Chênh lệch lớn trong thu nhập của các nhóm lao động
Khoảng cách thu nhập giữa các nhóm lao động đang ngày càng có sự chênh lệch rõ nét
Khoảng cách thu nhập giữa các nhóm lao động đang ngày càng có sự chênh lệch rõ nét.
Đây là thông tin mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra tại hội nghị lần thứ 11 của Ban chấp hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa IX), diễn ra ngày 25/7 mới đây.
Cụ thể, tại Hà Nội, chênh lệch giữa người có tiền lương cao nhất so với mức trung bình là 42 lần (75,2 triệu đồng/tháng so với mức bình quân 1,8 triệu đồng/tháng).
Tại Tp.HCM, con số chênh lệch còn lên đến 109 lần (240 triệu đồng/tháng so với 2,2 triệu đồng/tháng).
Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng chỉ rõ, nhóm nhân lực có thu nhập được xếp vào loại “đỉnh” là các giám đốc điều hành, trưởng đại diện, trưởng phòng, cán bộ phụ trách kinh doanh… đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khóan, bác sỹ tại một số bệnh viện, phòng khám… Nhóm này có mức thu nhập từ 1.000 USD/tháng trở lên.
Ngược lại, nhóm có thu nhập thấp là công nhân lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài, với khoản thu nhập khoảng 1,2-1,4 triệu đồng/tháng; thu nhập của công nhân tại các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước chỉ vào khoảng 900 nghìn đồng - 1,1 triệu đồng/người/tháng.
Nhiều đại biểu tham dự hội nghị nhận định, sự chênh lệch này đang tạo nên “ranh giới giàu nghèo” một cách rõ rệt.
Trong khi lạm phát không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của nhóm có thu nhập cao thì đời sống công nhân lao động đang thực sự gặp nhiều khó khăn. Với khoản thu nhập trên dưới 1 triệu đồng/tháng, họ rất khó xoay xở để lo cho cuộc sống.
Đây là thông tin mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra tại hội nghị lần thứ 11 của Ban chấp hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa IX), diễn ra ngày 25/7 mới đây.
Cụ thể, tại Hà Nội, chênh lệch giữa người có tiền lương cao nhất so với mức trung bình là 42 lần (75,2 triệu đồng/tháng so với mức bình quân 1,8 triệu đồng/tháng).
Tại Tp.HCM, con số chênh lệch còn lên đến 109 lần (240 triệu đồng/tháng so với 2,2 triệu đồng/tháng).
Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng chỉ rõ, nhóm nhân lực có thu nhập được xếp vào loại “đỉnh” là các giám đốc điều hành, trưởng đại diện, trưởng phòng, cán bộ phụ trách kinh doanh… đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh, các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khóan, bác sỹ tại một số bệnh viện, phòng khám… Nhóm này có mức thu nhập từ 1.000 USD/tháng trở lên.
Ngược lại, nhóm có thu nhập thấp là công nhân lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài, với khoản thu nhập khoảng 1,2-1,4 triệu đồng/tháng; thu nhập của công nhân tại các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước chỉ vào khoảng 900 nghìn đồng - 1,1 triệu đồng/người/tháng.
Nhiều đại biểu tham dự hội nghị nhận định, sự chênh lệch này đang tạo nên “ranh giới giàu nghèo” một cách rõ rệt.
Trong khi lạm phát không ảnh hưởng nhiều đến đời sống của nhóm có thu nhập cao thì đời sống công nhân lao động đang thực sự gặp nhiều khó khăn. Với khoản thu nhập trên dưới 1 triệu đồng/tháng, họ rất khó xoay xở để lo cho cuộc sống.