Thuế bảo vệ môi trường: Nhiều đối tượng “lọt lưới”
Đại biểu khi Quốc hội lo ngại khi để “lọt lưới” nhiều đối tượng chịu thuế tại dự án Luật Thuế bảo vệ môi trường
Vẫn để “lọt lưới” nhiều đối tượng chịu thuế, có thể dẫn đến thuế chồng thuế, thuế chồng phí…là ý kiến chung của nhiều đại biểu khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế bảo vệ môi trường chiều 31/5.
Tại dự luật, 5 nhóm hàng hóa được Chính phủ đưa vào diện chịu thuế môi trường bao gồm: xăng dầu, than, môi chất làm lạnh chứa Hydro-clo-flo-cacrbon (dung dịch HCFC); túi nhựa xốp và thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng.
Nhiều vị đại biểu đã chỉ ra ngay không ít loại hàng hóa khác cũng gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng cần phải bổ sung vào đối tượng chịu thuế như: Máy tính, điện thoại, ắc quy, lốp xe, hóa chất tẩy rửa, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm, phân bón hoá học…nhưng chưa có trong diện phải chịu thuế.
Theo đại biểu Chu Sơn Hà, thì đối tượng phải nộp thuế chưa đầy đủ, thiếu công bằng và đề nghị cứ là sản phẩm gây tác động tiêu cực đến môi trường thì phải thuộc diện chịu thuế. Ý kiến này được nhiều đại biểu đồng tình.
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên phát biểu, mục tiêu thu thuế môi trường không phải vì tiền mà nhằm hạn chế hành vi gây ô nhiễm môi trường và dùng thuế khuyến khích sản xuất theo công nghệ xanh. “Danh mục đối tượng chịu thuế sẽ tiếp tục được cập nhật và bổ sung, còn trước mắt thì thế thôi”, Bộ trưởng nói.
Liên quan đến băn khoăn của đại biểu việc có tiếp tục duy trì hệ thống quy định về phí môi trường như hiện hành hay không, Bộ trưởng cho biết có loại vừa thu thuế vừa thu phí chứ không chỉ riêng một loại.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng cách đặt vấn đề tại dự án luật vẫn còn lúng túng và có thể dẫn đến tính trạng thuế trùng thuế, phí trùng phí. Vì một sản phẩm có thể đã phải chịu rất nhiều loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu... nay lại thêm thuế bảo vệ môi trường.
Về căn cứ tính thuế, nhiều ý kiến cho rằng áp dụng thuế tuyệt đối là phương án tốt nhất vì đảm bảo sự chủ động cho người sử dụng trong việc tính toán giá thành sản phẩm và cũng như đối với việc thu ngân sách Nhà nước.
Theo phân tích của đại biểu Trần Văn thì từ năm 2012, thời điểm dự kiến luật sẽ có hiệu lực, mức thu thuế còn rất thấp. Nếu theo phương án trung bình, mức thu hàng năm chỉ vào khoảng 4 tỷ đồng đối với một số loại thuốc bảo vệ thực vật; 9 tỷ đồng đối với dung dịch tác nhân lạnh HCFC; 300 tỷ đồng đối với túi nhựa; 700 tỷ đồng đối với than và trên 34.766 tỷ đồng đối với xăng dầu.
Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu sẽ thay thế phí bảo vệ môi trường hiện hành. Do đó, nó cũng sẽ không tác động nhiều tới giá xăng dầu, đại biểu Trần Văn nói.
Tại dự luật, 5 nhóm hàng hóa được Chính phủ đưa vào diện chịu thuế môi trường bao gồm: xăng dầu, than, môi chất làm lạnh chứa Hydro-clo-flo-cacrbon (dung dịch HCFC); túi nhựa xốp và thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng.
Nhiều vị đại biểu đã chỉ ra ngay không ít loại hàng hóa khác cũng gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng cần phải bổ sung vào đối tượng chịu thuế như: Máy tính, điện thoại, ắc quy, lốp xe, hóa chất tẩy rửa, sản xuất giấy, chế biến thực phẩm, phân bón hoá học…nhưng chưa có trong diện phải chịu thuế.
Theo đại biểu Chu Sơn Hà, thì đối tượng phải nộp thuế chưa đầy đủ, thiếu công bằng và đề nghị cứ là sản phẩm gây tác động tiêu cực đến môi trường thì phải thuộc diện chịu thuế. Ý kiến này được nhiều đại biểu đồng tình.
Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên phát biểu, mục tiêu thu thuế môi trường không phải vì tiền mà nhằm hạn chế hành vi gây ô nhiễm môi trường và dùng thuế khuyến khích sản xuất theo công nghệ xanh. “Danh mục đối tượng chịu thuế sẽ tiếp tục được cập nhật và bổ sung, còn trước mắt thì thế thôi”, Bộ trưởng nói.
Liên quan đến băn khoăn của đại biểu việc có tiếp tục duy trì hệ thống quy định về phí môi trường như hiện hành hay không, Bộ trưởng cho biết có loại vừa thu thuế vừa thu phí chứ không chỉ riêng một loại.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đình Quyền cho rằng cách đặt vấn đề tại dự án luật vẫn còn lúng túng và có thể dẫn đến tính trạng thuế trùng thuế, phí trùng phí. Vì một sản phẩm có thể đã phải chịu rất nhiều loại thuế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu... nay lại thêm thuế bảo vệ môi trường.
Về căn cứ tính thuế, nhiều ý kiến cho rằng áp dụng thuế tuyệt đối là phương án tốt nhất vì đảm bảo sự chủ động cho người sử dụng trong việc tính toán giá thành sản phẩm và cũng như đối với việc thu ngân sách Nhà nước.
Theo phân tích của đại biểu Trần Văn thì từ năm 2012, thời điểm dự kiến luật sẽ có hiệu lực, mức thu thuế còn rất thấp. Nếu theo phương án trung bình, mức thu hàng năm chỉ vào khoảng 4 tỷ đồng đối với một số loại thuốc bảo vệ thực vật; 9 tỷ đồng đối với dung dịch tác nhân lạnh HCFC; 300 tỷ đồng đối với túi nhựa; 700 tỷ đồng đối với than và trên 34.766 tỷ đồng đối với xăng dầu.
Thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu sẽ thay thế phí bảo vệ môi trường hiện hành. Do đó, nó cũng sẽ không tác động nhiều tới giá xăng dầu, đại biểu Trần Văn nói.