Không thu tiền lập quỹ bảo trì đường bộ qua xăng dầu
Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đề nghị không thu tiền lập quỹ bảo trì đường bộ thông qua xăng dầu
Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đề nghị không thu thuế bảo vệ môi trường với hàng hóa xuất khẩu và không thu tiền lập quỹ bảo trì đường bộ thông qua xăng dầu.
Nội dung này đã nhận được sự đồng tình rất cao khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉnh lý dự án Luật thuế Bảo vệ môi trường, sáng 23/7.
Tuy nhiên, lý giải về mối quan hệ giữa quy định về phí môi trường với thuế bảo vệ môi trường của Ủy ban lại gây tranh luận khá “căng” với nhiều ý kiến trái chiều.
Linh hoạt đối tượng chịu thuế
Thảo luận về dự án luật này tại kỳ họp thứ bảy vừa qua, nhiều vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị quy định rõ hơn về đối tượng chịu thuế và không chịu thuế, đồng thời nên đánh thuế với cả sản phẩm xuất khẩu.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng không nên thu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa xuất khẩu vì thuế này chỉ áp dụng cho việc sử dụng hàng hóa gây ô nhiễm. Hàng hóa xuất khẩu không sử dụng ở Việt Nam thì không thể áp thuế.
Mặt khác, một số hàng hóa của Việt Nam khi nhập khẩu vào nước khác sẽ phải chịu thuế bảo vệ môi trường của nước đó, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Nhiều ý kiến cũng đồng tình với cơ quan thẩm tra dự án luật là không nên thu tiền lập Quỹ bảo trì đường bộ thông qua xăng, dầu vì trong giá xăng, dầu hiện nay đã có nhiều khoản thu và dễ dẫn đến việc chủ phương tiện phải nộp phí trùng phí.
Hơn nữa, xăng dầu không chỉ dùng trong giao thông đường bộ mà còn sử dụng cho giao thông đường thủy, đường sắt, hàng không, là đầu vào của nhiều ngành sản xuất khác.
Với đối tượng chịu thuế, tại dự án luật, 5 nhóm hàng hóa được Chính phủ đưa vào diện chịu thuế môi trường bao gồm: xăng dầu, than, môi chất làm lạnh chứa Hydro-clo-flo-cacrbon (dung dịch HCFC); túi nhựa xốp và thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng.
Nhiều vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị mở rộng theo hướng mọi sản phẩm độc hại, tác động trực tiếp đến môi trường đều thuộc đối tượng chịu thuế.
Giữ quan điểm tại thời điểm hiện nay, chỉ nên quy định 5 nhóm đối tượng chịu thuế như trong dự thảo luật, tuy nhiên, để tạo sự linh hoạt trong quá trình thi hành luật, Thường trực Ủy ban đề nghị bổ sung quy định: ”đối tượng chịu thuế khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định”.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh thì hiện nay cũng chưa có nước nào có nhiều nhóm sản phẩm phải chịu thuế môi trường như dự thảo luật nên có mở rộng đối tượng thì cũng nên "mở từ từ”.
Không thể chuyển phí thành thuế
Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là bản chất của thuế bảo vệ môi trường và mối quan hệ của loại thuế này với phí môi trường. Theo quan điểm của Ủy ban Tài chính – Ngân sách thì thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Phí môi trường áp dụng vào quá trình sản xuất gây ô nhiễm, người chịu phí và nộp phí là người xả thải ra môi trường. Còn người chịu thuế bảo vệ môi trường là người tiêu dùng, người sản xuất và người nhập khẩu là người nộp thay cho người tiêu dùng. Vì thế không thể lấy việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thay cho việc nộp phí và ngược lại.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đều yêu cầu phân biệt rõ hơn vì phí đánh vào công nghệ chứ không đánh vào chất thải.
Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền thì cho dù là gián thu hay trực thu thì cuối cùng phải chịu thuế vẫn là người tiêu dùng. Nên chuyển phí thành thuế, chỉ thu thuế bảo vệ môi trường, ông đề nghị.
Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển giải thích, sự khác nhau duy nhất để thu cả phí và thuế là vì phí mang tính bù đắp và hoàn trả trực tiếp, mức độ gây ra bao nhiêu thì phải hoàn trả bấy nhiêu. Còn thuế thì không mang tính chất này vì thế không thể đánh đồng.
Nói nôm na dễ hiểu là phí đánh vào hành vi xả thải, thuế đánh vào hành vi sử dụng gây ô nhiễm môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh tiếp lời.
Trước những ý kiến còn nhiều băn khoăn và đề nghị chuyển phí sang thuế sau đó, cuối phiên thảo luận, thêm một lần nữa cả Bộ trưởng Ninh và Chủ nhiệm Hiển đều kiên trì quan điểm: phí là phí, thuế là thuế, không thể đánh đồng.
Chủ nhiệm Thuận “với” theo: yêu cầu làm rõ loại gì đáng là phí thì là phí, còn đáng là thuế thì đánh thuế. Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng đề nghị rà soát lại để xác định phí và thuế cho chính xác.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, khái niệm, bản chất của phí và thuế đã có sự thống nhất từ lâu rồi chứ không phải mới xuất hiện ở nước ta. Vậy nên khoản thu nào không đúng bản chất là phí thì chuyển thành thuế.
Nội dung này đã nhận được sự đồng tình rất cao khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉnh lý dự án Luật thuế Bảo vệ môi trường, sáng 23/7.
Tuy nhiên, lý giải về mối quan hệ giữa quy định về phí môi trường với thuế bảo vệ môi trường của Ủy ban lại gây tranh luận khá “căng” với nhiều ý kiến trái chiều.
Linh hoạt đối tượng chịu thuế
Thảo luận về dự án luật này tại kỳ họp thứ bảy vừa qua, nhiều vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị quy định rõ hơn về đối tượng chịu thuế và không chịu thuế, đồng thời nên đánh thuế với cả sản phẩm xuất khẩu.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng không nên thu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa xuất khẩu vì thuế này chỉ áp dụng cho việc sử dụng hàng hóa gây ô nhiễm. Hàng hóa xuất khẩu không sử dụng ở Việt Nam thì không thể áp thuế.
Mặt khác, một số hàng hóa của Việt Nam khi nhập khẩu vào nước khác sẽ phải chịu thuế bảo vệ môi trường của nước đó, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh.
Nhiều ý kiến cũng đồng tình với cơ quan thẩm tra dự án luật là không nên thu tiền lập Quỹ bảo trì đường bộ thông qua xăng, dầu vì trong giá xăng, dầu hiện nay đã có nhiều khoản thu và dễ dẫn đến việc chủ phương tiện phải nộp phí trùng phí.
Hơn nữa, xăng dầu không chỉ dùng trong giao thông đường bộ mà còn sử dụng cho giao thông đường thủy, đường sắt, hàng không, là đầu vào của nhiều ngành sản xuất khác.
Với đối tượng chịu thuế, tại dự án luật, 5 nhóm hàng hóa được Chính phủ đưa vào diện chịu thuế môi trường bao gồm: xăng dầu, than, môi chất làm lạnh chứa Hydro-clo-flo-cacrbon (dung dịch HCFC); túi nhựa xốp và thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng.
Nhiều vị đại biểu Quốc hội đã đề nghị mở rộng theo hướng mọi sản phẩm độc hại, tác động trực tiếp đến môi trường đều thuộc đối tượng chịu thuế.
Giữ quan điểm tại thời điểm hiện nay, chỉ nên quy định 5 nhóm đối tượng chịu thuế như trong dự thảo luật, tuy nhiên, để tạo sự linh hoạt trong quá trình thi hành luật, Thường trực Ủy ban đề nghị bổ sung quy định: ”đối tượng chịu thuế khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định”.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh thì hiện nay cũng chưa có nước nào có nhiều nhóm sản phẩm phải chịu thuế môi trường như dự thảo luật nên có mở rộng đối tượng thì cũng nên "mở từ từ”.
Không thể chuyển phí thành thuế
Vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất là bản chất của thuế bảo vệ môi trường và mối quan hệ của loại thuế này với phí môi trường. Theo quan điểm của Ủy ban Tài chính – Ngân sách thì thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Phí môi trường áp dụng vào quá trình sản xuất gây ô nhiễm, người chịu phí và nộp phí là người xả thải ra môi trường. Còn người chịu thuế bảo vệ môi trường là người tiêu dùng, người sản xuất và người nhập khẩu là người nộp thay cho người tiêu dùng. Vì thế không thể lấy việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thay cho việc nộp phí và ngược lại.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Đào Trọng Thi và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đều yêu cầu phân biệt rõ hơn vì phí đánh vào công nghệ chứ không đánh vào chất thải.
Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền thì cho dù là gián thu hay trực thu thì cuối cùng phải chịu thuế vẫn là người tiêu dùng. Nên chuyển phí thành thuế, chỉ thu thuế bảo vệ môi trường, ông đề nghị.
Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển giải thích, sự khác nhau duy nhất để thu cả phí và thuế là vì phí mang tính bù đắp và hoàn trả trực tiếp, mức độ gây ra bao nhiêu thì phải hoàn trả bấy nhiêu. Còn thuế thì không mang tính chất này vì thế không thể đánh đồng.
Nói nôm na dễ hiểu là phí đánh vào hành vi xả thải, thuế đánh vào hành vi sử dụng gây ô nhiễm môi trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh tiếp lời.
Trước những ý kiến còn nhiều băn khoăn và đề nghị chuyển phí sang thuế sau đó, cuối phiên thảo luận, thêm một lần nữa cả Bộ trưởng Ninh và Chủ nhiệm Hiển đều kiên trì quan điểm: phí là phí, thuế là thuế, không thể đánh đồng.
Chủ nhiệm Thuận “với” theo: yêu cầu làm rõ loại gì đáng là phí thì là phí, còn đáng là thuế thì đánh thuế. Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng đề nghị rà soát lại để xác định phí và thuế cho chính xác.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh, khái niệm, bản chất của phí và thuế đã có sự thống nhất từ lâu rồi chứ không phải mới xuất hiện ở nước ta. Vậy nên khoản thu nào không đúng bản chất là phí thì chuyển thành thuế.