Kịch bản cũ trên thị trường ngoại tệ có lặp lại?
Quyết định điều chỉnh tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ có giúp giải tỏa những nút thắt như kỳ vọng?
Cuối giờ chiều ngày 24/12/2008, Ngân hàng Nhà nước công bố điều chỉnh tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày 25/12/2008 lên mức 16.989 đồng đổi 1 USD.
Hai tuần đã trôi qua kể từ khi quyết định được công bố. Tuy nhiên, liệu quyết định này đã giúp giải tỏa những nút thắt trên thị trường ngoại tệ như kỳ vọng?
Việc Ngân hàng Nhà nước để tỷ giá USD/VND tăng đã được dự liệu từ trước. Sau quyết định trên, thị trường đã có một số những biểu hiện tích cực như lượng bán USD của cá nhân và doanh nghiệp tăng lên, hoạt động mua bán USD trên thị trường liên ngân hàng sôi động trở lại.
Tuy nhiên, cũng cần nhận rõ, thời điểm này là cuối năm. Do đó, việc doanh nghiệp và người dân bán USD để lấy tiền Việt chưa hẳn đã hoàn toàn do tác động của việc nâng tỷ giá lên mặt bằng mới mà có thể đơn giản chỉ là do nhu cầu chi tiêu, trả lương, thưởng, thanh toán hợp đồng cuối năm.
Còn nhớ, sau quyết định trước đây của Ngân hàng Nhà nước nới biên độ giao dịch USD từ ±2% lên ±3%, thị trường cũng có những biểu hiện tốt. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, giao dịch đã lâm vào "bế tắc". Hiện nay, cũng đã xuất hiện những biểu hiện giống những gì diễn ra trước đây:
- Tỷ giá bán USD niêm yết của các ngân hàng đều ở mức giá trần. Khoảng cách giữa giá mua và giá bán niêm yết đang dần được rút ngắn.
- Thị trường liên ngân hàng sau một số giao dịch thành công tại mức giá sát trần hoặc bằng trần bắt đầu có hiện tượng rơi vào trầm lắng.
Câu hỏi đặt ra là nếu lần này những diễn biến tiếp theo trên thị trường ngoại tệ giống như những gì đã diễn ra sau lần nới rộng biên độ tỷ giá trước đây (tức là giá niêm yết mua, bán USD của các ngân hàng đều bằng nhau và bằng giá trần, giao dịch mua bán giữa VND và USD trên liên ngân hàng chỉ thực hiện nhỏ giọt) thì việc nới biên độ tỷ giá hay tăng mạnh tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng có nên là bước đi tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước?
Để có câu trả lời chính xác có lẽ phải tìm cho được nguyên nhân dẫn đến sự ngưng trệ.
Nếu việc không có ai bán USD là do chưa đạt mức giá kỳ vọng thì việc tăng tỷ giá lên một mặt bằng mới là điều cần thiết. Tuy nhiên, có thể nói điều này là rất khó xác định vì đó là vấn đề tâm lý. Trong khi tâm lý lại rất dễ thay đổi khi bối cảnh thay đổi. Vấn đề có thể xác định dễ hơn là mức độ của nguồn cung USD.
Rõ ràng, giá lên là do cầu lớn hơn cung. Tuy nhiên, cầu lớn hơn cung ở mức độ nào và có thể giải quyết bằng giá không lại là vấn đề khác.
Điều này cũng tương tự như một người khát nước và muốn mua nước. Nếu anh ta ở trong một khu vực hạn hán nhưng vẫn có một số nguồn cung cấp nước thì vẫn có thể mua được. Nhưng nếu anh ta ở giữa sa mạc, xung quanh không có bất kỳ nguồn nước nào thì dù anh ta có sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền, anh ta cũng không thể mua được.
Nếu USD quá thiếu hụt thì giá không còn là vấn đề nữa mà là nguồn cung USD. Việc nâng giá lên tiếp tục trong một thời gian ngắn sẽ không thể giúp thị trường thoát khỏi bế tắc mà chỉ tiếp tay cho nạn đầu cơ.
Từ đó, theo người viết, có thể thấy nếu kịch bản cũ lặp lại trên thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước có lẽ sẽ không cần vội vã nâng tiếp tỷ giá mà trước hết sẽ xác định nguyên nhân nằm ở đâu.
Nếu nguyên nhân nằm ở nguồn cung USD thì việc nới biên độ hay nâng tỷ giá sẽ không phải là giải pháp hay trong ngắn hạn. Trong trường hợp đó, có lẽ, việc Ngân hàng Nhà nước có thể làm là tìm nguồn cung (dù là tạm thời) cho thị trường, rồi sau đó mới tính đến việc nâng tỷ giá lên mặt bằng mới để kích thích xuất khẩu, đầu tư nước ngoài… nhằm tăng thu ngoại tệ cho quốc gia trong dài hạn.
Hai tuần đã trôi qua kể từ khi quyết định được công bố. Tuy nhiên, liệu quyết định này đã giúp giải tỏa những nút thắt trên thị trường ngoại tệ như kỳ vọng?
Việc Ngân hàng Nhà nước để tỷ giá USD/VND tăng đã được dự liệu từ trước. Sau quyết định trên, thị trường đã có một số những biểu hiện tích cực như lượng bán USD của cá nhân và doanh nghiệp tăng lên, hoạt động mua bán USD trên thị trường liên ngân hàng sôi động trở lại.
Tuy nhiên, cũng cần nhận rõ, thời điểm này là cuối năm. Do đó, việc doanh nghiệp và người dân bán USD để lấy tiền Việt chưa hẳn đã hoàn toàn do tác động của việc nâng tỷ giá lên mặt bằng mới mà có thể đơn giản chỉ là do nhu cầu chi tiêu, trả lương, thưởng, thanh toán hợp đồng cuối năm.
Còn nhớ, sau quyết định trước đây của Ngân hàng Nhà nước nới biên độ giao dịch USD từ ±2% lên ±3%, thị trường cũng có những biểu hiện tốt. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, giao dịch đã lâm vào "bế tắc". Hiện nay, cũng đã xuất hiện những biểu hiện giống những gì diễn ra trước đây:
- Tỷ giá bán USD niêm yết của các ngân hàng đều ở mức giá trần. Khoảng cách giữa giá mua và giá bán niêm yết đang dần được rút ngắn.
- Thị trường liên ngân hàng sau một số giao dịch thành công tại mức giá sát trần hoặc bằng trần bắt đầu có hiện tượng rơi vào trầm lắng.
Câu hỏi đặt ra là nếu lần này những diễn biến tiếp theo trên thị trường ngoại tệ giống như những gì đã diễn ra sau lần nới rộng biên độ tỷ giá trước đây (tức là giá niêm yết mua, bán USD của các ngân hàng đều bằng nhau và bằng giá trần, giao dịch mua bán giữa VND và USD trên liên ngân hàng chỉ thực hiện nhỏ giọt) thì việc nới biên độ tỷ giá hay tăng mạnh tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng có nên là bước đi tiếp theo của Ngân hàng Nhà nước?
Để có câu trả lời chính xác có lẽ phải tìm cho được nguyên nhân dẫn đến sự ngưng trệ.
Nếu việc không có ai bán USD là do chưa đạt mức giá kỳ vọng thì việc tăng tỷ giá lên một mặt bằng mới là điều cần thiết. Tuy nhiên, có thể nói điều này là rất khó xác định vì đó là vấn đề tâm lý. Trong khi tâm lý lại rất dễ thay đổi khi bối cảnh thay đổi. Vấn đề có thể xác định dễ hơn là mức độ của nguồn cung USD.
Rõ ràng, giá lên là do cầu lớn hơn cung. Tuy nhiên, cầu lớn hơn cung ở mức độ nào và có thể giải quyết bằng giá không lại là vấn đề khác.
Điều này cũng tương tự như một người khát nước và muốn mua nước. Nếu anh ta ở trong một khu vực hạn hán nhưng vẫn có một số nguồn cung cấp nước thì vẫn có thể mua được. Nhưng nếu anh ta ở giữa sa mạc, xung quanh không có bất kỳ nguồn nước nào thì dù anh ta có sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền, anh ta cũng không thể mua được.
Nếu USD quá thiếu hụt thì giá không còn là vấn đề nữa mà là nguồn cung USD. Việc nâng giá lên tiếp tục trong một thời gian ngắn sẽ không thể giúp thị trường thoát khỏi bế tắc mà chỉ tiếp tay cho nạn đầu cơ.
Từ đó, theo người viết, có thể thấy nếu kịch bản cũ lặp lại trên thị trường ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước có lẽ sẽ không cần vội vã nâng tiếp tỷ giá mà trước hết sẽ xác định nguyên nhân nằm ở đâu.
Nếu nguyên nhân nằm ở nguồn cung USD thì việc nới biên độ hay nâng tỷ giá sẽ không phải là giải pháp hay trong ngắn hạn. Trong trường hợp đó, có lẽ, việc Ngân hàng Nhà nước có thể làm là tìm nguồn cung (dù là tạm thời) cho thị trường, rồi sau đó mới tính đến việc nâng tỷ giá lên mặt bằng mới để kích thích xuất khẩu, đầu tư nước ngoài… nhằm tăng thu ngoại tệ cho quốc gia trong dài hạn.