khu thức ăn tập trung, để xử lý rác thải và quản lý. Loại thứ hai không phải sử dụng nước là những thực phẩm khô, như xôi, bánh mì, nhưng phải sạch sẽ, che đậy, không được dùng tay trần bốc thức ăn, không được dùng găng tay vừa lấy thức ăn vừa lấy tiền”.
Để hỗ trợ cho những người bán hàng rong, ngành y tế đề nghị các ban ngành, đoàn thể cùng tham gia giúp đỡ họ như Hội liên hiệp phụ nữ, công đoàn, hội nông dân, Hội bảo vệ người tiêu dùng. UBND Tp.HCM, Sở Y tế, Sở Thương mại, các siêu thị cũng đang họp bàn nhằm cung cấp nguyên liệu chế biến cho những người bán hàng rong bằng giá sỉ với những thực phẩm đạt chuẩn an toàn.
UBND Tp.HCM hiện đã cho chuyển công năng của các trường cai nghiện thành các nông trường nuôi, trồng thực phẩm sạch để cung cấp cho người dân thành phố và đặc biệt là nhóm bán hàng rong.
Theo thông tin từ Sở Y tế Tp.HCM, UBND thành phố đã có Thông báo số 26 chỉ đạo UBND các quận huyện, phường xã tuyên truyền, nhắc nhở các cơ sở hàng rong, xe đẩy thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm; có chế độ miễn phí 100% phí thẩm định và tập huấn cho loại hình hàng rong và bếp ăn tập thể trường học.
TP đã tổ chức tập huấn công tác thẩm định đối với hàng rong cho tuyến phường xã và chọn quận 6 và huyện Hóc Môn làm đơn vị thí điểm trong cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng rong. Hiện có 20/24 khu thức ăn đường phố điểm được triển khai xây dựng. Có 5/20 khu (25%) đạt tiêu chuẩn (Q. 1, 5, 10, Phú Nhuận, Gò Vấp).