Vì sao Nhật tái khởi động điện hạt nhân?
Chưa đầy hai tháng sau khi tất cả nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản ngừng hoạt động, chính phủ nước này lại phải tái khởi động
Cuối tuần trước, hôm 16/6, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã yêu cầu Công ty Điện lực Kansai (KEPCO) tái mở cửa hai lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Oi nằm ở trung tâm công nghiệp phía tây Nhật Bản.
Quyết định trên được ông Noda đưa ra sau khi nhận được sự đồng thuận từ ông Issei Nishikawa, Thống đốc tỉnh Fukui, nơi có nhà máy Oi đang hoạt động. Ông Nishikawa nói rằng ông đồng tình với việc tái khởi động các lò phản ứng, do đơn vị điều hành nhà máy đã cam kết đảm bảo an toàn.
Như vậy, không đầy hai tháng sau khi tất cả nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản ngừng hoạt động, chính phủ nước này lại quyết định khởi động trở lại việc khai thác nguồn năng lượng này. Chuyện này vốn dĩ là bình thường, nếu Nhật Bản trước đó không tuyên bố sẽ dần từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân.
Theo giới phân tích, sở dĩ Nhật Bản phải tái khởi động lò phản ứng là vì việc tìm nguồn năng lượng thay thế là thách thức rất khó khăn. Các nhà máy điện hạt nhân cung cấp 1/3 nhu cầu năng lượng của Nhật Bản, Các nguồn nhiệt điện, thủy điện, phong điện.... hiện chưa đủ sức thay thế điện hạt nhân.
Kể từ đầu tháng 5 tới trước hôm 16/6, toàn bộ các lò phản ứng của Nhật Bản đều đã đóng cửa. Tính toán của giới phân tích cho thấy, nhu cầu sử dụng điện hiện đang vượt quá khả năng đáp ứng của các nhà máy năng lượng loại hình khác. Điều này đã buộc Nhật phải đưa ra quyết định trên.
Quyết định tái khởi động lò phản ứng của ông Noda được xem là bước tiến quan trọng trong nỗ lực phục hồi ngành công nghiệp hạt nhân của Chính phủ Nhật Bản nhằm tránh rủi ro cho nền kinh tế, cho nên đã nhận được ý kiến đồng thuận và hoan nghênh của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
Yasuchika Hasegawa, Chủ tịch Hiệp hội Lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản, cho biết “nguồn cung năng lượng ổn định và việc kiềm chế giá điện là cần thiết cho cuộc sống người dân và các hoạt động kinh tế. Chúng tôi mong chính phủ mở đường cho việc tái khởi động các lò phản ứng khác”.
Còn Tadashi Okamura, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nói: “Chúng tôi rất mong việc tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân khác ngoài nhà máy Ohi, sau khi đảm bảo nghiêm ngặt an toàn và nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, những nơi có lò phản ứng”.
Tuy nhiên, trong khi các doanh nghiệp ủng hộ quyết định của Chính phủ Nhật Bản, thì người dân nước này vẫn cho rằng, điều cần thiết là đảm bảo an toàn cho cuộc sống. Theo kết quả thăm dò dư luận của hãng tin Jiji, 46% dân chúng phản đối việc tái khởi động hai lò phản ứng ở tỉnh Fukui.
Quyết định trên được ông Noda đưa ra sau khi nhận được sự đồng thuận từ ông Issei Nishikawa, Thống đốc tỉnh Fukui, nơi có nhà máy Oi đang hoạt động. Ông Nishikawa nói rằng ông đồng tình với việc tái khởi động các lò phản ứng, do đơn vị điều hành nhà máy đã cam kết đảm bảo an toàn.
Như vậy, không đầy hai tháng sau khi tất cả nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản ngừng hoạt động, chính phủ nước này lại quyết định khởi động trở lại việc khai thác nguồn năng lượng này. Chuyện này vốn dĩ là bình thường, nếu Nhật Bản trước đó không tuyên bố sẽ dần từ bỏ hoàn toàn điện hạt nhân.
Theo giới phân tích, sở dĩ Nhật Bản phải tái khởi động lò phản ứng là vì việc tìm nguồn năng lượng thay thế là thách thức rất khó khăn. Các nhà máy điện hạt nhân cung cấp 1/3 nhu cầu năng lượng của Nhật Bản, Các nguồn nhiệt điện, thủy điện, phong điện.... hiện chưa đủ sức thay thế điện hạt nhân.
Kể từ đầu tháng 5 tới trước hôm 16/6, toàn bộ các lò phản ứng của Nhật Bản đều đã đóng cửa. Tính toán của giới phân tích cho thấy, nhu cầu sử dụng điện hiện đang vượt quá khả năng đáp ứng của các nhà máy năng lượng loại hình khác. Điều này đã buộc Nhật phải đưa ra quyết định trên.
Quyết định tái khởi động lò phản ứng của ông Noda được xem là bước tiến quan trọng trong nỗ lực phục hồi ngành công nghiệp hạt nhân của Chính phủ Nhật Bản nhằm tránh rủi ro cho nền kinh tế, cho nên đã nhận được ý kiến đồng thuận và hoan nghênh của các tổ chức, doanh nghiệp trong nước.
Yasuchika Hasegawa, Chủ tịch Hiệp hội Lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản, cho biết “nguồn cung năng lượng ổn định và việc kiềm chế giá điện là cần thiết cho cuộc sống người dân và các hoạt động kinh tế. Chúng tôi mong chính phủ mở đường cho việc tái khởi động các lò phản ứng khác”.
Còn Tadashi Okamura, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nói: “Chúng tôi rất mong việc tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân khác ngoài nhà máy Ohi, sau khi đảm bảo nghiêm ngặt an toàn và nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, những nơi có lò phản ứng”.
Tuy nhiên, trong khi các doanh nghiệp ủng hộ quyết định của Chính phủ Nhật Bản, thì người dân nước này vẫn cho rằng, điều cần thiết là đảm bảo an toàn cho cuộc sống. Theo kết quả thăm dò dư luận của hãng tin Jiji, 46% dân chúng phản đối việc tái khởi động hai lò phản ứng ở tỉnh Fukui.