Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp: Nhìn từ mô hình SCIC
Thời điểm nhìn lại quá trình 5 năm hoạt động của SCIC, gắn với mô hình mới trong quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Theo Quyết định 151/2005 của Chính phủ, vai trò và sứ mệnh của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) là một tập đoàn đầu tư tài chính của Chính phủ hoạt động đầu tư vốn nhà nước có hiệu quả trong nền kinh tế hội nhập.
Ngày 28/7 này, SCIC kỷ niệm 5 năm ngày thành lập. Đây là thời điểm nhìn lại quá trình hoạt động của “siêu tổng công ty” này, nhìn lại một mô hình mới với vai trò và sứ mệnh trên, đặc biệt là yêu cầu đổi mới phương thức quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.
Xoay quanh những nội dung trên, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc những ý kiến của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính, SCIC, các đối tác nước ngoài và những người đại diện phần vốn Nhà nước, những người đã, đang tham gia vào sự đổi mới này.
Sẽ mở rộng quy mô tiếp nhận và quản lý vốn
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng
“Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước được thành lập nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới phương thức quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đồng thời tái cơ cấu vốn Nhà nước để tập trung đầu tư vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, Tổng công ty đã đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Tổng công ty cần định hướng rõ hơn về chiến lược phát triển doanh nghiệp theo từng thời kỳ, đẩy nhanh công tác bán vốn Nhà nước, chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, hoạt động của các doanh nghiệp thuộc danh mục đầu tư để Tổng công ty thực sự trở thành nhà đầu tư chiến lược, có hiệu quả của Chính phủ, một công cụ quan trọng giúp Nhà nước chủ động trong việc thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới và tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp nhà nước theo định hướng đề ra.
Một số nhiệm vụ Tổng công ty cần triển khai trong thời gian tới gồm: công tác bán vốn Nhà nước, tiếp nhận doanh nghiệp, tăng cường quản lý chặt chẽ người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hoạt động đầu tư.
Trong quá trình bán vốn cần lưu ý đến hiệu quả, thực hiện tái cơ cấu để nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp để tăng lợi nhuận khi bán, thúc đẩy quá trình niêm yết để bán vốn thông qua thị trường chứng khoán.
Hoạt động đầu tư của SCIC cần theo định hướng ưu tiên đầu tư dài hạn vào các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế mà Nhà nước cần nắm giữ quyền chi phối; nâng cao năng lực về quản trị và nguồn nhân lực của Tổng công ty để từng bước giúp Chính phủ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp lớn theo hướng đến năm 2015 có thể tiếp nhận và quản lý vốn nhà nước tại các tổng công ty, đến năm 2020 tiếp nhận và quản lý vốn Nhà nước tại các Tập đoàn kinh tế.
Đồng thời SCIC sẽ tham gia đầu tư vào các công trình, dự án hạ tầng quan trọng mà Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư, trong đó Tổng công ty đóng vai trò nhà đầu tư tài chính và huy động các nguồn vốn trong nước, quốc tế”.
“Tương lai SCIC phụ thuộc vào quyết tâm đổi mới”
Bà Lê Thị Băng Tâm, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCIC
“Việc nghiên cứu về mô hình SCIC của Việt Nam là một chủ trương lớn của Chính phủ trong tiến trình đổi mới và cải cách phương thức quản lý vốn và quản trị doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước. Với tư cách là những người được giao trọng trách xây dựng và tổ chức thành lập tổng công ty, chúng tôi đã cố gắng để vận dụng kinh nghiệm thành công và không thành công của một số nước để tổ chức SCIC cho phù hợp thực tế Việt Nam.
Quyết định 151/2005 của Thủ tướng đã tạo ra hành lang pháp lý bước đầu cho SCIC. Tuy nhiên, quá trình này không đơn giản bởi đây là mô hình rất mới chưa có tại Việt Nam. Tất cả mọi việc đều phải xây dựng từ đầu và phải vượt qua nhiều thách thức trong bối cảnh có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò sở hữu vốn nhà nước, cũng như những xung đột lợi ích khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lúc nóng lúc lạnh. Vì vậy, tôi thấy có được kết quả như hiện nay cũng là nỗ lực rất lớn của Chính phủ và SCIC.
Thời gian qua, SCIC đã đạt được những kết quả bước đầu để khẳng định vị trí và vai trò của mình trong sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, nếu nhìn vào hoạt động của SCIC hiện nay nhiều người đặt câu hỏi liệu trong tương lai SCIC có tiếp tục phát triển theo hướng là nhà đầu tư tài chính và người đại diện duy nhất của Chính phủ đối với vốn nhà nước không? Điều này còn phụ thuộc vào chủ trương của Nhà nước và nỗ lực tự khẳng định mình của SCIC.
Nếu chúng ta quyết tâm thay đổi và cho SCIC vị thế pháp lý đủ mạnh đi cùng với sự ủng hộ quyết liệt của các ngành, các cấp thì trong tương lai SCIC sẽ trở thành tập đoàn tài chính mạnh ngang hàng với các nước trong khu vực”.
SCIC cần sự đồng thuận và ủng hộ
Ông Trần Văn Tá, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính, nguyên Tổng giám đốc SCIC
“Thời gian 5 năm chưa đủ để khẳng định sự thành công của một mô hình mới. Tuy nhiên, những kết quả mà SCIC đạt được là rất đáng khích lệ, bước đầu tích cực, góp phần quan trọng khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về đổi mới phương thức quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
SCIC là một mô hình mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam, vì thế vẫn chưa nhận được sự đồng thuận cao ở các ngành, các cấp về mô hình này. Hơn nữa, cơ chế chính sách cho hoạt động của mô hình đặc thù SCIC còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời…
Thời gian tới, để củng cố và phát huy mô hình này, trước hết phải khẳng định tính đúng đắn của mô hình này và kiên quyết chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, để thành công, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của mình, SCIC rất cần sự đồng thuận, ủng hộ của cả hệ thống chính trị. Có như vậy, mới hiện thực hóa được những mục tiêu mà Chính phủ giao phó cho SCIC”.
Bước đầu thành công của một mô hình mới
Ông Lại Văn Đạo, Tổng giám đốc SCIC
“Qua thời gian hoạt động chưa nhiều, nhưng Tổng công ty đã bước đầu thực hiện thành công các chủ trương, định hướng của Đảng trong việc đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp.
Cùng với việc xây dựng được mô hình tổ chức bộ máy, SCIC đã tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại gần 1.000 doanh nghiệp thuộc bộ ngành, địa phương trước đây; thực hiện bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ; bước đầu khẳng định vai trò nhà đầu tư tài chính của Chính phủ thực hiện đầu tư vào các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước thông qua mua cổ phần và góp vốn vào dự án…
Bên cạnh các mặt được, còn một số hạn chế như: nhận thức của một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp về chủ trương xác lập quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Tổng công ty còn chưa nhất quán, dẫn đến chậm hoặc chưa chuyển giao phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về Tổng công ty.
Theo thống kê sơ bộ tại 47 bộ và địa phương, còn gần 200 doanh nghiệp độc lập thuộc diện chuyển giao với số vốn trên 3.000 tỷ đồng, ngoài ra có 11 tổng công ty đã cổ phần hóa chưa chuyển giao sang Tổng công ty với số vốn nhà nước trên 40.000 tỷ đồng. Số doanh nghiệp bàn giao sang Tổng công ty chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ với tổng số vốn nhà nước do Tổng công ty tiếp nhận và quản lý mới chiếm khoảng trên 2% tổng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.
Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của Tổng công ty cũng còn nhiều điểm chưa phù hợp, Việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước thông qua ủy quyền người đại diện còn một số bất cập.
Thành quả bước đầu Tổng công ty đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong quá trình đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gắn với đẩy mạnh sắp xếp, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Việc Tổng công ty được lựa chọn để triển khai mô hình đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, đồng thời thực hiện vai trò đầu tư và kinh doanh vốn đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới sắp xếp doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một mô hình mới. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện về cơ chế, chính sách cho phù hợp.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược trong thời gian tới, 4 giải pháp quan trọng được tập trung.
Thứ nhất: tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp và việc tiếp nhận, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu được thực hiện theo hướng đến 2015 tiếp nhận và quản lý vốn nhà nước tại các tổng công ty, đến 2020 tiếp nhận và quản lý vốn nhà nước tại các tập đoàn kinh tế, tổng vốn nhà nước tại Tổng công ty đến 2015 đạt từ 100 - 150 nghìn tỷ đồng.
Thứ hai là đẩy nhanh tái cơ cấu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tập trung vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty mạnh, thực hiện bán vốn từ 450-500 doanh nghiệp; đưa số lượng doanh nghiệp SCIC nắm giữ vốn trên dưới 100 doanh nghiệp lớn.
Thứ ba là đẩy mạnh hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn, trong đó tập trung đầu tư vốn vào các tập đoàn, tổng công ty, hoặc công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế mà Nhà nước cần nắm giữ quyền chi phối; đầu tư theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vào những lĩnh vực trọng yếu; đầu tư liên kết hoặc ủy thác cho các tổ chức tài chính và quỹ đầu tư; tăng cường hợp tác, đẩy mạnh cơ chế hợp vốn cùng các nhà đầu tư khác để đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực then chốt có khả năng thu hồi vốn. Thành lập công ty đầu tư và quỹ đầu tư để nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý đầu tư vốn. Dự kiến tổng đầu tư mới của Tổng công ty trong giai đoạn 2011-2015 đạt 40.000-50.000 tỷ đồng từ các nguồn vốn chủ sở hữu, vốn quản lý và nguồn vốn huy động.
Thứ tư, hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực của Tổng công ty, trong đó đặc biệt quan trọng là việc xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho Tổng công ty; khẳng định rõ vai trò nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ của Tổng công ty trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước”.
Định hình một hướng đi đúng đắn
Ông Derek Lau, Giám đốc Điều hành, Trưởng đại diện Tập đoàn Temasek tại Việt Nam
“Kể từ khi SCIC được thành lập 5 năm về trước, chúng tôi đã chứng kiến SCIC nỗ lực áp dụng các chuẩn mực tốt nhất về quản trị doanh nghiệp với vai trò là một cổ đông năng động, nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ và nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp. Đây là hướng đi đúng đắn nhằm tăng cường tính cạnh tranh và khả năng hội nhập thị trường thế giới của Việt Nam.
Trong những năm qua, SCIC đã chủ động trong đầu tư/thoái đầu tư nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Một nỗ lực khác không kém phần quan trọng của SCIC là cố gắng thu hút người tài - sinh lực của bất kỳ tổ chức nào.
Temasek vinh dự là bạn của SCIC kể từ khi thành lập và sẽ tiếp tục chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của nhau. Đây là điều quan trọng vì chúng tôi sẽ tiếp tục là một nhà đầu tư lâu dài tại Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam”.
“Chúng tôi cần một cổ đông như vậy”
Ông Lê Quang Doanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
“Một doanh nghiệp phát triển bình thường, nhà đầu tư thông thường thì quan tâm nhiều đến doanh thu và lợi nhuận. Nhưng với các cổ đông chiến lược, cổ đông lớn, ngoài hai yếu tố trên thì còn quan tâm cả đến yếu tố phát triển bền vững. SCIC là cổ đông như vậy.
Khi SCIC tiếp nhận vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chúng tôi đã có nhiều tư vấn hết sức quan trọng và cần thiết cho doanh nghiệp tìm giải pháp để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, góp ý kiến để doanh nghiệp phát triển bền vững. Đó là việc cấu trúc lại, tư vấn để cải tiến hệ thống quản trị của doanh nghiệp, cơ chế chính sách cho doanh nghiệp, rồi hướng đầu tư cho doanh nghiệp, phương thức cạnh tranh, nâng cao kiến thức...”.
* Kết quả hoạt động của gần 1.000 doanh nghiệp do SCIC làm đại diện chủ sở hữu:
- Tăng trưởng về quy mô: kể từ thời điểm tiếp nhận đến 31/12/2010, vốn Nhà nước theo giá trị sổ sách của các doanh nghiệp tăng 26%; doanh thu tăng 61,6%.
- Hiệu quả hoạt động: lợi nhuận của các doanh nghiệp có sự tăng trưởng cao, đạt gấp 3 lần so với thời điểm tiếp nhận. Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 18,5% thời điểm 31/12/2010 so với 15,8% thời điểm nhận bàn giao.
* Kết quả hoạt động của SCIC trong 5 năm (2006 - 2010):
- Tổng tài sản của SCIC tăng trên 8,8 lần (từ 5.924 tỉ đồng lên 52.603 tỉ đồng).
- Tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng gấp 6 lần (từ 3.657 tỉ đồng lên 21.715 tỉ đồng).
- Lợi nhuận sau thuế năm 2010 đạt 2.282 tỷ đồng, tăng trên 20 lần so với năm 2006.
Ngày 28/7 này, SCIC kỷ niệm 5 năm ngày thành lập. Đây là thời điểm nhìn lại quá trình hoạt động của “siêu tổng công ty” này, nhìn lại một mô hình mới với vai trò và sứ mệnh trên, đặc biệt là yêu cầu đổi mới phương thức quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.
Xoay quanh những nội dung trên, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc những ý kiến của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính, SCIC, các đối tác nước ngoài và những người đại diện phần vốn Nhà nước, những người đã, đang tham gia vào sự đổi mới này.
Sẽ mở rộng quy mô tiếp nhận và quản lý vốn
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng
“Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước được thành lập nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đổi mới phương thức quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đồng thời tái cơ cấu vốn Nhà nước để tập trung đầu tư vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.
Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, Tổng công ty đã đạt được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Tổng công ty cần định hướng rõ hơn về chiến lược phát triển doanh nghiệp theo từng thời kỳ, đẩy nhanh công tác bán vốn Nhà nước, chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư, hoạt động của các doanh nghiệp thuộc danh mục đầu tư để Tổng công ty thực sự trở thành nhà đầu tư chiến lược, có hiệu quả của Chính phủ, một công cụ quan trọng giúp Nhà nước chủ động trong việc thúc đẩy quá trình sắp xếp, đổi mới và tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp nhà nước theo định hướng đề ra.
Một số nhiệm vụ Tổng công ty cần triển khai trong thời gian tới gồm: công tác bán vốn Nhà nước, tiếp nhận doanh nghiệp, tăng cường quản lý chặt chẽ người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hoạt động đầu tư.
Trong quá trình bán vốn cần lưu ý đến hiệu quả, thực hiện tái cơ cấu để nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp để tăng lợi nhuận khi bán, thúc đẩy quá trình niêm yết để bán vốn thông qua thị trường chứng khoán.
Hoạt động đầu tư của SCIC cần theo định hướng ưu tiên đầu tư dài hạn vào các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế mà Nhà nước cần nắm giữ quyền chi phối; nâng cao năng lực về quản trị và nguồn nhân lực của Tổng công ty để từng bước giúp Chính phủ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp lớn theo hướng đến năm 2015 có thể tiếp nhận và quản lý vốn nhà nước tại các tổng công ty, đến năm 2020 tiếp nhận và quản lý vốn Nhà nước tại các Tập đoàn kinh tế.
Đồng thời SCIC sẽ tham gia đầu tư vào các công trình, dự án hạ tầng quan trọng mà Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư, trong đó Tổng công ty đóng vai trò nhà đầu tư tài chính và huy động các nguồn vốn trong nước, quốc tế”.
“Tương lai SCIC phụ thuộc vào quyết tâm đổi mới”
Bà Lê Thị Băng Tâm, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị SCIC
“Việc nghiên cứu về mô hình SCIC của Việt Nam là một chủ trương lớn của Chính phủ trong tiến trình đổi mới và cải cách phương thức quản lý vốn và quản trị doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước. Với tư cách là những người được giao trọng trách xây dựng và tổ chức thành lập tổng công ty, chúng tôi đã cố gắng để vận dụng kinh nghiệm thành công và không thành công của một số nước để tổ chức SCIC cho phù hợp thực tế Việt Nam.
Quyết định 151/2005 của Thủ tướng đã tạo ra hành lang pháp lý bước đầu cho SCIC. Tuy nhiên, quá trình này không đơn giản bởi đây là mô hình rất mới chưa có tại Việt Nam. Tất cả mọi việc đều phải xây dựng từ đầu và phải vượt qua nhiều thách thức trong bối cảnh có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò sở hữu vốn nhà nước, cũng như những xung đột lợi ích khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh thị trường lúc nóng lúc lạnh. Vì vậy, tôi thấy có được kết quả như hiện nay cũng là nỗ lực rất lớn của Chính phủ và SCIC.
Thời gian qua, SCIC đã đạt được những kết quả bước đầu để khẳng định vị trí và vai trò của mình trong sự nghiệp đổi mới. Tuy nhiên, nếu nhìn vào hoạt động của SCIC hiện nay nhiều người đặt câu hỏi liệu trong tương lai SCIC có tiếp tục phát triển theo hướng là nhà đầu tư tài chính và người đại diện duy nhất của Chính phủ đối với vốn nhà nước không? Điều này còn phụ thuộc vào chủ trương của Nhà nước và nỗ lực tự khẳng định mình của SCIC.
Nếu chúng ta quyết tâm thay đổi và cho SCIC vị thế pháp lý đủ mạnh đi cùng với sự ủng hộ quyết liệt của các ngành, các cấp thì trong tương lai SCIC sẽ trở thành tập đoàn tài chính mạnh ngang hàng với các nước trong khu vực”.
SCIC cần sự đồng thuận và ủng hộ
Ông Trần Văn Tá, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính, nguyên Tổng giám đốc SCIC
“Thời gian 5 năm chưa đủ để khẳng định sự thành công của một mô hình mới. Tuy nhiên, những kết quả mà SCIC đạt được là rất đáng khích lệ, bước đầu tích cực, góp phần quan trọng khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về đổi mới phương thức quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
SCIC là một mô hình mới, chưa có tiền lệ ở Việt Nam, vì thế vẫn chưa nhận được sự đồng thuận cao ở các ngành, các cấp về mô hình này. Hơn nữa, cơ chế chính sách cho hoạt động của mô hình đặc thù SCIC còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời…
Thời gian tới, để củng cố và phát huy mô hình này, trước hết phải khẳng định tính đúng đắn của mô hình này và kiên quyết chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, để thành công, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của mình, SCIC rất cần sự đồng thuận, ủng hộ của cả hệ thống chính trị. Có như vậy, mới hiện thực hóa được những mục tiêu mà Chính phủ giao phó cho SCIC”.
Bước đầu thành công của một mô hình mới
Ông Lại Văn Đạo, Tổng giám đốc SCIC
“Qua thời gian hoạt động chưa nhiều, nhưng Tổng công ty đã bước đầu thực hiện thành công các chủ trương, định hướng của Đảng trong việc đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp.
Cùng với việc xây dựng được mô hình tổ chức bộ máy, SCIC đã tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại gần 1.000 doanh nghiệp thuộc bộ ngành, địa phương trước đây; thực hiện bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ; bước đầu khẳng định vai trò nhà đầu tư tài chính của Chính phủ thực hiện đầu tư vào các tập đoàn, tổng công ty lớn của nhà nước thông qua mua cổ phần và góp vốn vào dự án…
Bên cạnh các mặt được, còn một số hạn chế như: nhận thức của một số bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp về chủ trương xác lập quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Tổng công ty còn chưa nhất quán, dẫn đến chậm hoặc chưa chuyển giao phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về Tổng công ty.
Theo thống kê sơ bộ tại 47 bộ và địa phương, còn gần 200 doanh nghiệp độc lập thuộc diện chuyển giao với số vốn trên 3.000 tỷ đồng, ngoài ra có 11 tổng công ty đã cổ phần hóa chưa chuyển giao sang Tổng công ty với số vốn nhà nước trên 40.000 tỷ đồng. Số doanh nghiệp bàn giao sang Tổng công ty chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ với tổng số vốn nhà nước do Tổng công ty tiếp nhận và quản lý mới chiếm khoảng trên 2% tổng vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.
Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của Tổng công ty cũng còn nhiều điểm chưa phù hợp, Việc thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước thông qua ủy quyền người đại diện còn một số bất cập.
Thành quả bước đầu Tổng công ty đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ trong quá trình đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gắn với đẩy mạnh sắp xếp, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Việc Tổng công ty được lựa chọn để triển khai mô hình đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, đồng thời thực hiện vai trò đầu tư và kinh doanh vốn đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu đổi mới sắp xếp doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, đây là một mô hình mới. Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện về cơ chế, chính sách cho phù hợp.
Để thực hiện mục tiêu chiến lược trong thời gian tới, 4 giải pháp quan trọng được tập trung.
Thứ nhất: tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp và việc tiếp nhận, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu được thực hiện theo hướng đến 2015 tiếp nhận và quản lý vốn nhà nước tại các tổng công ty, đến 2020 tiếp nhận và quản lý vốn nhà nước tại các tập đoàn kinh tế, tổng vốn nhà nước tại Tổng công ty đến 2015 đạt từ 100 - 150 nghìn tỷ đồng.
Thứ hai là đẩy nhanh tái cơ cấu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tập trung vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty mạnh, thực hiện bán vốn từ 450-500 doanh nghiệp; đưa số lượng doanh nghiệp SCIC nắm giữ vốn trên dưới 100 doanh nghiệp lớn.
Thứ ba là đẩy mạnh hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn, trong đó tập trung đầu tư vốn vào các tập đoàn, tổng công ty, hoặc công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế mà Nhà nước cần nắm giữ quyền chi phối; đầu tư theo chỉ định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vào những lĩnh vực trọng yếu; đầu tư liên kết hoặc ủy thác cho các tổ chức tài chính và quỹ đầu tư; tăng cường hợp tác, đẩy mạnh cơ chế hợp vốn cùng các nhà đầu tư khác để đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực then chốt có khả năng thu hồi vốn. Thành lập công ty đầu tư và quỹ đầu tư để nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý đầu tư vốn. Dự kiến tổng đầu tư mới của Tổng công ty trong giai đoạn 2011-2015 đạt 40.000-50.000 tỷ đồng từ các nguồn vốn chủ sở hữu, vốn quản lý và nguồn vốn huy động.
Thứ tư, hoàn thiện thể chế, tăng cường năng lực của Tổng công ty, trong đó đặc biệt quan trọng là việc xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho Tổng công ty; khẳng định rõ vai trò nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ của Tổng công ty trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước”.
Định hình một hướng đi đúng đắn
Ông Derek Lau, Giám đốc Điều hành, Trưởng đại diện Tập đoàn Temasek tại Việt Nam
“Kể từ khi SCIC được thành lập 5 năm về trước, chúng tôi đã chứng kiến SCIC nỗ lực áp dụng các chuẩn mực tốt nhất về quản trị doanh nghiệp với vai trò là một cổ đông năng động, nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ và nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp. Đây là hướng đi đúng đắn nhằm tăng cường tính cạnh tranh và khả năng hội nhập thị trường thế giới của Việt Nam.
Trong những năm qua, SCIC đã chủ động trong đầu tư/thoái đầu tư nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Một nỗ lực khác không kém phần quan trọng của SCIC là cố gắng thu hút người tài - sinh lực của bất kỳ tổ chức nào.
Temasek vinh dự là bạn của SCIC kể từ khi thành lập và sẽ tiếp tục chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của nhau. Đây là điều quan trọng vì chúng tôi sẽ tiếp tục là một nhà đầu tư lâu dài tại Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam”.
“Chúng tôi cần một cổ đông như vậy”
Ông Lê Quang Doanh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh
“Một doanh nghiệp phát triển bình thường, nhà đầu tư thông thường thì quan tâm nhiều đến doanh thu và lợi nhuận. Nhưng với các cổ đông chiến lược, cổ đông lớn, ngoài hai yếu tố trên thì còn quan tâm cả đến yếu tố phát triển bền vững. SCIC là cổ đông như vậy.
Khi SCIC tiếp nhận vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chúng tôi đã có nhiều tư vấn hết sức quan trọng và cần thiết cho doanh nghiệp tìm giải pháp để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, góp ý kiến để doanh nghiệp phát triển bền vững. Đó là việc cấu trúc lại, tư vấn để cải tiến hệ thống quản trị của doanh nghiệp, cơ chế chính sách cho doanh nghiệp, rồi hướng đầu tư cho doanh nghiệp, phương thức cạnh tranh, nâng cao kiến thức...”.
* Kết quả hoạt động của gần 1.000 doanh nghiệp do SCIC làm đại diện chủ sở hữu:
- Tăng trưởng về quy mô: kể từ thời điểm tiếp nhận đến 31/12/2010, vốn Nhà nước theo giá trị sổ sách của các doanh nghiệp tăng 26%; doanh thu tăng 61,6%.
- Hiệu quả hoạt động: lợi nhuận của các doanh nghiệp có sự tăng trưởng cao, đạt gấp 3 lần so với thời điểm tiếp nhận. Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 18,5% thời điểm 31/12/2010 so với 15,8% thời điểm nhận bàn giao.
* Kết quả hoạt động của SCIC trong 5 năm (2006 - 2010):
- Tổng tài sản của SCIC tăng trên 8,8 lần (từ 5.924 tỉ đồng lên 52.603 tỉ đồng).
- Tổng nguồn vốn chủ sở hữu tăng gấp 6 lần (từ 3.657 tỉ đồng lên 21.715 tỉ đồng).
- Lợi nhuận sau thuế năm 2010 đạt 2.282 tỷ đồng, tăng trên 20 lần so với năm 2006.