“Khó tránh khỏi chênh lệch thu nhập”
Phó vụ trưởng Vụ Tiền lương - Tiền công nói vấn đề chênh lệch thu nhập trong giai đoạn hiện nay là khó tránh khỏi
Thông tin từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về khoảng cách thu nhập giữa nhóm tiền lương cao với mức trung bình tại Hà Nội là 42 lần, tại Tp.HCM là 109 lần, đã gây sốc cho nhiều bạn đọc.
Nhiều phản hồi được gửi tới VnEconomy, yêu cầu cần làm rõ hơn những thông tin xung quanh vấn đề này.
Trả lời phóng viên chiều 29/7, từ góc nhìn của một nhà quản lý, ông Hoàng Minh Hào, Phó vụ trưởng Vụ Tiền lương - Tiền công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhìn nhận vấn đề chênh lệch thu nhập trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường là điều khó tránh khỏi.
Ông Hào nói:
- Theo tôi, có ba nguyên nhân khiến cho chênh lệch thu nhập giữa các nhóm lao động ngày càng lớn.
Thứ nhất, việc trả lương đã không còn bị bó buộc bởi các quy định, định mức như trước đây. Thứ hai, thỏa thuận mức lương đã theo quy luật cung cầu về lao động. Thứ ba, mức lương chịu tác động bởi biến động nhân lực của từng ngành.
Ở nguyên do thứ nhất, rõ ràng trong khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước, hiện nay việc chi trả cho một bộ phận người lao động có trình độ cao, hay các vị trí quản lý chủ chốt, có kinh nghiệm, quan hệ rộng… không căn cứ trên hệ thống thang, bảng lương mà được tính bằng hiệu quả công việc đem lại cho doanh nghiệp.
Một nguyên nhân nữa là theo quy luật cung - cầu trên thị trường lao động. Các vị trí lao động giản đơn, lao động phổ thông hiện có lượng cung lớn, ngoài nguồn bổ sung hàng năm vẫn tăng của lực lượng lao động, một bộ phần chuyển dịch của lao động nông nghiệp mất đất sang các lĩnh vực công nghiệp …
Thêm vào đó, việc sắp xếp lại lao động để tạo hiệu quả trong điều hành doanh nghiệp trong thời gian qua cũng trả lại thị trường lao động một lượng nhân lực lớn, làm gia tăng nguồn cung mà đặc biệt là lao động giản đơn.
Trong khi đó, các vị trí điều hành cần kinh nghiệm và chuyên môn sâu thì nguồn cung ngày càng thiếu hụt.
Cuối cùng, theo tôi là khoảng cách lương còn chịu tác động từ các biến động nhân lực của từng ngành. Trong thời gian qua, các ngành như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm phát triển mạnh, nhu cầu lao động tăng nhanh khiến cạnh tranh thu hút lao động lớn.
Trong ngành này, ngay cả lao động có thời gian đào tạo không lâu, trình độ hạn chế vẫn được trả mức lương khá cao. Các vị trí quản lý, điều hành luôn được mời chào với mức lương cao hơn nhiều so với vị trí tương đương tại các ngành khác.
Có một thực tế là thu nhập của nhóm cao tăng rất nhanh, trong khi nhóm thu nhập trung bình và thấp thì ít tăng và tăng chậm. Việc này nên hiểu như thế nào?
Để thu hút được người tài, đặc biệt là cho những vị trí chủ chốt, mức lương được nhiều doanh nghiệp đẩy lên rất cao.
Trường hợp để kéo được nhân lực từ các doanh nghiệp khác, người sử dụng lao động còn phải đưa ra các mức lương vượt quá mặt bằng chung và kèm theo nhiều điều kiện ưu đãi khác. Chính việc này đã liên tục tạo nên mặt bằng chi trả lương mới trong một số ngành thiếu nhân lực trình độ cao.
Trái lại, các ngành như dệt may, chế biến thủy sản… nguồn cung lớn, lợi nhuận theo đầu người lại không cao, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, vì thế, mức lương không tăng, hoặc tăng không đáng kể.
Khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, sự cạnh tranh về lao động và việc làm xảy ra khiến cho thu nhập người lao động đi về hai hướng. Một là nhóm cần việc làm phải chịu mức lương thấp. Một nhóm khác do cạnh tranh thu hút từ chủ sử dụng lao động, hay nói cách khác, doanh nghiệp cần họ, đã đẩy mức lương tăng cao.
Và chênh lệch thu nhập vì vậy khó tránh khỏi.
Theo ông, sự chênh lệch thu nhập ngày càng lớn như vậy có ảnh hưởng thế nào đến người lao động, đặc biệt là đối tượng có thu nhập thấp?
Tất nhiên là có ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng ở mức nào thì rất khó nói vì đây cũng là vấn đề xã hội phức tạp. Để tính toán được thì cần phải có nhiều yếu tố.
Ở trường hợp lao động có thu nhập thấp, nếu thu nhập ở mức đó mà đủ trang trải nhu cầu cuộc sống thì theo tôi, ảnh hưởng là không đáng kể.
Khi lạm phát tăng thì tác động đến tất cả các đối tượng. Nhưng rõ ràng, đối tượng có thu nhập thấp và trung bình thì sức chịu đựng với tăng giá kém nên bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Với những khó khăn mà nhóm lao động có thu nhập thấp và trung bình gặp phải thời gian gần đây, ông có cho rằng đã đến lúc nên tính đến chuyện tăng lương tối thiểu?
Tăng lương tối thiểu cũng có mục đích là để bảo vệ người thu nhập thấp, giúp họ đảm bảo cuộc sống và buộc doanh nghiệp phải tăng lương cho lao động khi có tăng trưởng.
Với mức lương tối thiểu 540 ngàn đồng/tháng hiện nay, để đảm bảo đủ trang trải cuộc sống là khó. Ngay cả đối tượng có thu nhập khoảng 1 triệu đến 1,5 triệu/tháng cũng khó xoay xở chứ không nói đến thu nhập tối thiểu như quy định hiện nay.
Trong các văn bản pháp luật đều có nói là khi yếu tố giá cả tăng lên, phải điều chỉnh mức lương tối thiểu. Và việc điều chỉnh mức lương hiện nay được quy định có lộ trình theo tính toán căn cứ trên tốc độ phát triển kinh tế và các điều kiện kinh tế xã hội khác.
Nhưng lộ trình sẽ không thể tính hết được tình hình biến động kinh tế xã hội mà đặc biệt là những biến động lớn như thời gian gần đây…
Cũng có quy định thay đổi lộ trình khi tình hình kinh tế xã hội biến động lớn. Có nghĩa là lộ trình tăng lương có thể được rút ngắn lại cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội.
Trong năm nay chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề lạm phát và Chính phủ đang tập trung điều hành nhóm các giải pháp để kìm chế tốc độ tăng giá cả thị trường.
Vì vậy, tăng lương ngoài việc phụ thuộc vào khả năng ngân sách và khả năng của doanh nghiệp còn liên quan đến việc kìm chế lạm phát bởi vì tăng lương đồng nghĩa với việc đưa thêm tiền vào lưu thông và gây sức ép lên tăng giá.
Ngược lại, cũng phải tính đến bài toán làm thế nào để đảm bảo an sinh xã hội nên Chính phủ cũng phải cân nhắc rất kỹ việc tăng lương tối thiểu.
Vậy với tình hình thực tế hiện nay thì sắp tới có tăng lương tối thiểu không, thưa ông?
Về việc này thì tôi chưa thể trả lời được.
Nhiều phản hồi được gửi tới VnEconomy, yêu cầu cần làm rõ hơn những thông tin xung quanh vấn đề này.
Trả lời phóng viên chiều 29/7, từ góc nhìn của một nhà quản lý, ông Hoàng Minh Hào, Phó vụ trưởng Vụ Tiền lương - Tiền công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nhìn nhận vấn đề chênh lệch thu nhập trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường là điều khó tránh khỏi.
Ông Hào nói:
- Theo tôi, có ba nguyên nhân khiến cho chênh lệch thu nhập giữa các nhóm lao động ngày càng lớn.
Thứ nhất, việc trả lương đã không còn bị bó buộc bởi các quy định, định mức như trước đây. Thứ hai, thỏa thuận mức lương đã theo quy luật cung cầu về lao động. Thứ ba, mức lương chịu tác động bởi biến động nhân lực của từng ngành.
Ở nguyên do thứ nhất, rõ ràng trong khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước, hiện nay việc chi trả cho một bộ phận người lao động có trình độ cao, hay các vị trí quản lý chủ chốt, có kinh nghiệm, quan hệ rộng… không căn cứ trên hệ thống thang, bảng lương mà được tính bằng hiệu quả công việc đem lại cho doanh nghiệp.
Một nguyên nhân nữa là theo quy luật cung - cầu trên thị trường lao động. Các vị trí lao động giản đơn, lao động phổ thông hiện có lượng cung lớn, ngoài nguồn bổ sung hàng năm vẫn tăng của lực lượng lao động, một bộ phần chuyển dịch của lao động nông nghiệp mất đất sang các lĩnh vực công nghiệp …
Thêm vào đó, việc sắp xếp lại lao động để tạo hiệu quả trong điều hành doanh nghiệp trong thời gian qua cũng trả lại thị trường lao động một lượng nhân lực lớn, làm gia tăng nguồn cung mà đặc biệt là lao động giản đơn.
Trong khi đó, các vị trí điều hành cần kinh nghiệm và chuyên môn sâu thì nguồn cung ngày càng thiếu hụt.
Cuối cùng, theo tôi là khoảng cách lương còn chịu tác động từ các biến động nhân lực của từng ngành. Trong thời gian qua, các ngành như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm phát triển mạnh, nhu cầu lao động tăng nhanh khiến cạnh tranh thu hút lao động lớn.
Trong ngành này, ngay cả lao động có thời gian đào tạo không lâu, trình độ hạn chế vẫn được trả mức lương khá cao. Các vị trí quản lý, điều hành luôn được mời chào với mức lương cao hơn nhiều so với vị trí tương đương tại các ngành khác.
Có một thực tế là thu nhập của nhóm cao tăng rất nhanh, trong khi nhóm thu nhập trung bình và thấp thì ít tăng và tăng chậm. Việc này nên hiểu như thế nào?
Để thu hút được người tài, đặc biệt là cho những vị trí chủ chốt, mức lương được nhiều doanh nghiệp đẩy lên rất cao.
Trường hợp để kéo được nhân lực từ các doanh nghiệp khác, người sử dụng lao động còn phải đưa ra các mức lương vượt quá mặt bằng chung và kèm theo nhiều điều kiện ưu đãi khác. Chính việc này đã liên tục tạo nên mặt bằng chi trả lương mới trong một số ngành thiếu nhân lực trình độ cao.
Trái lại, các ngành như dệt may, chế biến thủy sản… nguồn cung lớn, lợi nhuận theo đầu người lại không cao, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, vì thế, mức lương không tăng, hoặc tăng không đáng kể.
Khi nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, sự cạnh tranh về lao động và việc làm xảy ra khiến cho thu nhập người lao động đi về hai hướng. Một là nhóm cần việc làm phải chịu mức lương thấp. Một nhóm khác do cạnh tranh thu hút từ chủ sử dụng lao động, hay nói cách khác, doanh nghiệp cần họ, đã đẩy mức lương tăng cao.
Và chênh lệch thu nhập vì vậy khó tránh khỏi.
Theo ông, sự chênh lệch thu nhập ngày càng lớn như vậy có ảnh hưởng thế nào đến người lao động, đặc biệt là đối tượng có thu nhập thấp?
Tất nhiên là có ảnh hưởng nhưng ảnh hưởng ở mức nào thì rất khó nói vì đây cũng là vấn đề xã hội phức tạp. Để tính toán được thì cần phải có nhiều yếu tố.
Ở trường hợp lao động có thu nhập thấp, nếu thu nhập ở mức đó mà đủ trang trải nhu cầu cuộc sống thì theo tôi, ảnh hưởng là không đáng kể.
Khi lạm phát tăng thì tác động đến tất cả các đối tượng. Nhưng rõ ràng, đối tượng có thu nhập thấp và trung bình thì sức chịu đựng với tăng giá kém nên bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Với những khó khăn mà nhóm lao động có thu nhập thấp và trung bình gặp phải thời gian gần đây, ông có cho rằng đã đến lúc nên tính đến chuyện tăng lương tối thiểu?
Tăng lương tối thiểu cũng có mục đích là để bảo vệ người thu nhập thấp, giúp họ đảm bảo cuộc sống và buộc doanh nghiệp phải tăng lương cho lao động khi có tăng trưởng.
Với mức lương tối thiểu 540 ngàn đồng/tháng hiện nay, để đảm bảo đủ trang trải cuộc sống là khó. Ngay cả đối tượng có thu nhập khoảng 1 triệu đến 1,5 triệu/tháng cũng khó xoay xở chứ không nói đến thu nhập tối thiểu như quy định hiện nay.
Trong các văn bản pháp luật đều có nói là khi yếu tố giá cả tăng lên, phải điều chỉnh mức lương tối thiểu. Và việc điều chỉnh mức lương hiện nay được quy định có lộ trình theo tính toán căn cứ trên tốc độ phát triển kinh tế và các điều kiện kinh tế xã hội khác.
Nhưng lộ trình sẽ không thể tính hết được tình hình biến động kinh tế xã hội mà đặc biệt là những biến động lớn như thời gian gần đây…
Cũng có quy định thay đổi lộ trình khi tình hình kinh tế xã hội biến động lớn. Có nghĩa là lộ trình tăng lương có thể được rút ngắn lại cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội.
Trong năm nay chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề lạm phát và Chính phủ đang tập trung điều hành nhóm các giải pháp để kìm chế tốc độ tăng giá cả thị trường.
Vì vậy, tăng lương ngoài việc phụ thuộc vào khả năng ngân sách và khả năng của doanh nghiệp còn liên quan đến việc kìm chế lạm phát bởi vì tăng lương đồng nghĩa với việc đưa thêm tiền vào lưu thông và gây sức ép lên tăng giá.
Ngược lại, cũng phải tính đến bài toán làm thế nào để đảm bảo an sinh xã hội nên Chính phủ cũng phải cân nhắc rất kỹ việc tăng lương tối thiểu.
Vậy với tình hình thực tế hiện nay thì sắp tới có tăng lương tối thiểu không, thưa ông?
Về việc này thì tôi chưa thể trả lời được.