Hạ lãi suất, nới tỷ giá: Thời điểm nhạy cảm!
Năm 2008 là một năm có nhiều biến động bất thường và khó dự đoán của thị trường ngoại tệ
Năm 2008 là một năm có nhiều biến động bất thường và khó dự đoán của thị trường ngoại tệ.
Tâm lý đầu cơ USD cũng vì thế xuất hiện và lên đến đỉnh điểm vào giữa năm nay. Hiện tại, tâm lý này đã giảm bớt sau những điều hành được đánh giá rất cao của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, nó vẫn tiếp tục tồn tại đặc biệt khi có những dự báo về sự căng thẳng trong cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2009.
Khác biệt của biến động
Trước hết, không thể phủ nhận một thực tế là hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều niêm yết giá mua bán USD bằng trần hoặc sát trần. Không ít ngân hàng yết giá mua bằng giá bán và bằng trần. Điều này phần nào thể hiện sự khan hiếm USD trên thị trường ngoại tệ.
Tuy nhiên, khác với đợt biến động tỷ giá trước đây, đợt biến động tỷ giá lần này có những khác biệt nhất định:
- Thứ nhất, trên thị trường tự do, nếu như hồi giữa năm giá USD chỉ có một chiều hướng đi lên thì hiện nay, biến động giá USD trên thị trường này rất thất thường. Mặc dù có những lúc vượt qua mốc 17400 VND đổi 1 USD nhưng sau đó giá USD nhanh chóng hạ xuống.
Điều này cho thấy nguồn cung USD trên thị trường tự do không quá căng thẳng. Việc lên giá rồi xuống giá rất nhanh của USD có thể chỉ do giới đầu cơ tạo nên để kiếm lời.
- Thứ hai, nếu căn cứ vào giá niêm yết của các ngân hàng và giá trên thị trường thế giới của các ngoại tệ để tính tỷ giá USD/VND được các ngân hàng sử dụng tính tỷ giá chéo thì có thể thấy tỷ giá này là tương đối ổn định, chỉ vào khoảng 1 USD = 17.120 VND.
Điều này khác hẳn với xu hướng giá USD/VND sử dụng để tính tỷ giá chéo tăng theo từng ngày lúc tháng 5, tháng 6 năm nay.
- Thứ ba, dự trữ ngoại hối quốc gia tính đến hết tháng 11/2008 được công bố là 22 tỷ USD. Một con số không lớn nhưng cũng đủ làm doanh nghiệp và người dân yên tâm phần nào, khác hẳn với sự mù mờ về dự trữ ngoại hối trước đây.
- Thứ tư, giá USD trong rổ tiền tệ (USD Index) đang trong xu hướng sụt giảm nhanh chóng (từ mốc đỉnh 87,969 ngày 20/11/2008 xuống mốc 80,156 ngày 16/12/2008). Với quyết định cắt giảm “mục tiêu lãi suất cơ bản” (benchmark interest rate target) của FED xuống mức thấp kỷ lục (0% – 0,25%) hôm thứ Ba vừa rồi, USD vẫn chưa có những hỗ trợ cho xu hướng tăng trở lại.
Trong khi đó, vào khoảng giữa năm nay, sau chuỗi ngày mất giá nghiêm trọng, đồng USD trên thị trường thế giới bắt đầu giai đoạn phục hồi mạnh mẽ.
Hai vấn đề nên cân nhắc
Chính những khác biệt trên, theo quan điểm của người viết, đã phần nào giảm bớt tâm lý găm giữ ngoại tệ. Tuy nhiên, có thể nói đây là thời điểm rất nhạy cảm đối với các chính sách vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước. Việc tránh đưa ra những quyết định kích thích tâm lý tích trữ ngoại tệ là rất quan trọng.
Có lẽ, hai vấn đề sau cần được cân nhắc rất kỹ lưỡng.
Thứ nhất là có nên tiếp tục giảm lãi suất cơ bản đối với VND? Việc giảm lãi suất cơ bản sẽ giúp cho người dân và các doanh nghiệp có cơ hội vay vốn với giá rẻ hơn khi cơ chế lãi suất trần vẫn được duy trì. Khi đó lãi suất huy động VND tất yếu sẽ giảm. Điều này sẽ khuyến khích người dân và doanh nghiệp chi tiêu vào sản xuất, đời sống nhiều hơn thay vì gửi tiền vào ngân hàng. Đây là một tác động tích cực cho nền kinh tế khi mà doanh nghiệp và người dân không dám vay không chỉ vì lãi suất cao mà còn vì không có "đầu ra" cho sản phẩm.
Tuy nhiên, hiệu ứng tiêu cực là khoảng cách giữa lãi suất huy động USD và VND sẽ được rút ngắn.
Theo như dự báo của một số tổ chức thì tỷ giá USD/VND trong năm 2009 sẽ tăng một tỷ lệ % nhất định. Vì thế, khoảng cách giữa lãi suất huy động USD và VND nên chăng cần đảm bảo cao hơn sự dao động dự báo này.
Bởi vậy, trong tình hình hiện tại, có lẽ Ngân hàng Nhà nước chỉ nên tính tới việc giảm lãi suất cơ bản VND khi lãi suất huy động USD giảm.
Thứ hai là cân nhắc thời điểm nới rộng biên độ tỷ giá, nếu việc nới rộng là cần thiết. Về mặt bản chất, việc nới rộng biên độ tỷ giá không có nghĩa là tỷ giá sẽ tăng lên. Vậy tại sao khi có tin đồn Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng biên độ giao dịch USD lên 5% trong thời gian qua, giá USD trên thị trường tự do tăng vọt? Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
Trước hết, một điểm có thể dễ dàng nhận thấy là 3 lần nới rộng biên độ giao dịch USD gần đây của Ngân hàng Nhà nước đều rơi vào những thời điểm mà trên thực tế cung cầu USD trên thị trường không gặp nhau, trong giới hạn Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Đặc biệt, trong hai lần gần đây nhất, cung cầu USD dường như không gặp nhau ở mức giá trần. Trong cả hai trường hợp đó, giá thị trường tự do đều vượt qua giá trần mà các ngân hàng niêm yết. Sau đó Ngân hàng Nhà nước bắt đầu điều chỉnh biên độ. Với cách lựa chọn thời điểm nới rộng biên độ tỷ giá bị động như vậy, tất yếu sẽ làm giảm lòng tin của thị trường vào Ngân hàng Nhà nước.
Rõ ràng, khi thị trường biến động vượt ra ngoài biên độ khống chế thì Ngân hàng Nhà nước phải là người có vai trò tác động, kéo cung cầu gặp nhau tại mức giá trong biên độ cho phép. Tuy nhiên, cách xử lý của Ngân hàng Nhà nước lại là nới biên độ. Vì thế, người ta có cảm giác Ngân hàng Nhà nước đang chạy theo thị trường, chứ không phải điều tiết thị trường.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên chăng có những dự báo từ sớm, từ đó, quyết định nới rộng biên độ ngay khi thị trường còn ổn định. Điều này một mặt tạo sự minh bạch trong chính sách điều tiết, tạo sự chủ động cho Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành.
Mặt khác, cách ứng xử như vậy sẽ giúp thị trường có sự chuẩn bị tốt hơn, không tạo tâm lý tăng giá, bởi khi cung cầu đã cân bằng tại một mức giá nào đó thì không có lý do gì mà giá lại tăng chỉ vì nới rộng biên độ giao dịch. Nếu có cũng chỉ là nhất thời. Thị trường sẽ tự điều tiết rất hiệu quả trong trường hợp đó, mà không cần can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.
Tâm lý đầu cơ USD cũng vì thế xuất hiện và lên đến đỉnh điểm vào giữa năm nay. Hiện tại, tâm lý này đã giảm bớt sau những điều hành được đánh giá rất cao của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, nó vẫn tiếp tục tồn tại đặc biệt khi có những dự báo về sự căng thẳng trong cán cân thanh toán của Việt Nam năm 2009.
Khác biệt của biến động
Trước hết, không thể phủ nhận một thực tế là hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều niêm yết giá mua bán USD bằng trần hoặc sát trần. Không ít ngân hàng yết giá mua bằng giá bán và bằng trần. Điều này phần nào thể hiện sự khan hiếm USD trên thị trường ngoại tệ.
Tuy nhiên, khác với đợt biến động tỷ giá trước đây, đợt biến động tỷ giá lần này có những khác biệt nhất định:
- Thứ nhất, trên thị trường tự do, nếu như hồi giữa năm giá USD chỉ có một chiều hướng đi lên thì hiện nay, biến động giá USD trên thị trường này rất thất thường. Mặc dù có những lúc vượt qua mốc 17400 VND đổi 1 USD nhưng sau đó giá USD nhanh chóng hạ xuống.
Điều này cho thấy nguồn cung USD trên thị trường tự do không quá căng thẳng. Việc lên giá rồi xuống giá rất nhanh của USD có thể chỉ do giới đầu cơ tạo nên để kiếm lời.
- Thứ hai, nếu căn cứ vào giá niêm yết của các ngân hàng và giá trên thị trường thế giới của các ngoại tệ để tính tỷ giá USD/VND được các ngân hàng sử dụng tính tỷ giá chéo thì có thể thấy tỷ giá này là tương đối ổn định, chỉ vào khoảng 1 USD = 17.120 VND.
Điều này khác hẳn với xu hướng giá USD/VND sử dụng để tính tỷ giá chéo tăng theo từng ngày lúc tháng 5, tháng 6 năm nay.
- Thứ ba, dự trữ ngoại hối quốc gia tính đến hết tháng 11/2008 được công bố là 22 tỷ USD. Một con số không lớn nhưng cũng đủ làm doanh nghiệp và người dân yên tâm phần nào, khác hẳn với sự mù mờ về dự trữ ngoại hối trước đây.
- Thứ tư, giá USD trong rổ tiền tệ (USD Index) đang trong xu hướng sụt giảm nhanh chóng (từ mốc đỉnh 87,969 ngày 20/11/2008 xuống mốc 80,156 ngày 16/12/2008). Với quyết định cắt giảm “mục tiêu lãi suất cơ bản” (benchmark interest rate target) của FED xuống mức thấp kỷ lục (0% – 0,25%) hôm thứ Ba vừa rồi, USD vẫn chưa có những hỗ trợ cho xu hướng tăng trở lại.
Trong khi đó, vào khoảng giữa năm nay, sau chuỗi ngày mất giá nghiêm trọng, đồng USD trên thị trường thế giới bắt đầu giai đoạn phục hồi mạnh mẽ.
Hai vấn đề nên cân nhắc
Chính những khác biệt trên, theo quan điểm của người viết, đã phần nào giảm bớt tâm lý găm giữ ngoại tệ. Tuy nhiên, có thể nói đây là thời điểm rất nhạy cảm đối với các chính sách vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước. Việc tránh đưa ra những quyết định kích thích tâm lý tích trữ ngoại tệ là rất quan trọng.
Có lẽ, hai vấn đề sau cần được cân nhắc rất kỹ lưỡng.
Thứ nhất là có nên tiếp tục giảm lãi suất cơ bản đối với VND? Việc giảm lãi suất cơ bản sẽ giúp cho người dân và các doanh nghiệp có cơ hội vay vốn với giá rẻ hơn khi cơ chế lãi suất trần vẫn được duy trì. Khi đó lãi suất huy động VND tất yếu sẽ giảm. Điều này sẽ khuyến khích người dân và doanh nghiệp chi tiêu vào sản xuất, đời sống nhiều hơn thay vì gửi tiền vào ngân hàng. Đây là một tác động tích cực cho nền kinh tế khi mà doanh nghiệp và người dân không dám vay không chỉ vì lãi suất cao mà còn vì không có "đầu ra" cho sản phẩm.
Tuy nhiên, hiệu ứng tiêu cực là khoảng cách giữa lãi suất huy động USD và VND sẽ được rút ngắn.
Theo như dự báo của một số tổ chức thì tỷ giá USD/VND trong năm 2009 sẽ tăng một tỷ lệ % nhất định. Vì thế, khoảng cách giữa lãi suất huy động USD và VND nên chăng cần đảm bảo cao hơn sự dao động dự báo này.
Bởi vậy, trong tình hình hiện tại, có lẽ Ngân hàng Nhà nước chỉ nên tính tới việc giảm lãi suất cơ bản VND khi lãi suất huy động USD giảm.
Thứ hai là cân nhắc thời điểm nới rộng biên độ tỷ giá, nếu việc nới rộng là cần thiết. Về mặt bản chất, việc nới rộng biên độ tỷ giá không có nghĩa là tỷ giá sẽ tăng lên. Vậy tại sao khi có tin đồn Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng biên độ giao dịch USD lên 5% trong thời gian qua, giá USD trên thị trường tự do tăng vọt? Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
Trước hết, một điểm có thể dễ dàng nhận thấy là 3 lần nới rộng biên độ giao dịch USD gần đây của Ngân hàng Nhà nước đều rơi vào những thời điểm mà trên thực tế cung cầu USD trên thị trường không gặp nhau, trong giới hạn Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Đặc biệt, trong hai lần gần đây nhất, cung cầu USD dường như không gặp nhau ở mức giá trần. Trong cả hai trường hợp đó, giá thị trường tự do đều vượt qua giá trần mà các ngân hàng niêm yết. Sau đó Ngân hàng Nhà nước bắt đầu điều chỉnh biên độ. Với cách lựa chọn thời điểm nới rộng biên độ tỷ giá bị động như vậy, tất yếu sẽ làm giảm lòng tin của thị trường vào Ngân hàng Nhà nước.
Rõ ràng, khi thị trường biến động vượt ra ngoài biên độ khống chế thì Ngân hàng Nhà nước phải là người có vai trò tác động, kéo cung cầu gặp nhau tại mức giá trong biên độ cho phép. Tuy nhiên, cách xử lý của Ngân hàng Nhà nước lại là nới biên độ. Vì thế, người ta có cảm giác Ngân hàng Nhà nước đang chạy theo thị trường, chứ không phải điều tiết thị trường.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên chăng có những dự báo từ sớm, từ đó, quyết định nới rộng biên độ ngay khi thị trường còn ổn định. Điều này một mặt tạo sự minh bạch trong chính sách điều tiết, tạo sự chủ động cho Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành.
Mặt khác, cách ứng xử như vậy sẽ giúp thị trường có sự chuẩn bị tốt hơn, không tạo tâm lý tăng giá, bởi khi cung cầu đã cân bằng tại một mức giá nào đó thì không có lý do gì mà giá lại tăng chỉ vì nới rộng biên độ giao dịch. Nếu có cũng chỉ là nhất thời. Thị trường sẽ tự điều tiết rất hiệu quả trong trường hợp đó, mà không cần can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.