“Không nên có luật chơi riêng cho SCIC”
Nhóm công tác thị trường vốn của VBF cho rằng việc làm rõ vai trò của SCIC trên thị trường chứng khoán là thật sự cần thiết
Bản báo cáo của nhóm công tác thị trường vốn sẽ được trình bày tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ sáng 3/6 đã nêu một kiến nghị rất đáng chú ý liên quan đến Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Cụ thể, nhóm công tác cho rằng SCIC cần phải “tuân thủ các quy định về công bố thông tin như các chủ thể khác đang tham gia thị trường”, thay vì được đối xử một cách có phần ưu ái như lâu nay.
“Là nhà đầu tư tổ chức lớn nhất trên thị trường, SCIC rõ ràng đóng một vai trò quan trọng và các bước đi của tổ chức này có tác động rất nhạy cảm đến tâm lý thị trường. Nhóm cho rằng việc làm rõ vai trò của SCIC trên thị trường chứng khoán là thật sự cần thiết và với giả định xem SCIC là một tổ chức tài chính, chúng tôi đề nghị SCIC cũng phải tuân thủ các quy định về công bố thông tin như các chủ thể khác đang tham gia thị trường”, báo cáo của nhóm viết.
Nhận định về tình hình thị trường vốn Việt Nam hiện nay, nhóm cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những dấu hiệu hồi phục từ năm 2012 đến nay, tuy nhiên sự hồi phục này “chưa được đặt trên một nền tảng bền vững, nhìn chung sức khoẻ các doanh nghiệp niêm yết còn yếu, thanh khoản thị trường vẫn còn thấp, nhà đầu tư nước ngoài dù đang quan tâm trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam tuy nhiên đa số vẫn còn đang quan sát và chờ cơ hội”.
Một nội dung quan trọng khác cũng được đề cập trong báo cáo là kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, một hoạt động được đánh giá là “đã bị chậm lại một phần do sự trì trệ của thị trường chứng khoán”.
Nhóm cũng đề xuất việc xây dựng một lộ trình cổ phần hoá, theo đó Chính phủ cần tăng tốc chương trình cổ phần hóa thông qua việc xác định một lộ trình mới với các tiêu chí rõ ràng và thời gian biểu cụ thể.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không nên chỉ quan tâm nhiều đến các khía cạnh tài chính mà còn những yếu tố khác như cơ cấu lại khu vực quốc doanh. Bên cạnh đó, cần quy định sau cổ phần hoá, doanh nghiệp bắt buộc các doanh nghiệp phải niêm yết trong vòng một tháng.
“Chúng tôi cho rằng thị trường chứng khoán rất cần những “hàng hóa có chất lượng” để thu hút nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không nên chỉ quan tâm nhiều đến các khía cạnh tài chính mà còn những yếu tố khác như cơ cấu lại khu vực quốc doanh. Hai ngành chủ lực cần cổ phần hóa trước mắt là viễn thông và ngân hàng”, báo cáo viết.
Về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, nhóm đề xuất mức sở hữu nước ngoài trong ngân hàng nên được nâng lên 49% vì đây “sẽ là một con số thực tế hơn”.
“Việt Nam cần cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu đến 100% cổ phần trong các công ty Việt Nam trong các lĩnh vực, ngành phù hợp với lộ trình cam kết WTO của Việt Nam. Cần xây dựng một cơ chế để cho nhà đầu tư nước ngoài có thể giao dịch cổ phiếu trong các công ty hết “room” một cách thuận lợi, minh bạch. Bên cạnh đó, có thể phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết (non-voting shares) dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài”, báo cáo viết.
Cụ thể, nhóm công tác cho rằng SCIC cần phải “tuân thủ các quy định về công bố thông tin như các chủ thể khác đang tham gia thị trường”, thay vì được đối xử một cách có phần ưu ái như lâu nay.
“Là nhà đầu tư tổ chức lớn nhất trên thị trường, SCIC rõ ràng đóng một vai trò quan trọng và các bước đi của tổ chức này có tác động rất nhạy cảm đến tâm lý thị trường. Nhóm cho rằng việc làm rõ vai trò của SCIC trên thị trường chứng khoán là thật sự cần thiết và với giả định xem SCIC là một tổ chức tài chính, chúng tôi đề nghị SCIC cũng phải tuân thủ các quy định về công bố thông tin như các chủ thể khác đang tham gia thị trường”, báo cáo của nhóm viết.
Nhận định về tình hình thị trường vốn Việt Nam hiện nay, nhóm cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những dấu hiệu hồi phục từ năm 2012 đến nay, tuy nhiên sự hồi phục này “chưa được đặt trên một nền tảng bền vững, nhìn chung sức khoẻ các doanh nghiệp niêm yết còn yếu, thanh khoản thị trường vẫn còn thấp, nhà đầu tư nước ngoài dù đang quan tâm trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam tuy nhiên đa số vẫn còn đang quan sát và chờ cơ hội”.
Một nội dung quan trọng khác cũng được đề cập trong báo cáo là kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, một hoạt động được đánh giá là “đã bị chậm lại một phần do sự trì trệ của thị trường chứng khoán”.
Nhóm cũng đề xuất việc xây dựng một lộ trình cổ phần hoá, theo đó Chính phủ cần tăng tốc chương trình cổ phần hóa thông qua việc xác định một lộ trình mới với các tiêu chí rõ ràng và thời gian biểu cụ thể.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không nên chỉ quan tâm nhiều đến các khía cạnh tài chính mà còn những yếu tố khác như cơ cấu lại khu vực quốc doanh. Bên cạnh đó, cần quy định sau cổ phần hoá, doanh nghiệp bắt buộc các doanh nghiệp phải niêm yết trong vòng một tháng.
“Chúng tôi cho rằng thị trường chứng khoán rất cần những “hàng hóa có chất lượng” để thu hút nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không nên chỉ quan tâm nhiều đến các khía cạnh tài chính mà còn những yếu tố khác như cơ cấu lại khu vực quốc doanh. Hai ngành chủ lực cần cổ phần hóa trước mắt là viễn thông và ngân hàng”, báo cáo viết.
Về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, nhóm đề xuất mức sở hữu nước ngoài trong ngân hàng nên được nâng lên 49% vì đây “sẽ là một con số thực tế hơn”.
“Việt Nam cần cho phép nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu đến 100% cổ phần trong các công ty Việt Nam trong các lĩnh vực, ngành phù hợp với lộ trình cam kết WTO của Việt Nam. Cần xây dựng một cơ chế để cho nhà đầu tư nước ngoài có thể giao dịch cổ phiếu trong các công ty hết “room” một cách thuận lợi, minh bạch. Bên cạnh đó, có thể phát hành cổ phiếu không có quyền biểu quyết (non-voting shares) dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài”, báo cáo viết.