“Không phung phí nguồn lực trong giai đoạn hiện nay”
Một số vị đại biểu đề nghị xem xét trách nhiệm của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trong việc rút đăng cai ASIAD
Việc phân bổ, sử dụng nguồn lực để triển khai các chương trình, đề án cần phải được chuẩn bị đầy đủ, chặt chẽ, tránh gây “sốc” cho xã hội, đại biểu Quốc hội góp ý.
Bên cạnh các vấn đề liên quan đến biển Đông, tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế xã hội phục vụ cho phiên thảo luận toàn thể sáng 2/6 cho thấy nhiều lo lắng khác.
Dự báo thiếu chính xác
Dự báo về các nguồn lực thực hiện các chính sách chưa chính xác là nhận xét ghi nhận từ phiên thảo luận tổ.
Với nhìn nhận đất nước đang trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn, cần thực hiện chính sách “thắt lưng, buộc bụng” dành tiền bạc cho các vấn đề lớn của quốc gia, nhiều vị đại biểu cho rằng cần tránh sử dụng nguồn lực vào các dự án gây sốc và mất lòng tin của người dân. Ví dụ, việc đăng cai ASIAD hay đề án đổi mới sách giáo khoa...
Có ý kiến đề nghị xem xét trách nhiệm của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trong việc đăng cai và rút đăng cai ASIAD 18, nhất là khi đề án tổ chức ASIAD 18 chưa được Thủ tướng phê duyệt, đoàn thư ký kỳ họp phản ánh.
Phiên thảo luận tổ cũng ghi nhận ý kiến đại biểu “phê” Chính phủ chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển giáo dục và đào tạo, chậm đổi mới các chính sách dành cho giáo dục.
Chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo thấp hơn dự toán, kinh phí đầu tư cho đào tạo lớn, nhưng hiệu quả không cao, đổi mới chương trình sách giáo khoa còn rất chậm, có nhiều bất cập, gây dư luận không tốt, đại biểu sốt ruột.
Nợ công đã chạm ngưỡng báo động
Liên quan đến các vấn đề lớn của nền kinh tế, bản tập hợp cho biết, nhiều ý kiến bày tỏ sự lo lắng trước vấn đề nợ xấu và nợ công ngày càng tăng cao.
Một số vị đại biểu cho rằng, số liệu về nợ xấu và nợ công chưa minh bạch, cần có số liệu đầy đủ, chính xác hơn. Bên cạnh đó, việc xử lý nợ xấu còn chậm do thiếu quy định pháp luật, thủ tục phức tạp, nguồn lực tài chính còn hạn chế, trách nhiệm giải quyết không rõ ràng.
“Nếu vấn đề này không được giải quyết căn bản thì sẽ để lại hệ lụy lớn cho nền kinh tế”, đại biểu lo lắng.
Về nợ công, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, một số ý kiến cho rằng nợ công đã chạm ngưỡng báo động. Tỷ lệ nợ ngắn hạn lớn và áp lực trả nợ tăng, trong khi đó, năng lực trả nợ của Chính phủ giảm do nền kinh tế suy yếu dẫn đến việc có thể vay để trả nợ.
Sốt ruột trước tình trạng tăng trưởng tín dụng thấp, nhiều vị đại biểu đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân của việc vốn tồn đọng nhiều trong các ngân hàng thương mại, nhưng không được đưa vào sản xuất, mà dùng để mua trái phiếu Chính phủ, tích trữ ngoại hối (32 tỉ USD).
Trong khi đó, nền kinh tế đang khát vốn, các doanh nghiệp, nông dân, ngư dân tiếp cận nguồn vốn rất khó khăn, thậm chí, tình hình ngư dân vay tín dụng đen để đóng mới tàu cá đi biển diễn ra nhiều. Bên cạnh đó, người dân vẫn có thói quen tích trữ vàng và ngoại tệ (tiêu thụ vàng của Việt Nam đứng thứ 7 thế giới) khiến đồng tiền nằm một chỗ, không quay vòng.
Có ý kiến cho rằng, các ngân hàng tăng vốn thường xuyên là do vay vốn lẫn nhau, xảy ra tình trạng sở hữu chéo trong các ngân hàng, theo bản tổng hợp.
Vẫn là vấn đề cũ, đại biểu tại một số tổ thảo luận sốt ruột khi một số tập đoàn nhà nước như điện lực, xăng dầu, than khoáng sản… lợi dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước để làm lợi cho bản thân, luôn kêu lỗ để tăng giá, nhưng cuối năm vẫn báo lãi.
Cán cân thương mại với Trung Quốc hiện cũng là vấn đề đáng lo ngại, theo nhiều vị đại diện cho dân.
Nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng tăng, năm 2013 kim ngạch buôn bán 2 chiều hơn 50 tỷ USD, trong đó, Việt Nam nhập hơn 36 tỷ USD. 30% hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, nguyên liệu cho sản xuất chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, nhiều hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam là hàng độc hại… nhiều thông tin cụ thể được dẫn tại bản tổng hợp.
Theo nghị trình, cả ngày 2/6 Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về tình hình, kinh tế xã hội của đất nước trong phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp.
Bên cạnh các vấn đề liên quan đến biển Đông, tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế xã hội phục vụ cho phiên thảo luận toàn thể sáng 2/6 cho thấy nhiều lo lắng khác.
Dự báo thiếu chính xác
Dự báo về các nguồn lực thực hiện các chính sách chưa chính xác là nhận xét ghi nhận từ phiên thảo luận tổ.
Với nhìn nhận đất nước đang trải qua giai đoạn cực kỳ khó khăn, cần thực hiện chính sách “thắt lưng, buộc bụng” dành tiền bạc cho các vấn đề lớn của quốc gia, nhiều vị đại biểu cho rằng cần tránh sử dụng nguồn lực vào các dự án gây sốc và mất lòng tin của người dân. Ví dụ, việc đăng cai ASIAD hay đề án đổi mới sách giáo khoa...
Có ý kiến đề nghị xem xét trách nhiệm của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trong việc đăng cai và rút đăng cai ASIAD 18, nhất là khi đề án tổ chức ASIAD 18 chưa được Thủ tướng phê duyệt, đoàn thư ký kỳ họp phản ánh.
Phiên thảo luận tổ cũng ghi nhận ý kiến đại biểu “phê” Chính phủ chưa quan tâm đúng mức đến việc phát triển giáo dục và đào tạo, chậm đổi mới các chính sách dành cho giáo dục.
Chi ngân sách cho giáo dục, đào tạo thấp hơn dự toán, kinh phí đầu tư cho đào tạo lớn, nhưng hiệu quả không cao, đổi mới chương trình sách giáo khoa còn rất chậm, có nhiều bất cập, gây dư luận không tốt, đại biểu sốt ruột.
Nợ công đã chạm ngưỡng báo động
Liên quan đến các vấn đề lớn của nền kinh tế, bản tập hợp cho biết, nhiều ý kiến bày tỏ sự lo lắng trước vấn đề nợ xấu và nợ công ngày càng tăng cao.
Một số vị đại biểu cho rằng, số liệu về nợ xấu và nợ công chưa minh bạch, cần có số liệu đầy đủ, chính xác hơn. Bên cạnh đó, việc xử lý nợ xấu còn chậm do thiếu quy định pháp luật, thủ tục phức tạp, nguồn lực tài chính còn hạn chế, trách nhiệm giải quyết không rõ ràng.
“Nếu vấn đề này không được giải quyết căn bản thì sẽ để lại hệ lụy lớn cho nền kinh tế”, đại biểu lo lắng.
Về nợ công, theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, một số ý kiến cho rằng nợ công đã chạm ngưỡng báo động. Tỷ lệ nợ ngắn hạn lớn và áp lực trả nợ tăng, trong khi đó, năng lực trả nợ của Chính phủ giảm do nền kinh tế suy yếu dẫn đến việc có thể vay để trả nợ.
Sốt ruột trước tình trạng tăng trưởng tín dụng thấp, nhiều vị đại biểu đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân của việc vốn tồn đọng nhiều trong các ngân hàng thương mại, nhưng không được đưa vào sản xuất, mà dùng để mua trái phiếu Chính phủ, tích trữ ngoại hối (32 tỉ USD).
Trong khi đó, nền kinh tế đang khát vốn, các doanh nghiệp, nông dân, ngư dân tiếp cận nguồn vốn rất khó khăn, thậm chí, tình hình ngư dân vay tín dụng đen để đóng mới tàu cá đi biển diễn ra nhiều. Bên cạnh đó, người dân vẫn có thói quen tích trữ vàng và ngoại tệ (tiêu thụ vàng của Việt Nam đứng thứ 7 thế giới) khiến đồng tiền nằm một chỗ, không quay vòng.
Có ý kiến cho rằng, các ngân hàng tăng vốn thường xuyên là do vay vốn lẫn nhau, xảy ra tình trạng sở hữu chéo trong các ngân hàng, theo bản tổng hợp.
Vẫn là vấn đề cũ, đại biểu tại một số tổ thảo luận sốt ruột khi một số tập đoàn nhà nước như điện lực, xăng dầu, than khoáng sản… lợi dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước để làm lợi cho bản thân, luôn kêu lỗ để tăng giá, nhưng cuối năm vẫn báo lãi.
Cán cân thương mại với Trung Quốc hiện cũng là vấn đề đáng lo ngại, theo nhiều vị đại diện cho dân.
Nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng tăng, năm 2013 kim ngạch buôn bán 2 chiều hơn 50 tỷ USD, trong đó, Việt Nam nhập hơn 36 tỷ USD. 30% hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, nguyên liệu cho sản xuất chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, nhiều hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam là hàng độc hại… nhiều thông tin cụ thể được dẫn tại bản tổng hợp.
Theo nghị trình, cả ngày 2/6 Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về tình hình, kinh tế xã hội của đất nước trong phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp.