“Không để tài sản quốc gia này chiếm đoạt tài sản quốc gia khác”
Có lẽ đã đến lúc cần đưa thêm vào Bộ luật Hình sự một tội danh mới là "tham nhũng nhà công vụ"
“Có vị đại biểu nói cán bộ cấp cao là tài sản quốc gia, tôi đồng ý. Nhưng nhà công vụ cũng là tài sản quốc gia, nên không thể để tài sản quốc gia này chiếm đoạt tài sản quốc gia khác”, đại biểu Lê Như Tiến mở màn phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội của Quốc hội, sáng 31/10.
Dù không đề cập trường hợp cụ thể nào, song những phát biểu của đại biểu Tiến đã nói khá sâu về một vấn đề đã và đang gây bức xúc dư luận, đó là “tham nhũng nhà công vụ”.
Về tham nhũng nói chung, đại biểu Tiến dẫn báo cáo mới công bố của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chỉ số tham nhũng trong lĩnh vực công của Việt Nam chỉ đứng thứ 116/177 với mức điểm đạt 31/100 điểm (tức chỉ được 3 điểm nếu tính trên thang điểm 10).
Tham nhũng trong lĩnh vực công như vậy là còn rất nghiêm trọng. Tình hình tham nhũng diễn ra phức tạp hàng ngày gây thiệt hại lớn với tài sản của nhà nước, nhân dân, ông Tiến nhìn nhận.
Theo phân tích của vị đại biểu rất “chăm” phát biểu về tham nhũng tại nghị trường này thì tham nhũng dẫn đến hệ quả nhiều công trình, dự án lâm vào những căn bệnh không có trong từ điển y khoa - bệnh thích hoành tráng, thèm ngân sách. Nhiều công trình dự án tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng nhưng hiệu quả, công năng sử dụng không đáng kể, thậm chí, có những công trình do đẻ non chín ép nên vừa khai trương đã phải khai tử.
Đại biểu Tiến cho rằng, với những công trình, dự án đó, chỉ một số người như chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, ban quản lý dự án là được lợi. Vì thế, họ thích vẽ ra các dự án hoành tráng vì công trình càng lớn thì phần trăm hoa hồng, triết khấu, tiền chảy vào túi họ càng nhiều.
Trở lại bức xúc về nhà công vụ mà nhiều đai biểu đã đề cập ở các phiên thảo luận trước, ông Tiến nhấn mạnh, nhà công vụ, biệt thự công là tài sản nhà nước được ưu tiên giao cho một số đối tượng sử dụng theo quy định của pháp luật.
Tính đến tháng 9/2014 có gần 1,4 triệu m2 nhà ở công vụ trong đó có hàng trăm biệt thực công, hàng nghìn căn hộ chung cư và 55.000 nhà ở liền kề. Trong những năm qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của nhà nước đã gương mẫu, tự nguyện trả lại biệt thự công, nhà công vụ ngay khi thôi chức vụ quản lý. Nhưng cũng không ít cán bộ về nghỉ vẫn quên trả lại nhà công vụ. Thực chất như vậy là đã biến nhà công vụ thành tư vụ.
“Có người tuy không ở nhưng lại… lỡ mang cả chìa khoá nhà công vụ về quê... Có người còn để cho con cháu họ hàng ở nhờ và nhiều người thông minh hơn thì thậm chí cho thuê để hưởng thêm mỗi tháng một khoản tiền lớn hơn nhiều khoản phải bỏ ra thuê căn nhà đó của Nhà nước”, đại biểu Tiến nói.
Vẫn theo phân tích của đại biểu này thì nhà công vụ, biệt thự công thường toạ lạc trên những vị trí đắc địa, nhưng nhiều toà nhà đã bị chia nhỏ, cơi nới, làm mất đi không gian văn hoá của biệt thực, biến thành những căn hộ nhếch nhác. Có biệt thư công nằm trong vùng lõi của di sản văn hoá.
Nếu Chính phủ có chính sách quản lý hợp lý thì có thể thu hồi, bán đấu giá hàng trăm, hàng nghìn nhà công vụ bị sử dụng sai mục đích, có thể thu được hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư cho những công trình hạ tầng - một nguồn quan trọng để đầu tư phát triển.
Có lẽ đã đến lúc cần đưa thêm vào Bộ luật Hình sự một tội danh mới là "tham nhũng nhà công vụ", đại biểu Tiến đặt vấn đề, và nêu nghịch lý nhiều cán bộ tham nhũng vặt cũng bị xử lý vì “nhập nhèm” vài triệu đồng song từ trước đến nay chưa ai bị xử lý về việc tham nhũng nhà công vụ có giá trị nhiều tỷ đồng.
Dẫn lại quan điểm của một vị đại biểu khác cho rằng nhiều cán bộ cấp cao là tài sản quốc gia, đại biểu Lê Như Tiến bày tỏ tán thành nhận định này nhưng cũng cho rằng nhà công vụ, biệt thự công cũng là một loại tài sản quốc gia.
“Không thể để tài sản quốc gia này chiếm đoạt tài sản quốc gia khác”, sau nhấn mạnh này, đại biểu Tiến đề nghị Nhà nước tập trung đầu tư nhà công vụ cho cán bộ vùng biên giới hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, cho bác sĩ, giáo viên đi làm nhiệm vụ.
Vị đại biểu đang giữ vị trí Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng cũng yêu cầu xử lý nghiêm những người tham nhũng nhà công vụ, và đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng thanh tra Chính phủ cùng chia sẻ về việc này trước Quốc hội.
Dù không đề cập trường hợp cụ thể nào, song những phát biểu của đại biểu Tiến đã nói khá sâu về một vấn đề đã và đang gây bức xúc dư luận, đó là “tham nhũng nhà công vụ”.
Về tham nhũng nói chung, đại biểu Tiến dẫn báo cáo mới công bố của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chỉ số tham nhũng trong lĩnh vực công của Việt Nam chỉ đứng thứ 116/177 với mức điểm đạt 31/100 điểm (tức chỉ được 3 điểm nếu tính trên thang điểm 10).
Tham nhũng trong lĩnh vực công như vậy là còn rất nghiêm trọng. Tình hình tham nhũng diễn ra phức tạp hàng ngày gây thiệt hại lớn với tài sản của nhà nước, nhân dân, ông Tiến nhìn nhận.
Theo phân tích của vị đại biểu rất “chăm” phát biểu về tham nhũng tại nghị trường này thì tham nhũng dẫn đến hệ quả nhiều công trình, dự án lâm vào những căn bệnh không có trong từ điển y khoa - bệnh thích hoành tráng, thèm ngân sách. Nhiều công trình dự án tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng nhưng hiệu quả, công năng sử dụng không đáng kể, thậm chí, có những công trình do đẻ non chín ép nên vừa khai trương đã phải khai tử.
Đại biểu Tiến cho rằng, với những công trình, dự án đó, chỉ một số người như chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, ban quản lý dự án là được lợi. Vì thế, họ thích vẽ ra các dự án hoành tráng vì công trình càng lớn thì phần trăm hoa hồng, triết khấu, tiền chảy vào túi họ càng nhiều.
Trở lại bức xúc về nhà công vụ mà nhiều đai biểu đã đề cập ở các phiên thảo luận trước, ông Tiến nhấn mạnh, nhà công vụ, biệt thự công là tài sản nhà nước được ưu tiên giao cho một số đối tượng sử dụng theo quy định của pháp luật.
Tính đến tháng 9/2014 có gần 1,4 triệu m2 nhà ở công vụ trong đó có hàng trăm biệt thực công, hàng nghìn căn hộ chung cư và 55.000 nhà ở liền kề. Trong những năm qua, nhiều lãnh đạo cấp cao của nhà nước đã gương mẫu, tự nguyện trả lại biệt thự công, nhà công vụ ngay khi thôi chức vụ quản lý. Nhưng cũng không ít cán bộ về nghỉ vẫn quên trả lại nhà công vụ. Thực chất như vậy là đã biến nhà công vụ thành tư vụ.
“Có người tuy không ở nhưng lại… lỡ mang cả chìa khoá nhà công vụ về quê... Có người còn để cho con cháu họ hàng ở nhờ và nhiều người thông minh hơn thì thậm chí cho thuê để hưởng thêm mỗi tháng một khoản tiền lớn hơn nhiều khoản phải bỏ ra thuê căn nhà đó của Nhà nước”, đại biểu Tiến nói.
Vẫn theo phân tích của đại biểu này thì nhà công vụ, biệt thự công thường toạ lạc trên những vị trí đắc địa, nhưng nhiều toà nhà đã bị chia nhỏ, cơi nới, làm mất đi không gian văn hoá của biệt thực, biến thành những căn hộ nhếch nhác. Có biệt thư công nằm trong vùng lõi của di sản văn hoá.
Nếu Chính phủ có chính sách quản lý hợp lý thì có thể thu hồi, bán đấu giá hàng trăm, hàng nghìn nhà công vụ bị sử dụng sai mục đích, có thể thu được hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư cho những công trình hạ tầng - một nguồn quan trọng để đầu tư phát triển.
Có lẽ đã đến lúc cần đưa thêm vào Bộ luật Hình sự một tội danh mới là "tham nhũng nhà công vụ", đại biểu Tiến đặt vấn đề, và nêu nghịch lý nhiều cán bộ tham nhũng vặt cũng bị xử lý vì “nhập nhèm” vài triệu đồng song từ trước đến nay chưa ai bị xử lý về việc tham nhũng nhà công vụ có giá trị nhiều tỷ đồng.
Dẫn lại quan điểm của một vị đại biểu khác cho rằng nhiều cán bộ cấp cao là tài sản quốc gia, đại biểu Lê Như Tiến bày tỏ tán thành nhận định này nhưng cũng cho rằng nhà công vụ, biệt thự công cũng là một loại tài sản quốc gia.
“Không thể để tài sản quốc gia này chiếm đoạt tài sản quốc gia khác”, sau nhấn mạnh này, đại biểu Tiến đề nghị Nhà nước tập trung đầu tư nhà công vụ cho cán bộ vùng biên giới hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, cho bác sĩ, giáo viên đi làm nhiệm vụ.
Vị đại biểu đang giữ vị trí Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng cũng yêu cầu xử lý nghiêm những người tham nhũng nhà công vụ, và đề nghị Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Tổng thanh tra Chính phủ cùng chia sẻ về việc này trước Quốc hội.