Lương sẽ khó theo kịp lạm phát
Những điểm chính trong phần trả lời chất vấn trước Quốc hội của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Vấn đề được cử tri quan tâm là các chính sách đảm bảo thu nhập thực tế của người lao động trong “cơn bão giá” đã được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân giải trình trước Quốc hội cuối tuần qua.
Cụ thể, theo đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội giai đoạn 2008-2012, mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh tăng dần nhằm bảo đảm tiền lương thực tế của người hưởng lương, phù hợp với sự phát triển của đất nước, tương quan hợp lý với mức tăng thu nhập chung trong xã hội và thực hiện lộ trình điều chỉnh thống nhất mức lương tối thiểu doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
Chính phủ sẽ đẩy mạnh một số giải pháp an sinh xã hội khác như hỗ trợ giảm nghèo cho 58 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50% theo cơ chế đặc thù riêng. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng sẽ điều chỉnh lại chuẩn nghèo theo hướng bù đắp trượt giá và áp dụng từ năm 2009, trong đó sẽ cộng thêm ít nhất 30% trượt giá, phấn đấu đến năm 2010 chỉ còn 10% hộ nghèo.
Trả lời chất vấn của các đại biểu Trần Ngọc Vinh, Nguyễn Đình Xuân về những cuộc đình công lớn của công nhân, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng tình hình đình công cuối năm 2007 và đầu năm 2008 diễn ra cũng nhiều nhưng thực ra “không phải phức tạp lắm”. Tuy vậy, bà cũng thừa nhận bất cập trong công tác thanh, kiểm tra vi phạm pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp.
Một vấn đề cũng được đại biểu quan tâm là những tiêu cực diễn ra nghiêm trọng trong xuất khẩu lao động thời gian gần đây, chính sách của Bộ trong việc chăm lo đời sống người lao động tại nước ngoài. bà Ngân khẳng định, xuất khẩu lao động là chủ trương rất đúng đắn, hiện có khoảng 450.000 người lao động đang làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đồng thời, quả quyết: không có doanh nghiệp xuất khẩu lao động nào được Nhà nước cấp phép có hành vi lừa đảo như đại biểu Quốc hội nêu. Chỉ có doanh nghiệp làm tốt, làm đầy đủ chức năng của mình hay doanh nghiệp yếu năng lực, làm chưa tốt trách nhiệm của mình.
Về giải pháp để bảo đảm quyền lợi người lao động ở nước ngoài, bà Ngân cho biết, sẽ đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước, tạo khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho họ, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước.
Giải trình về giải pháp khắc phục tình trạng nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, bà Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận đây là một tồn tại và chính sách sắp tới sẽ quy định rõ những chế tài nghiêm khắc.
Theo đó, nếu hết thời hạn quy định, người sử dụng lao động không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội, thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước nơi doanh nghiệp mở tài khoản, trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động.
Cụ thể, theo đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội giai đoạn 2008-2012, mức lương tối thiểu sẽ được điều chỉnh tăng dần nhằm bảo đảm tiền lương thực tế của người hưởng lương, phù hợp với sự phát triển của đất nước, tương quan hợp lý với mức tăng thu nhập chung trong xã hội và thực hiện lộ trình điều chỉnh thống nhất mức lương tối thiểu doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
Chính phủ sẽ đẩy mạnh một số giải pháp an sinh xã hội khác như hỗ trợ giảm nghèo cho 58 huyện có tỷ lệ nghèo trên 50% theo cơ chế đặc thù riêng. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng sẽ điều chỉnh lại chuẩn nghèo theo hướng bù đắp trượt giá và áp dụng từ năm 2009, trong đó sẽ cộng thêm ít nhất 30% trượt giá, phấn đấu đến năm 2010 chỉ còn 10% hộ nghèo.
Trả lời chất vấn của các đại biểu Trần Ngọc Vinh, Nguyễn Đình Xuân về những cuộc đình công lớn của công nhân, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng tình hình đình công cuối năm 2007 và đầu năm 2008 diễn ra cũng nhiều nhưng thực ra “không phải phức tạp lắm”. Tuy vậy, bà cũng thừa nhận bất cập trong công tác thanh, kiểm tra vi phạm pháp luật về lao động tại các doanh nghiệp.
Một vấn đề cũng được đại biểu quan tâm là những tiêu cực diễn ra nghiêm trọng trong xuất khẩu lao động thời gian gần đây, chính sách của Bộ trong việc chăm lo đời sống người lao động tại nước ngoài. bà Ngân khẳng định, xuất khẩu lao động là chủ trương rất đúng đắn, hiện có khoảng 450.000 người lao động đang làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Đồng thời, quả quyết: không có doanh nghiệp xuất khẩu lao động nào được Nhà nước cấp phép có hành vi lừa đảo như đại biểu Quốc hội nêu. Chỉ có doanh nghiệp làm tốt, làm đầy đủ chức năng của mình hay doanh nghiệp yếu năng lực, làm chưa tốt trách nhiệm của mình.
Về giải pháp để bảo đảm quyền lợi người lao động ở nước ngoài, bà Ngân cho biết, sẽ đẩy mạnh hợp tác song phương với các nước, tạo khung pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho họ, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước.
Giải trình về giải pháp khắc phục tình trạng nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, bà Nguyễn Thị Kim Ngân thừa nhận đây là một tồn tại và chính sách sắp tới sẽ quy định rõ những chế tài nghiêm khắc.
Theo đó, nếu hết thời hạn quy định, người sử dụng lao động không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội, thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước nơi doanh nghiệp mở tài khoản, trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động.