Khủng bố đẫm máu liên hoàn của IS trong tháng lễ Ramadan
Giới quan sát cho rằng, việc các nhóm Hồi giáo cực đoan tăng cường thực hiện các vụ tấn công vào thời điểm này là có mục đích
Các nhóm Hồi giáo cực đoan, bao gồm tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) và Al Qaeda, đã liên tiếp thực hiện các vụ tấn công khủng bố trong thời gian diễn ra tháng lễ Ramadan của người theo đạo Hồi.
Theo tờ New York Times, hồi cuối tháng 5, trước khi bước vào tháng Ramadan, phát ngôn viên của IS đã kêu gọi các chiến binh thánh chiến đưa tháng lễ này trở thành “một tháng đau thương cho những kẻ bội tín ở khắp mọi nơi”.
Trung tuần tháng 6, một vụ xả súng trong một hộp đêm ở thành phố Orlando, Mỹ, cướp đi mạng sống của 49 người.
Tiếp đó, một vụ tấn công tự sát vào một cơ sở quân sự ở Jordan khiến 7 binh sỹ thiệt mạng.
Cùng ngày, những kẻ đánh bom liều chết đã sát hại hàng chục dân thường ở Al Mukalla Yemen và một ngôi làng của người Thiên chúa giáo ở Lebanon.
Ngày tiếp theo, những kẻ khủng bố lại nhằm vào sân bay Ataturk ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, giết chết 41 người.
Hôm thứ Sáu tuần trước, các tay súng đã ập vào một nhà hàng ở khu ngoại giao thuộc thủ đô Dhaka của Bangladesh, sát hại ít nhất 22 người, phần lớn là người nước ngoài.
Tiếp đó, vào ngày Chủ nhật, một vụ tấn công bằng bom đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 143 người tại thành phố Baghdad, Iraq.
Đối với đại đa số người Hồi giáo, bạo lực là điều cấm kỵ trong tháng Ramadan, khoảng thời gian quan trọng nhất trong năm mà người theo đạo Hồi thực hành nghi thức nhịn ăn, cầu nguyện, tới thăm bạn bè và người thân.
Giới quan sát cho rằng, việc các nhóm Hồi giáo cực đoan tăng cường thực hiện các vụ tấn công vào thời điểm này là có mục đích. “Rõ ràng Al Qaeda và IS sử dụng Ramadan như một cột mốc nhằm kích động và xúi giục các tín đồ và người ủng hộ chúng trên khắp thế giới”, giáo sư Fawaz A. Gerges thuộc Trường Kinh tế London nhận định.
Nhiều vụ tấn công cũng đã xảy ra trong tháng Ramadan năm 2015, bao gồm vụ tấn công tại một khu nghỉ dưỡng ven biển ở Tunisia, một vụ nhằm vào một nhà thờ Hồi giáo dòng Shiite ở Kuwait, một vụ nhằm vào thị trấn của người Kurd ở Syria…
“Trong lịch sử Hồi giáo, Ramadan là khoảng thời gian để nhắc nhở người theo đạo Hồi về việc họ là ai, phân biệt giữa những người trung thành và không trung thành với đạo”, giáo sư Gerges nói. “Nhưng IS và Al Qaeda đã dùng tháng lễ này để kích động tinh thần chiến tranh và tinh thần tấn công, thay vì tinh thần đạo đức”.
Các nhà quan sát cũng nói rằng, loạt vụ tấn công gần đây có thể còn xuất phát từ việc IS muốn thể hiện sức mạnh sau khi bị để mất kiểm soát diện tích lãnh thổ rộng lớn. Gần đây tại Iraq, IS đã mất quyền kiểm soát khu vực Ramadi và Falluja vào tay quân Chính phủ với sự hậu thuẫn của liên quân do Mỹ dẫn đầu.
“Chúng tôi tiếp tục đoàn kết với nhân dân và Chính phủ Iraq trong nỗ lực chung nhằm tiêu diệt IS”, Nhà Trắng nói trong một tuyên bố sau vụ tấn công ngày Chủ nhật ở Baghdad.
Trong vụ tấn công này, một xe tải chở thuốc nổ đã nổ tung ở quận trung tâm Karrada của Baghdad khiến 143 người thiệt mạng và ít nhất 200 người khác bị thương. IS đã đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
Trước đó, IS cũng nhận trách nhiệm về vụ bắt cóc con tin xảy ra trong một nhà hàng cao cấp ở Dhaka. Cuộc đối đầu giữa các tay súng vũ trang với quân đội Bangladesh kéo dài hơn 12 tiếng đồng hồ. Trong số ít nhất 22 con tin thiệt mạng, có 9 người Italy và 7 người Nhật Bản. 6 tên khủng bố bị tiêu diệt và 1 tên bị bắt trong vụ này.
Theo tờ New York Times, hồi cuối tháng 5, trước khi bước vào tháng Ramadan, phát ngôn viên của IS đã kêu gọi các chiến binh thánh chiến đưa tháng lễ này trở thành “một tháng đau thương cho những kẻ bội tín ở khắp mọi nơi”.
Trung tuần tháng 6, một vụ xả súng trong một hộp đêm ở thành phố Orlando, Mỹ, cướp đi mạng sống của 49 người.
Tiếp đó, một vụ tấn công tự sát vào một cơ sở quân sự ở Jordan khiến 7 binh sỹ thiệt mạng.
Cùng ngày, những kẻ đánh bom liều chết đã sát hại hàng chục dân thường ở Al Mukalla Yemen và một ngôi làng của người Thiên chúa giáo ở Lebanon.
Ngày tiếp theo, những kẻ khủng bố lại nhằm vào sân bay Ataturk ở thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, giết chết 41 người.
Hôm thứ Sáu tuần trước, các tay súng đã ập vào một nhà hàng ở khu ngoại giao thuộc thủ đô Dhaka của Bangladesh, sát hại ít nhất 22 người, phần lớn là người nước ngoài.
Tiếp đó, vào ngày Chủ nhật, một vụ tấn công bằng bom đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 143 người tại thành phố Baghdad, Iraq.
Đối với đại đa số người Hồi giáo, bạo lực là điều cấm kỵ trong tháng Ramadan, khoảng thời gian quan trọng nhất trong năm mà người theo đạo Hồi thực hành nghi thức nhịn ăn, cầu nguyện, tới thăm bạn bè và người thân.
Giới quan sát cho rằng, việc các nhóm Hồi giáo cực đoan tăng cường thực hiện các vụ tấn công vào thời điểm này là có mục đích. “Rõ ràng Al Qaeda và IS sử dụng Ramadan như một cột mốc nhằm kích động và xúi giục các tín đồ và người ủng hộ chúng trên khắp thế giới”, giáo sư Fawaz A. Gerges thuộc Trường Kinh tế London nhận định.
Nhiều vụ tấn công cũng đã xảy ra trong tháng Ramadan năm 2015, bao gồm vụ tấn công tại một khu nghỉ dưỡng ven biển ở Tunisia, một vụ nhằm vào một nhà thờ Hồi giáo dòng Shiite ở Kuwait, một vụ nhằm vào thị trấn của người Kurd ở Syria…
“Trong lịch sử Hồi giáo, Ramadan là khoảng thời gian để nhắc nhở người theo đạo Hồi về việc họ là ai, phân biệt giữa những người trung thành và không trung thành với đạo”, giáo sư Gerges nói. “Nhưng IS và Al Qaeda đã dùng tháng lễ này để kích động tinh thần chiến tranh và tinh thần tấn công, thay vì tinh thần đạo đức”.
Các nhà quan sát cũng nói rằng, loạt vụ tấn công gần đây có thể còn xuất phát từ việc IS muốn thể hiện sức mạnh sau khi bị để mất kiểm soát diện tích lãnh thổ rộng lớn. Gần đây tại Iraq, IS đã mất quyền kiểm soát khu vực Ramadi và Falluja vào tay quân Chính phủ với sự hậu thuẫn của liên quân do Mỹ dẫn đầu.
“Chúng tôi tiếp tục đoàn kết với nhân dân và Chính phủ Iraq trong nỗ lực chung nhằm tiêu diệt IS”, Nhà Trắng nói trong một tuyên bố sau vụ tấn công ngày Chủ nhật ở Baghdad.
Trong vụ tấn công này, một xe tải chở thuốc nổ đã nổ tung ở quận trung tâm Karrada của Baghdad khiến 143 người thiệt mạng và ít nhất 200 người khác bị thương. IS đã đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
Trước đó, IS cũng nhận trách nhiệm về vụ bắt cóc con tin xảy ra trong một nhà hàng cao cấp ở Dhaka. Cuộc đối đầu giữa các tay súng vũ trang với quân đội Bangladesh kéo dài hơn 12 tiếng đồng hồ. Trong số ít nhất 22 con tin thiệt mạng, có 9 người Italy và 7 người Nhật Bản. 6 tên khủng bố bị tiêu diệt và 1 tên bị bắt trong vụ này.