Cắt điện sai khu vực sẽ bị phạt tiền
Nếu cắt điện không thuộc khu vực phải hạn chế cấp điện, đơn vị phân phối điện sẽ bị phạt tiền và phải khắc phục sự cố
Nếu cắt điện không thuộc khu vực phải hạn chế cấp điện, đơn vị phân phối điện sẽ bị phạt tiền và phải khắc phục sự cố.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong Nghị định 68/CP, quy định các điều khoản xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực vừa được Thủ tướng ký ban hành, có hiệu lực từ 1/8 tới.
Phạm vi xử phạt được áp dụng cho tất cả cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật trong các hoạt động điện lực như: xây dựng, lắp đặt công trình điện, các hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn, bán lẻ điện; các quy định về sử dụng điện, an toàn điện, điều động hệ thống điện và thị trường điện lực.
Mức phạt tiền tối đa đối với các vi phạm là từ 30 - 40 triệu đồng, tương ứng với việc hoạt động điện lực không có giấy phép, cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn giấy phép hoạt động điện lực; khởi công xây dựng công trình điện không có trong quy hoạch đã được duyệt, trừ trường hợp có lý do chính đáng; xuất, nhập khẩu điện không có giấy phép.
Đơn vị phân phối điện sẽ phị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như: ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện mà không thông báo theo quy định về trình tự, thủ tục ngừng, giảm mức cung cấp điện.
Đặc biệt, nếu ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với khách hàng thuộc diện không phải hạn chế khi thiếu điện, trừ trường hợp có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng mất an toàn cho người, thiết bị, hệ thống điện cũng sẽ bị phạt tiền ở mức trên.
Bên cấp điện sẽ bị phạt tiền với mức trên đối với một trong các hành vi: không hoàn thành kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế thiết bị đo đếm điện sau ba ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của bên mua điện.
Hoặc không tiến hành xử lý sự cố để khôi phục việc cấp điện sau hai giờ kể từ khi phát điện hoặc nhận được thông báo của bên mua điện về sự cố lưới điện do bên bán điện quản lý mà không có lý do chính đáng.
Ngoài ra, đơn vị phân phối điện cũng sẽ bị phạt tiền nếu ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không đúng nội dung đã thông báo hoặc cắt điện tại những điểm không thuộc khu vực phải cắt điện.
Những vi phạm về bán sai giá điện, xuất nhập khẩu điện, không công khai giá điện, trộm cắp điện, sử dụng các thiết bị đo, đếm điện năng chưa được kiểm định... cũng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng – 15.000.000 đồng, tùy theo vi phạm cụ thể.
Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong Nghị định 68/CP, quy định các điều khoản xử phạt hành chính trong lĩnh vực điện lực vừa được Thủ tướng ký ban hành, có hiệu lực từ 1/8 tới.
Phạm vi xử phạt được áp dụng cho tất cả cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật trong các hoạt động điện lực như: xây dựng, lắp đặt công trình điện, các hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn, bán lẻ điện; các quy định về sử dụng điện, an toàn điện, điều động hệ thống điện và thị trường điện lực.
Mức phạt tiền tối đa đối với các vi phạm là từ 30 - 40 triệu đồng, tương ứng với việc hoạt động điện lực không có giấy phép, cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn giấy phép hoạt động điện lực; khởi công xây dựng công trình điện không có trong quy hoạch đã được duyệt, trừ trường hợp có lý do chính đáng; xuất, nhập khẩu điện không có giấy phép.
Đơn vị phân phối điện sẽ phị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi như: ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện mà không thông báo theo quy định về trình tự, thủ tục ngừng, giảm mức cung cấp điện.
Đặc biệt, nếu ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với khách hàng thuộc diện không phải hạn chế khi thiếu điện, trừ trường hợp có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng mất an toàn cho người, thiết bị, hệ thống điện cũng sẽ bị phạt tiền ở mức trên.
Bên cấp điện sẽ bị phạt tiền với mức trên đối với một trong các hành vi: không hoàn thành kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế thiết bị đo đếm điện sau ba ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của bên mua điện.
Hoặc không tiến hành xử lý sự cố để khôi phục việc cấp điện sau hai giờ kể từ khi phát điện hoặc nhận được thông báo của bên mua điện về sự cố lưới điện do bên bán điện quản lý mà không có lý do chính đáng.
Ngoài ra, đơn vị phân phối điện cũng sẽ bị phạt tiền nếu ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện không đúng nội dung đã thông báo hoặc cắt điện tại những điểm không thuộc khu vực phải cắt điện.
Những vi phạm về bán sai giá điện, xuất nhập khẩu điện, không công khai giá điện, trộm cắp điện, sử dụng các thiết bị đo, đếm điện năng chưa được kiểm định... cũng sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng – 15.000.000 đồng, tùy theo vi phạm cụ thể.