Không cải tổ EVN, sẽ còn thiếu điện
Các hệ thống chính trị của cả bên đảng và chính quyền đã bắt đầu thực sự lo ngại về tình trạng thiếu điện trầm trọng
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã rất quan tâm đến vụ việc gần đây hàng trăm nông dân xã Quỳnh Hội, Quỳnh Phụ, Thái Bình kéo nhau lên huyện để đòi được cấp điện sau khi bắt nhân viên điện lực phơi nắng.
Cho dù đích thân phó tổng giám đốc của EVN đã về địa phương sau đó và hứa cấp điện lại 14 tiếng/ngày, thay vì 6 tiếng như trước, Tổng bí thư vẫn yêu cầu chính quyền kiểm tra lại vụ việc này và báo cáo cho ông trong một cuộc họp cuối tuần trước, một thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người tham dự cuộc họp đó đã kể lại chi tiết này.
Câu chuyện trên cho thấy, việc thiếu điện trầm trọng ở hầu khắp các địa phương đã lên đến bàn làm việc của lãnh đạo tối cao của Đảng.
Một câu chuyện khác được báo chí đăng tải mấy ngày qua. Tỉnh ủy Khánh Hòa đã có công văn đề ngày 18/6 gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng đề nghị chỉ đạo kiểm tra việc tiết giảm điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đối với các tỉnh trong cả nước, qua đó làm rõ trách nhiệm của EVN trong việc phân bổ điện thời gian qua vì tỉnh này được cấp điện theo cách “không công bằng”.
Trong một động thái tương tự, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng gửi công văn kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo EVN và Tổng công ty Điện lực Miền Nam có phương án ưu tiên tăng phân bổ sản lượng điện cho tỉnh.
Những câu chuyện trên cho thấy, các hệ thống chính trị của cả bên đảng và chính quyền đã bắt đầu thực sự lo ngại về tình trạng thiếu điện trầm trọng, đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều vấn đề xã hội kinh tế.
Cơ chế độc quyền đã làm EVN xơ cứng, đầy quyền lực nhưng lại không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước. Tuy nhiên, thật khó mà giải quyết tận gốc của vấn đề thiếu điện nếu không cải tổ EVN.
Tập đoàn này hiện nay vẫn chiếm tỉ lệ chi phối các nguồn phát điện (hơn 60% công suất), là đơn vị duy nhất nắm hệ thống truyền tải, trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia. Bên cạnh đó, các công ty điện lực thuộc EVN giữ độc quyền phân phối, bán buôn, bán lẻ điện đến tận hộ tiêu thụ. Vị trí độc quyền của EVN vẫn được duy trì và bảo vệ, bất chấp việc đó đã gây cản trở như thế nào cho công cuộc phát triển đất nước. Vị thế độc quyền đó đã tạo cho EVN một thứ quyền lực mà chính quyền địa phương cũng phải vị nể như trong tình huống trên.
Đã có quá nhiều kiến nghị của các học giả, nhà kinh tế trong nước yêu cầu phá vỡ thế độc quyền của tập đoàn này nếu Việt Nam muốn đảm bảo an ninh điện lực. Yêu cầu này cũng đã luôn được các nhà tài trợ quốc tế lên tiếng trong các cuộc đối thoại hàng năm với chính phủ về các vấn đề phát triển của Việt Nam.
Lập luận chính của các nhà tài trợ là Việt Nam phải phá thế độc quyền của EVN từ khâu sản xuất, truyền tải và phân phối, và tăng giá điện mới có thể thu hút thêm được đầu tư tư nhân và nước ngoài; và hơn hết là làm cho ngành này trở nên cạnh tranh hơn. Yêu cầu này được họ kiên trì đưa ra trong gần hai mươi năm qua kể từ khi nối lại chương trình viện trợ ODA cho Việt Nam.
Trong nhiều lần phúc đáp yêu cầu này, đại diện chính phủ cũng kiên trì không kém. Lý lẽ chính là nếu cải tổ EVN, nhà nước có thể mất đi công cụ để điều tiết thị trường, không đảm bảo được lợi ích của phần đông dân số vẫn đang sống quanh ngưỡng nghèo. Hơn nữa, việc tăng giá bán điện có thể làm hàng triệu người nghèo không tiếp cận được với ánh sáng. Vì lẽ đó, việc cải tổ ngành điện theo hướng cạnh tranh phải có lộ trình.
Những cuộc tranh luận như trên đã kéo dài hai mươi năm nay, và chừng nào chúng còn tiếp diễn thì EVN vẫn còn ung dung hưởng thụ vị thế độc quyền.
Ở góc độ nào đó, EVN cũng có những nỗ lực lớn. Ngành điện luôn tăng trưởng cao gấp đôi so với tăng trưởng kinh tế; tập đoàn này đã có công xây dựng các đường điện đến nhiều vùng sâu, vùng xa gần như không có lợi nhuận để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội được giao phó.
Tuy nhiên, họ không thể biện minh cho tình trạng lúa chết hàng loạt trên đồng ruộng vì thiếu nước do máy bơm mất điện, hay công nhân phải nghỉ việc không lương vì mất điện, hay những bất ổn xã hội tiềm tàng còn có thể diễn ra vì thiếu điện.
Cách đây gần một thập kỷ, thị trường viễn thông Việt Nam cũng chứng kiến điều tương tự như ngành điện khi VNPT độc quyền trong ngành này. Sự mở cửa cho cạnh tranh đã mang lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho ngành viễn thông ngày nay.
Kinh nghiệm đó, cùng với những diễn biến trong cuộc sống cho thấy, việc cải tổ ngành điện là một yêu cầu không thể trì hoãn.
Những nỗ lực tiết kiệm điện như thay đổi công nghệ, ban hành luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, phát triển thêm các nguồn cấp điện, và nâng cao ý thức người dân là cần thiết nhưng không thể đủ để giải quyết vấn đề của ngành điện.
Đến nay, Việt Nam vẫn chưa thể phát triển được một thị trường điện cạnh tranh mà lý do cơ bản nhất là giá điện luôn bị EVN áp đặt. Các nhà phát điện không thể đàm phán được với EVN theo một biểu giá hợp lý, và vì thế họ không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này. Trong khi đó, vai trò của EVN nhiều lúc đã vượt quá khả năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Để tái cấu trúc ngành điện phải phá vỡ ngay những rào cản này, cũng như cần lập ra một ủy ban năng lượng mà vị thế của họ có thể chi phối áp đảo được tập đoàn này.
Tư Giang (SGTT)
Cho dù đích thân phó tổng giám đốc của EVN đã về địa phương sau đó và hứa cấp điện lại 14 tiếng/ngày, thay vì 6 tiếng như trước, Tổng bí thư vẫn yêu cầu chính quyền kiểm tra lại vụ việc này và báo cáo cho ông trong một cuộc họp cuối tuần trước, một thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người tham dự cuộc họp đó đã kể lại chi tiết này.
Câu chuyện trên cho thấy, việc thiếu điện trầm trọng ở hầu khắp các địa phương đã lên đến bàn làm việc của lãnh đạo tối cao của Đảng.
Một câu chuyện khác được báo chí đăng tải mấy ngày qua. Tỉnh ủy Khánh Hòa đã có công văn đề ngày 18/6 gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng đề nghị chỉ đạo kiểm tra việc tiết giảm điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đối với các tỉnh trong cả nước, qua đó làm rõ trách nhiệm của EVN trong việc phân bổ điện thời gian qua vì tỉnh này được cấp điện theo cách “không công bằng”.
Trong một động thái tương tự, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng gửi công văn kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo EVN và Tổng công ty Điện lực Miền Nam có phương án ưu tiên tăng phân bổ sản lượng điện cho tỉnh.
Những câu chuyện trên cho thấy, các hệ thống chính trị của cả bên đảng và chính quyền đã bắt đầu thực sự lo ngại về tình trạng thiếu điện trầm trọng, đã gây ảnh hưởng lớn đến nhiều vấn đề xã hội kinh tế.
Cơ chế độc quyền đã làm EVN xơ cứng, đầy quyền lực nhưng lại không đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu điện của đất nước. Tuy nhiên, thật khó mà giải quyết tận gốc của vấn đề thiếu điện nếu không cải tổ EVN.
Tập đoàn này hiện nay vẫn chiếm tỉ lệ chi phối các nguồn phát điện (hơn 60% công suất), là đơn vị duy nhất nắm hệ thống truyền tải, trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia. Bên cạnh đó, các công ty điện lực thuộc EVN giữ độc quyền phân phối, bán buôn, bán lẻ điện đến tận hộ tiêu thụ. Vị trí độc quyền của EVN vẫn được duy trì và bảo vệ, bất chấp việc đó đã gây cản trở như thế nào cho công cuộc phát triển đất nước. Vị thế độc quyền đó đã tạo cho EVN một thứ quyền lực mà chính quyền địa phương cũng phải vị nể như trong tình huống trên.
Đã có quá nhiều kiến nghị của các học giả, nhà kinh tế trong nước yêu cầu phá vỡ thế độc quyền của tập đoàn này nếu Việt Nam muốn đảm bảo an ninh điện lực. Yêu cầu này cũng đã luôn được các nhà tài trợ quốc tế lên tiếng trong các cuộc đối thoại hàng năm với chính phủ về các vấn đề phát triển của Việt Nam.
Lập luận chính của các nhà tài trợ là Việt Nam phải phá thế độc quyền của EVN từ khâu sản xuất, truyền tải và phân phối, và tăng giá điện mới có thể thu hút thêm được đầu tư tư nhân và nước ngoài; và hơn hết là làm cho ngành này trở nên cạnh tranh hơn. Yêu cầu này được họ kiên trì đưa ra trong gần hai mươi năm qua kể từ khi nối lại chương trình viện trợ ODA cho Việt Nam.
Trong nhiều lần phúc đáp yêu cầu này, đại diện chính phủ cũng kiên trì không kém. Lý lẽ chính là nếu cải tổ EVN, nhà nước có thể mất đi công cụ để điều tiết thị trường, không đảm bảo được lợi ích của phần đông dân số vẫn đang sống quanh ngưỡng nghèo. Hơn nữa, việc tăng giá bán điện có thể làm hàng triệu người nghèo không tiếp cận được với ánh sáng. Vì lẽ đó, việc cải tổ ngành điện theo hướng cạnh tranh phải có lộ trình.
Những cuộc tranh luận như trên đã kéo dài hai mươi năm nay, và chừng nào chúng còn tiếp diễn thì EVN vẫn còn ung dung hưởng thụ vị thế độc quyền.
Ở góc độ nào đó, EVN cũng có những nỗ lực lớn. Ngành điện luôn tăng trưởng cao gấp đôi so với tăng trưởng kinh tế; tập đoàn này đã có công xây dựng các đường điện đến nhiều vùng sâu, vùng xa gần như không có lợi nhuận để đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội được giao phó.
Tuy nhiên, họ không thể biện minh cho tình trạng lúa chết hàng loạt trên đồng ruộng vì thiếu nước do máy bơm mất điện, hay công nhân phải nghỉ việc không lương vì mất điện, hay những bất ổn xã hội tiềm tàng còn có thể diễn ra vì thiếu điện.
Cách đây gần một thập kỷ, thị trường viễn thông Việt Nam cũng chứng kiến điều tương tự như ngành điện khi VNPT độc quyền trong ngành này. Sự mở cửa cho cạnh tranh đã mang lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho ngành viễn thông ngày nay.
Kinh nghiệm đó, cùng với những diễn biến trong cuộc sống cho thấy, việc cải tổ ngành điện là một yêu cầu không thể trì hoãn.
Những nỗ lực tiết kiệm điện như thay đổi công nghệ, ban hành luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, phát triển thêm các nguồn cấp điện, và nâng cao ý thức người dân là cần thiết nhưng không thể đủ để giải quyết vấn đề của ngành điện.
Đến nay, Việt Nam vẫn chưa thể phát triển được một thị trường điện cạnh tranh mà lý do cơ bản nhất là giá điện luôn bị EVN áp đặt. Các nhà phát điện không thể đàm phán được với EVN theo một biểu giá hợp lý, và vì thế họ không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này. Trong khi đó, vai trò của EVN nhiều lúc đã vượt quá khả năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Để tái cấu trúc ngành điện phải phá vỡ ngay những rào cản này, cũng như cần lập ra một ủy ban năng lượng mà vị thế của họ có thể chi phối áp đảo được tập đoàn này.
Tư Giang (SGTT)