Khủng hoảng niềm tin điện hạt nhân ở Đông Á
Lo ngại về độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân đã và đang khiến người ta thay đổi cách nhìn nhận vấn đề
Chính quyền Đài Loan cho biết, một nhà máy điện hạt nhân ở vùng lãnh thổ này có thể đã rò rỉ nước nhiễm phóng xạ suốt 3 năm qua.
Theo hãng tin Reuters, Nhật Bản hiện nay vẫn đang chật vật chặn nguồn rò rỉ nước nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau thảm họa động đất - sóng thần hồi năm 2011. Còn tại Hàn Quốc, các công tố viên đang thực hiện một cuộc điều tra quy mô lớn nhằm vào các chứng chỉ an toàn bị cho là giả mạo và các linh kiện không đảm bảo tiêu chuẩn được sử dụng tại nhiều lò phản ứng hạt nhân của nước này.
Điện hạt nhân từ lâu đã được xem là một nguồn năng lượng đáng tin cậy để thay thế cho nhiên liệu hóa thạch tại các khu vực khan hiếm tài nguyên của châu Á như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Tuy nhiên, những lo ngại về độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân tại các quốc gia và vùng lãnh thổ này đã và đang khiến người ta và thay đổi cách nhìn nhận vấn đề.
Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ tư ở Đài Loan đã bị trì hoãn suốt nhiều năm nay do người dân xuống đường phản đối và những tranh cãi trong cơ quan lập pháp của vùng lãnh thổ về các vấn đề an toàn điện hạt nhân. Phần lớn các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản đến nay vẫn đóng cửa, trong khi 9 lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc đang trong tình trạng đóng cửa, trong đó 6 lò bị đóng để bảo trì, còn 3 lò bị đóng để thay dây cáp được cung cấp theo các chứng chỉ bị làm giả mạo.
Cơ quan giám sát Control Yuan của Đài Loan cho biết, nhà máy điện hạt nhân số 1 nằm ở khu vực bờ biển Shihmen ở phía Bắc của vùng lãnh thổ này, cách không xa khu vực dân cư đông đúc Đài Bắc, đã rò rỉ nước nhiễm phóng xạ từ bể chứa của hai lò phản ứng.
Một quan chức của Công ty Điện lực Đài Loan (Taipower), công ty vận hành các nhà máy điện hạt nhân của vùng lãnh thổ, thì cho hay, nước phóng xạ rò rỉ không đến từ các bể chứa, mà có thể đến từ phần hơi nước ngưng tụ hoặc nước dùng để cọ rửa sàn nhà trong nhà máy điện hạt nhân. “Chúng tôi đã giải thích với Control Yuan, nhưng họ phủ nhận. Họ yêu cầu chúng tôi kiểm tra xem liệu có nguyên nhân nào khác dẫn tới rò rỉ không”, vị này cho biết.
Theo vị quan chức trên, trong bất kỳ trường hợp nào, thì nước rò rỉ từ bể chứa đều được thu thập vào một hồ chứa được sử dụng cho các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và được tái chế để quay trở lại bể chứa, nên không ra mối đe dọa nào cho môi trường.
Tuy nhiên, Control Yuan không tin vào những giải thích của Taipower, và cho rằng, đã có hàng loạt lỗi trong quá trình vận hành nhà máy điện hạt nhân của công ty này, bao gồm việc không có một kế hoạch rõ ràng về cách thức xử lý các vật liệu hạt nhân đã qua sử dụng. “Công ty này vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân rõ ràng cho việc rò rỉ nước phóng xạ”, Control Yuan kết luận.
Việc sử dụng năng lượng hạt nhân từ lâu đã gây tranh cãi ở Đài Loan, không chỉ bởi Đài Loan có diện tích khá nhỏ và bất kỳ một sự cố hạt nhân lớn nào cũng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ diện tích đất của cả vùng lãnh thổ nghèo tài nguyên này. Các nhà hoạt động môi trường Đài Loan đã nhân sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản hồi năm 2011 để kêu gọi việc chấm dứt hoạt động các nhà máy điện hạt nhân tại đây.
Tuần trước, giới chức Nhật cho biết, nước nhiễm phóng xạ cấp độ cao ở nhà máy Fukushima hiện đang rò rỉ ra môi trường ở tốc độ 300 tấn mỗi ngày. Thông tin này buộc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phải yêu cầu Chính phủ vào cuộc và hỗ trợ cho việc làm sạch nước nhiễm phóng xạ rò rỉ.
Tiết lộ này cũng cho thấy, Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), đơn vị vận hành nhà máy Fukushima, vẫn chưa kiểm soát được quy mô của cuộc khủng hoảng dù đã hai năm rưỡi trôi qua kể từ sau thảm họa động đất-sóng thần. Gần đây, Tepco mới chịu thừa nhận là nước nhiễm phóng xạ có rò rỉ.
Những rắc rối tiếp tục diễn ra ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang che mờ triển vọng tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân của Nhật. Hiện Nhật Bản đã đưa ra quy định mới nhằm rà soát an toàn tại một số lò phản ứng. Quy trình rà soát này bắt đầu từ tháng trước và có thể kéo dài hơn 6 tháng.
Theo báo Asahi của Nhật đưa tin hồi tuần trước, các công tố viên của nước này có thể sẽ không truy tố cựu Thủ tướng Naoto Kan, các quan chức Tepco, cũng như các quan chức nhà nước có liên quan trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima. Điều này đi ngược lại với mong muốn của những lá đơn kiện sau thảm họa Fukushima, cuộc khủng hoảng hạt nhân tệ hại nhất thế giới từ sau vụ Chernobyl. Thống kê cho thấy, phóng xạ rò rỉ từ nhà máy Fukushima sau động đất và sóng thần đã buộc 160.000 người dân trong khu vực lân cận phải từ bỏ nhà cửa để đi sơ tán, và nhiều người trong số họ có thể sẽ không bao giờ được quay trở lại nhà.
Tại Hàn Quốc, trong cuộc điều tra nhằm vào các nhà máy điện hạt nhân ban, hàng chục quan chức và nhà sản xuất linh kiện đã bị bắt giữ vì cáo buộc đưa và nhận hối lộ, làm giả các chứng chỉ an toàn… Trong số những nhân vật bị bắt có cựu Giám đốc điều hành của Công ty Thủy điện và Điện hạt nhân Hàn Quốc, một công ty quốc doanh đảm nhiệm chức năng vận hành tất cả các nhà máy điện hạt nhân của nước này. Cựu CEO này đối mặt với những cáo buộc về hối lộ.
Đối với Đài Loan, điện hạt nhân chiếm 18,4% tổng sản lượng điện của toàn vùng lãnh thổ. Ở Nhật Bản, tỷ lệ này là 30% trước thảm họa động đất - sóng thần năm 2011. Còn ở Hàn Quốc, 2/3 sản lượng điện đến từ các nhà máy điện hạt nhân.
Theo hãng tin Reuters, Nhật Bản hiện nay vẫn đang chật vật chặn nguồn rò rỉ nước nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau thảm họa động đất - sóng thần hồi năm 2011. Còn tại Hàn Quốc, các công tố viên đang thực hiện một cuộc điều tra quy mô lớn nhằm vào các chứng chỉ an toàn bị cho là giả mạo và các linh kiện không đảm bảo tiêu chuẩn được sử dụng tại nhiều lò phản ứng hạt nhân của nước này.
Điện hạt nhân từ lâu đã được xem là một nguồn năng lượng đáng tin cậy để thay thế cho nhiên liệu hóa thạch tại các khu vực khan hiếm tài nguyên của châu Á như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc. Tuy nhiên, những lo ngại về độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân tại các quốc gia và vùng lãnh thổ này đã và đang khiến người ta và thay đổi cách nhìn nhận vấn đề.
Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ tư ở Đài Loan đã bị trì hoãn suốt nhiều năm nay do người dân xuống đường phản đối và những tranh cãi trong cơ quan lập pháp của vùng lãnh thổ về các vấn đề an toàn điện hạt nhân. Phần lớn các nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản đến nay vẫn đóng cửa, trong khi 9 lò phản ứng hạt nhân của Hàn Quốc đang trong tình trạng đóng cửa, trong đó 6 lò bị đóng để bảo trì, còn 3 lò bị đóng để thay dây cáp được cung cấp theo các chứng chỉ bị làm giả mạo.
Cơ quan giám sát Control Yuan của Đài Loan cho biết, nhà máy điện hạt nhân số 1 nằm ở khu vực bờ biển Shihmen ở phía Bắc của vùng lãnh thổ này, cách không xa khu vực dân cư đông đúc Đài Bắc, đã rò rỉ nước nhiễm phóng xạ từ bể chứa của hai lò phản ứng.
Một quan chức của Công ty Điện lực Đài Loan (Taipower), công ty vận hành các nhà máy điện hạt nhân của vùng lãnh thổ, thì cho hay, nước phóng xạ rò rỉ không đến từ các bể chứa, mà có thể đến từ phần hơi nước ngưng tụ hoặc nước dùng để cọ rửa sàn nhà trong nhà máy điện hạt nhân. “Chúng tôi đã giải thích với Control Yuan, nhưng họ phủ nhận. Họ yêu cầu chúng tôi kiểm tra xem liệu có nguyên nhân nào khác dẫn tới rò rỉ không”, vị này cho biết.
Theo vị quan chức trên, trong bất kỳ trường hợp nào, thì nước rò rỉ từ bể chứa đều được thu thập vào một hồ chứa được sử dụng cho các thanh nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và được tái chế để quay trở lại bể chứa, nên không ra mối đe dọa nào cho môi trường.
Tuy nhiên, Control Yuan không tin vào những giải thích của Taipower, và cho rằng, đã có hàng loạt lỗi trong quá trình vận hành nhà máy điện hạt nhân của công ty này, bao gồm việc không có một kế hoạch rõ ràng về cách thức xử lý các vật liệu hạt nhân đã qua sử dụng. “Công ty này vẫn chưa đưa ra được nguyên nhân rõ ràng cho việc rò rỉ nước phóng xạ”, Control Yuan kết luận.
Việc sử dụng năng lượng hạt nhân từ lâu đã gây tranh cãi ở Đài Loan, không chỉ bởi Đài Loan có diện tích khá nhỏ và bất kỳ một sự cố hạt nhân lớn nào cũng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ diện tích đất của cả vùng lãnh thổ nghèo tài nguyên này. Các nhà hoạt động môi trường Đài Loan đã nhân sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản hồi năm 2011 để kêu gọi việc chấm dứt hoạt động các nhà máy điện hạt nhân tại đây.
Tuần trước, giới chức Nhật cho biết, nước nhiễm phóng xạ cấp độ cao ở nhà máy Fukushima hiện đang rò rỉ ra môi trường ở tốc độ 300 tấn mỗi ngày. Thông tin này buộc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phải yêu cầu Chính phủ vào cuộc và hỗ trợ cho việc làm sạch nước nhiễm phóng xạ rò rỉ.
Tiết lộ này cũng cho thấy, Công ty Điện lực Tokyo (Tepco), đơn vị vận hành nhà máy Fukushima, vẫn chưa kiểm soát được quy mô của cuộc khủng hoảng dù đã hai năm rưỡi trôi qua kể từ sau thảm họa động đất-sóng thần. Gần đây, Tepco mới chịu thừa nhận là nước nhiễm phóng xạ có rò rỉ.
Những rắc rối tiếp tục diễn ra ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang che mờ triển vọng tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân của Nhật. Hiện Nhật Bản đã đưa ra quy định mới nhằm rà soát an toàn tại một số lò phản ứng. Quy trình rà soát này bắt đầu từ tháng trước và có thể kéo dài hơn 6 tháng.
Theo báo Asahi của Nhật đưa tin hồi tuần trước, các công tố viên của nước này có thể sẽ không truy tố cựu Thủ tướng Naoto Kan, các quan chức Tepco, cũng như các quan chức nhà nước có liên quan trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima. Điều này đi ngược lại với mong muốn của những lá đơn kiện sau thảm họa Fukushima, cuộc khủng hoảng hạt nhân tệ hại nhất thế giới từ sau vụ Chernobyl. Thống kê cho thấy, phóng xạ rò rỉ từ nhà máy Fukushima sau động đất và sóng thần đã buộc 160.000 người dân trong khu vực lân cận phải từ bỏ nhà cửa để đi sơ tán, và nhiều người trong số họ có thể sẽ không bao giờ được quay trở lại nhà.
Tại Hàn Quốc, trong cuộc điều tra nhằm vào các nhà máy điện hạt nhân ban, hàng chục quan chức và nhà sản xuất linh kiện đã bị bắt giữ vì cáo buộc đưa và nhận hối lộ, làm giả các chứng chỉ an toàn… Trong số những nhân vật bị bắt có cựu Giám đốc điều hành của Công ty Thủy điện và Điện hạt nhân Hàn Quốc, một công ty quốc doanh đảm nhiệm chức năng vận hành tất cả các nhà máy điện hạt nhân của nước này. Cựu CEO này đối mặt với những cáo buộc về hối lộ.
Đối với Đài Loan, điện hạt nhân chiếm 18,4% tổng sản lượng điện của toàn vùng lãnh thổ. Ở Nhật Bản, tỷ lệ này là 30% trước thảm họa động đất - sóng thần năm 2011. Còn ở Hàn Quốc, 2/3 sản lượng điện đến từ các nhà máy điện hạt nhân.