Kích thích kinh tế Mỹ: Khi các thống đốc không thống nhất
Gói kích thích kinh tế 787 tỷ USD đã được Tổng thống Mỹ Obama ký ban hành, nhưng ông đang đối mặt với nhiều khó khăn
Gói kích thích kinh tế 787 tỷ USD đã được Tổng thống Mỹ Obama ký ban hành, nhưng ông đang đối mặt với nhiều khó khăn.
Khó khăn trong việc thực thi kế hoạch kích thích kinh tế của ông Obama đã nảy sinh ngay trước hội nghị thường niên các thống đốc bang tại Mỹ, diễn ra sáng 23/2, khi các thống đốc bang là người của đảng Cộng hòa tỏ ra lưỡng lự về việc có nên nhận tiền trợ cấp từ chính phủ Liên bang hay không, và nếu nhận thì nhận bao nhiêu?
Hiện thống đốc của 5 bang, gồm Alaska, Mississippii, Louisiana, South Carolina và Idaho, thông báo có thể không nhận một phần trong khoản tiền cứu trợ của chính phủ dành cho các bang này.
Thống đốc bang Mississippi, Haley Barbour cho biết, ông đang xem xét bác bỏ hàng triệu USD trợ cấp thất nghiệp mà chính phủ hỗ trợ, do nhận khoản tiền này đồng nghĩa với việc bang của ông sẽ buộc phải tăng các khoản thuế khi khoản tiền cứu trợ cạn kiệt.
Thống đốc Bobby Jindal của bang Louisiana cũng chia sẻ quan điểm này và bày tỏ sự nghi ngờ về tính hiệu quả của kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD đối với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Ông Jindal nhấn mạnh: "Tôi không cho rằng cách tốt nhất là để chính phủ đánh thuế và mượn thêm tiền. Nếu tất cả những gì họ làm là mượn tiền Liên bang và trao cho các bang sử dụng, thì tất cả những gì chúng ta đang làm là trì hoãn những điều chắc chắn sẽ xảy ra...".
Trên kênh truyền hình NBC, Thống đốc bang Florida, Charlie Crist đã lên tiếng kêu gọi sự hợp tác để vượt qua khủng hoảng, dù phe Cộng hòa vẫn hoài nghi về kế hoạch kích thích kinh tế đã được Quốc hội thông qua.
Trong khi đó, tại bữa tiệc tiếp các thống đốc bang tối 22/2, ông Obama khẳng định hơn ai hết các thống đốc bang hiểu rõ những rắc rối mà nền kinh tế Mỹ đang đối mặt. Ông kêu gọi các thống đốc bang hợp tác với chính phủ để cứu nền kinh tế Mỹ thoát khỏi suy thoái.
Thách thức giảm thâm hụt
Khó khăn lớn với ông Obama hiện nay là làm thế nào để giảm được thâm hụt ngân sách như đã cam kết.
Theo dự báo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO), ngân sách Liên bang của Mỹ trong tài khóa 2008-2009 sẽ bị thâm hụt 1.200 tỷ USD, tương đương 8,3% GDP của Mỹ. Con số này chưa bao gồm chi phí cho gói kích cầu 787 tỷ USD.
Tại một hội nghị của Nhà Trắng về chính sách tài chính ngày 23/2 và cuộc họp của Quốc hội ngày 24/2, ông Obama đã vạch ra một số yêu cầu về ngân sách.
Một bản tóm tắt chính thức kế hoạch chi tiêu và kế hoạch ngân sách năm tài chính 2010 sẽ được trình lên Quốc hội ngày 26/2. Trong bài diễn văn đọc tại Quốc hội, ông Obama cam kết đến hết nhiệm kỳ sẽ giảm một nửa số thâm hụt ngân sách 1,3 nghìn tỷ USD mà chính quyền Bush để lại.
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, chính quyền Obama chủ trương cắt giảm chi tiêu cho cuộc chiến tranh tại Iraq, tăng thuế đối với những công dân giàu có và cắt giảm chi tiêu của chính phủ.
Obama cũng cho biết, ông sẽ "yêu cầu bình ổn và xây dựng lại hệ thống ngân hàng của Mỹ, đưa tín dụng tới các gia đình và các doanh nghiệp, cải tổ hệ thống pháp chế đã bị phá vỡ, dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay".
Ông Obama nhấn mạnh: "Nước Mỹ phải làm tất cả những gì có thể để khống chế thâm hụt ngân sách khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi".
Một thách thức không nhỏ nữa đối với chính phủ của ông Obama là giám sát, bảo đảm gói kích thích kinh tế được sử dụng minh bạch, hiệu quả. Điều này có liên quan trực tiếp đến uy tín của Tổng thống nói riêng và Đảng Dân chủ nói chung.
Vì vậy, ông Obama vừa lên tiếng nhắc nhở thị trưởng các thành phố trên toàn nước Mỹ phải hết sức tiết kiệm từng đồng tiền mà gói kích cầu mang lại. Ông cảnh báo sẽ nêu đích danh bất cứ thị trưởng nào có dấu hiệu làm lãng phí những đồng tiền của dân đóng thuế phục vụ cho gói kích cầu.
Báo chí Mỹ cho biết, ông Obama dự kiến sẽ chỉ định Earl Devaney, cựu nhân viên cơ quan tình báo, lãnh đạo nhóm giám sát việc chi tiêu kế hoạch kích thích kinh tế của chính phủ. Devaney đã có công phanh phui nhiều vụ tham nhũng tại Bộ Nội vụ Mỹ.
Các nguồn tin thân cận với ông Obama cho biết, Phó tổng thống Biden cũng sẽ tham gia giám sát việc thực thi nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của gói cứu trợ kinh tế này.
Khó khăn trong việc thực thi kế hoạch kích thích kinh tế của ông Obama đã nảy sinh ngay trước hội nghị thường niên các thống đốc bang tại Mỹ, diễn ra sáng 23/2, khi các thống đốc bang là người của đảng Cộng hòa tỏ ra lưỡng lự về việc có nên nhận tiền trợ cấp từ chính phủ Liên bang hay không, và nếu nhận thì nhận bao nhiêu?
Hiện thống đốc của 5 bang, gồm Alaska, Mississippii, Louisiana, South Carolina và Idaho, thông báo có thể không nhận một phần trong khoản tiền cứu trợ của chính phủ dành cho các bang này.
Thống đốc bang Mississippi, Haley Barbour cho biết, ông đang xem xét bác bỏ hàng triệu USD trợ cấp thất nghiệp mà chính phủ hỗ trợ, do nhận khoản tiền này đồng nghĩa với việc bang của ông sẽ buộc phải tăng các khoản thuế khi khoản tiền cứu trợ cạn kiệt.
Thống đốc Bobby Jindal của bang Louisiana cũng chia sẻ quan điểm này và bày tỏ sự nghi ngờ về tính hiệu quả của kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 787 tỷ USD đối với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Ông Jindal nhấn mạnh: "Tôi không cho rằng cách tốt nhất là để chính phủ đánh thuế và mượn thêm tiền. Nếu tất cả những gì họ làm là mượn tiền Liên bang và trao cho các bang sử dụng, thì tất cả những gì chúng ta đang làm là trì hoãn những điều chắc chắn sẽ xảy ra...".
Trên kênh truyền hình NBC, Thống đốc bang Florida, Charlie Crist đã lên tiếng kêu gọi sự hợp tác để vượt qua khủng hoảng, dù phe Cộng hòa vẫn hoài nghi về kế hoạch kích thích kinh tế đã được Quốc hội thông qua.
Trong khi đó, tại bữa tiệc tiếp các thống đốc bang tối 22/2, ông Obama khẳng định hơn ai hết các thống đốc bang hiểu rõ những rắc rối mà nền kinh tế Mỹ đang đối mặt. Ông kêu gọi các thống đốc bang hợp tác với chính phủ để cứu nền kinh tế Mỹ thoát khỏi suy thoái.
Thách thức giảm thâm hụt
Khó khăn lớn với ông Obama hiện nay là làm thế nào để giảm được thâm hụt ngân sách như đã cam kết.
Theo dự báo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO), ngân sách Liên bang của Mỹ trong tài khóa 2008-2009 sẽ bị thâm hụt 1.200 tỷ USD, tương đương 8,3% GDP của Mỹ. Con số này chưa bao gồm chi phí cho gói kích cầu 787 tỷ USD.
Tại một hội nghị của Nhà Trắng về chính sách tài chính ngày 23/2 và cuộc họp của Quốc hội ngày 24/2, ông Obama đã vạch ra một số yêu cầu về ngân sách.
Một bản tóm tắt chính thức kế hoạch chi tiêu và kế hoạch ngân sách năm tài chính 2010 sẽ được trình lên Quốc hội ngày 26/2. Trong bài diễn văn đọc tại Quốc hội, ông Obama cam kết đến hết nhiệm kỳ sẽ giảm một nửa số thâm hụt ngân sách 1,3 nghìn tỷ USD mà chính quyền Bush để lại.
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, chính quyền Obama chủ trương cắt giảm chi tiêu cho cuộc chiến tranh tại Iraq, tăng thuế đối với những công dân giàu có và cắt giảm chi tiêu của chính phủ.
Obama cũng cho biết, ông sẽ "yêu cầu bình ổn và xây dựng lại hệ thống ngân hàng của Mỹ, đưa tín dụng tới các gia đình và các doanh nghiệp, cải tổ hệ thống pháp chế đã bị phá vỡ, dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay".
Ông Obama nhấn mạnh: "Nước Mỹ phải làm tất cả những gì có thể để khống chế thâm hụt ngân sách khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi".
Một thách thức không nhỏ nữa đối với chính phủ của ông Obama là giám sát, bảo đảm gói kích thích kinh tế được sử dụng minh bạch, hiệu quả. Điều này có liên quan trực tiếp đến uy tín của Tổng thống nói riêng và Đảng Dân chủ nói chung.
Vì vậy, ông Obama vừa lên tiếng nhắc nhở thị trưởng các thành phố trên toàn nước Mỹ phải hết sức tiết kiệm từng đồng tiền mà gói kích cầu mang lại. Ông cảnh báo sẽ nêu đích danh bất cứ thị trưởng nào có dấu hiệu làm lãng phí những đồng tiền của dân đóng thuế phục vụ cho gói kích cầu.
Báo chí Mỹ cho biết, ông Obama dự kiến sẽ chỉ định Earl Devaney, cựu nhân viên cơ quan tình báo, lãnh đạo nhóm giám sát việc chi tiêu kế hoạch kích thích kinh tế của chính phủ. Devaney đã có công phanh phui nhiều vụ tham nhũng tại Bộ Nội vụ Mỹ.
Các nguồn tin thân cận với ông Obama cho biết, Phó tổng thống Biden cũng sẽ tham gia giám sát việc thực thi nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả của gói cứu trợ kinh tế này.