Khó tự ra thị trường vốn quốc tế
Vào thời điểm hiện tại, rất ít doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện tự phát hành trái phiếu quốc tế ra nước ngoài
Rất có thể, khoản vay 250 triệu USD vay lại từ nguồn vốn trái phiếu phát hành ra thị trường quốc tế của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sẽ được chấp thuận. Với số tiền này, Vinalines dự kiến đầu tư đội tàu vận tải theo đúng phương án đã phê duyệt.
Được biết, trong đề án sử dụng, quản lý và hoàn trả nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ cho Tổng công ty vay lại, Vinalines đề nghị mức vay là 500 triệu USD, trong đó, khoản vay 250 triệu USD thời hạn 20 năm và 250 triệu USD thời hạn 5 năm. Tổng số tiền này dùng để thực hiện các dự án đầu tư đội tàu đã được Chính phủ phê duyệt.
Dự án phát triển đội tài vận tải là một trong những dự án trọng điểm mà Vinalines dự kiến đạt được trong năm 2007. Theo kế hoạch, năm 2007, Vinalines dự kiến mua 29 tàu với tổng trọng tải 692.000 DWT. Cùng với đó, Vinalines cũng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đóng mới thuộc chương trình 32 tàu, đồng thời nghiên cứu triển khai họat động đóng mới tài tại nước ngoài bên cạnh việc đặt đóng tại các nhà máy đóng tàu trong nước.
Với hợp đồng nguyên tắc đã ký với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) trong năm 2007, Vinalines sẽ đóng mới 19 tàu vận tải biển trong giai đoạn 2007-2010 và 45 tàu giai đoạn 2011-2015 tại các nhà máy đóng tàu của Vinashin với tổng trọng tải hơn 2,8 triệu DWT, tổng giá trị đầu tư khoảng hơn 2,3 tỷ USD, trong đó tập trung chủ yếu vào các loại hàng khô, hàng rời cỡ lớn từ 22.500-54.000 DWT, tàu container từ 1.800-3.000 TEU, tàu chở dầu sản phẩm 50.000 DWT và tàu chở dầu thô đến 105.000 DWT.
Tại cuộc họp thảo luận Đề án của Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam năm 2007 vừa diễn ra trung tuần tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý việc phát hành khoảng 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ với thời hạn 15 và 20 năm.
Tổng số tiền này sẽ được dùng để cho vay lại đối với một số dự án quan trọng như: dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dự án mua tàu vận tải của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và dự án Thủy điện Xê ca mản 3 của Tổng công ty Sông Đà.
Ngay sau cuộc họp trên, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ hoàn chỉnh Đề án để báo cáo trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2007. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì cùng Bộ Tài chính điều chỉnh lại hạn mức vay thương mại năm 2007 hoặc năm 2008 cho các doanh nghiệp trong nước có tính đến việc phát hành trái phiếu và bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế này, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế cũng đã được Chính phủ đồng ý triển khai theo 3 hình thức: Chính phủ phát hành về cho vay lại, Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế và doanh nghiệp tự trực tiếp phát hành không phải bảo lãnh của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, mặc dù doanh nghiệp có nhiều bước chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu quốc tế ra nước ngoài, nhưng vào thời điểm hiện tại, đa số doanh nghiệp khó có thể tự phát hành được.
Lý do cơ bản là đại đa số doanh nghiệp vẫn còn chưa đáp ứng được đủ 3 điều kiện: tình hình tài chính ổn định, vững chắc; thực hiện kiểm toán quốc tế và thực hiện đánh giá hệ số tín nhiệm doanh nghiệp.
Được biết, tháng 9/2006, Bộ Tài chính đã nhận được đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra quốc tế của 7 tổng công ty Nhà nước. Qua xem xét, chỉ có 4 tổng công ty là đáp ứng được các điều kiện cơ bản đề ra. Trên cơ sở 4 đề án này, Bộ Tài chính đã thẩm định và báo cáo Thủ tướng và trình Chính phủ. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt của Chính phủ thì nhanh nhất cũng phải mất 2 tháng thì mới thực hiện được việc phát hành.
Được biết, trong đề án sử dụng, quản lý và hoàn trả nguồn vốn phát hành trái phiếu quốc tế của Chính phủ cho Tổng công ty vay lại, Vinalines đề nghị mức vay là 500 triệu USD, trong đó, khoản vay 250 triệu USD thời hạn 20 năm và 250 triệu USD thời hạn 5 năm. Tổng số tiền này dùng để thực hiện các dự án đầu tư đội tàu đã được Chính phủ phê duyệt.
Dự án phát triển đội tài vận tải là một trong những dự án trọng điểm mà Vinalines dự kiến đạt được trong năm 2007. Theo kế hoạch, năm 2007, Vinalines dự kiến mua 29 tàu với tổng trọng tải 692.000 DWT. Cùng với đó, Vinalines cũng tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đóng mới thuộc chương trình 32 tàu, đồng thời nghiên cứu triển khai họat động đóng mới tài tại nước ngoài bên cạnh việc đặt đóng tại các nhà máy đóng tàu trong nước.
Với hợp đồng nguyên tắc đã ký với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) trong năm 2007, Vinalines sẽ đóng mới 19 tàu vận tải biển trong giai đoạn 2007-2010 và 45 tàu giai đoạn 2011-2015 tại các nhà máy đóng tàu của Vinashin với tổng trọng tải hơn 2,8 triệu DWT, tổng giá trị đầu tư khoảng hơn 2,3 tỷ USD, trong đó tập trung chủ yếu vào các loại hàng khô, hàng rời cỡ lớn từ 22.500-54.000 DWT, tàu container từ 1.800-3.000 TEU, tàu chở dầu sản phẩm 50.000 DWT và tàu chở dầu thô đến 105.000 DWT.
Tại cuộc họp thảo luận Đề án của Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam năm 2007 vừa diễn ra trung tuần tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý việc phát hành khoảng 1 tỷ USD trái phiếu Chính phủ với thời hạn 15 và 20 năm.
Tổng số tiền này sẽ được dùng để cho vay lại đối với một số dự án quan trọng như: dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, dự án mua tàu vận tải của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và dự án Thủy điện Xê ca mản 3 của Tổng công ty Sông Đà.
Ngay sau cuộc họp trên, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ hoàn chỉnh Đề án để báo cáo trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2007. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì cùng Bộ Tài chính điều chỉnh lại hạn mức vay thương mại năm 2007 hoặc năm 2008 cho các doanh nghiệp trong nước có tính đến việc phát hành trái phiếu và bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế này, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam ra thị trường vốn quốc tế cũng đã được Chính phủ đồng ý triển khai theo 3 hình thức: Chính phủ phát hành về cho vay lại, Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường vốn quốc tế và doanh nghiệp tự trực tiếp phát hành không phải bảo lãnh của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Vụ Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, mặc dù doanh nghiệp có nhiều bước chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu quốc tế ra nước ngoài, nhưng vào thời điểm hiện tại, đa số doanh nghiệp khó có thể tự phát hành được.
Lý do cơ bản là đại đa số doanh nghiệp vẫn còn chưa đáp ứng được đủ 3 điều kiện: tình hình tài chính ổn định, vững chắc; thực hiện kiểm toán quốc tế và thực hiện đánh giá hệ số tín nhiệm doanh nghiệp.
Được biết, tháng 9/2006, Bộ Tài chính đã nhận được đề án phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra quốc tế của 7 tổng công ty Nhà nước. Qua xem xét, chỉ có 4 tổng công ty là đáp ứng được các điều kiện cơ bản đề ra. Trên cơ sở 4 đề án này, Bộ Tài chính đã thẩm định và báo cáo Thủ tướng và trình Chính phủ. Sau khi nhận được quyết định phê duyệt của Chính phủ thì nhanh nhất cũng phải mất 2 tháng thì mới thực hiện được việc phát hành.