Kinh tế 9 tháng: Kết quả đẹp nhất trong năm?
Tăng trưởng đang đi kèm với rủi ro vĩ mô. Nếu đặt nặng tính ổn định, kết quả 9 tháng có thể là đẹp nhất trong năm
“Nền kinh tế đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực, xu hướng phục hồi rõ nét”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh phấn khởi đưa nhận định về tình hình kinh tế 9 tháng qua tại hội nghị giao ban sáng ngày 28/9.
Thế nhưng, giữa những lạc quan vẫn xen nhiều lo lắng khi nhiều chỉ tiêu không thể hiện sự bền vững của tăng trưởng.
Nhiều chỉ tiêu chưa bền vững
Rất nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đang ủng hộ nhận định nói trên của Thứ trưởng Sinh. Tăng trưởng GDP quý 3/2009 đạt mức 5,76%, cao hơn rất nhiều con số 4,5% đạt được trong quý 2/2009.
Chốt lại, tốc độ tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2009 đạt 4,56% (số liệu của Tổng cục Thống kê), và mục tiêu tăng GDP khoảng 5% trong năm 2009 dường như đã nằm trong tầm tay.
Nhưng xét trên những động lực kéo bật nền kinh tế vươn lên khỏi suy giảm trong 9 tháng qua, nhiều chỉ tiêu không thể hiện sự bền vững của tăng trưởng.
Khoảng hơn 60% dân số đang “cống hiến” chỉ 1,57% tăng trưởng của khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong 9 tháng qua. Trong khi đó, tình hình thiên tai ngày càng phức tạp, sản xuất nông nghiệp được cho là đã đến ngưỡng không thể tạo sức tăng đột biến.
Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng, đòn bẩy cho mục tiêu tiến lên nền kinh tế công nghiệp hóa vào năm 2020 của Việt Nam, vẫn chưa thể hiện được vai trò đầu tàu. Kết quả sản xuất 9 tháng của khu vực này chỉ đạt mức tăng trưởng 4,48%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.
Nhìn vào thực tế các ngành công nghiệp, vấn đề dường như còn nghiêm trọng hơn. Công nghiệp chế biến đạt mức tăng trưởng rất thấp, chỉ 2%, và thấp hơn cả tốc độ tăng trưởng của lâm nghiệp (2,5%), và thủy sản (2,7%).
Phần động lực đang nằm ở những lĩnh vực không khuyến khích tăng trưởng về lượng, ví dụ như công nghiệp khai thác tăng tới 8,2%; hay những lĩnh vực phát triển theo sau chính sách kích cầu như xây dựng, tăng tới 9,7%; lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 8,1%; tổng mức bán lẻ (bao gồm cả một phần chi tiêu Chính phủ) tăng 10,2% đã loại trừ yếu tố giá… Những lĩnh vực vốn đang bị xem là sự méo mó trong phân bổ nguồn lực, và chỉ phục hồi được do chính sách giải cứu mạnh tay của Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng cao nhất ngành dịch vụ là mức 8,4%, thuộc lĩnh vực vận tải, bưu điện, du lịch, cũng chưa phản ánh đúng những đóng góp thực sự. Trong khi một số nước trong khu vực, du lịch quốc tế tăng trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam lại giảm tới 16%, Thứ trưởng Sinh đặt vấn đề.
Có thể có lực cản mới?
Tốc độ tăng trưởng đột biến của một số ngành kinh tế, thực chất đang phải “dựa dẫm” vào nguồn cung tiền lớn từ chính sách tiền tệ nới lỏng.
Do nhiều chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đầu tư toàn xã hội 9 tháng đầu năm nay tăng tương đối cao, tổng vốn thực hiện đạt 483,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so cùng kỳ.
Tuy nhiên, tăng chi tiêu đang lệch về phía nguồn cung tài chính cho nền kinh tế của Chính phủ. Trong khi đầu tư từ ngân sách Nhà nước tăng 45,5%, khu vực ngoài Nhà nước chỉ tăng 12,6% và khu vực FDI giảm 11,2%. Đây là biểu hiện của việc thiếu khả năng huy động nguồn lực từ xã hội cho đầu tư.
Bên cạnh đó, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế từ hệ thống các ngân hàng thương mại đã tăng khoảng 26% so với cùng kỳ năm trước, vốn cho vay hỗ trợ lãi suất bằng đồng Việt Nam đã đạt trên 405 nghìn tỷ đồng, theo số liệu từ Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) tính đến 24/9.
Nhưng dường như, “dư địa” cho việc tiếp tục tăng cung tiền để đẩy xa thêm tăng trưởng đang bị chặn lại. Bởi lẽ, dư nợ tín dụng đã cơ bản “cán đích” 30% tăng trưởng. Trong khi đó, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất cũng đang giảm trong mấy tuần gần đây vì đã cận ngày hết giá trị hiệu lực chính sách.
Vụ phó Vụ chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Thị Hồng cũng không đồng tình với việc tiếp tục chính sách hỗ trợ lãi suất: “Hỗ trợ lãi suất 4% làm tín dụng tăng cao, xẩy ra thực trạng lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất tiền gửi, làm méo mó thị trường tài chính”.
Trong khi đó, việc tăng cung tiền vào nền kinh tế đang gây nên những sức ép lớn đến lạm phát trong thời gian tới.“CPI tháng 9 đã tăng 0,62%, như vậy là tăng rất cao. Chúng tôi cho rằng, xu hướng tăng còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến, như tăng trưởng tín dụng đang ở mức cao, giá thế giới do tác động của phục hồi kinh tế, có thể tăng và ảnh hưởng đến nước ta; giá xăng dầu từ nay đến cuối năm còn những yếu tố không lường trước được…”, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Thị Ngọc Vân phân tích.
Nếu kịch bản lạm phát tăng tốc trong các tháng cuối năm xảy ra, tăng trưởng GDP lại có thể lực cản mới, bởi vì CPI bình quân năm chính là thương số trong tính toán GDP.
Đó là chưa kể đến những biểu hiện đáng lo ngại của cán cân tổng thể đang có dấu hiệu tăng thâm hụt; hệ thống tài chính đối mặt với rủi ro nợ quá hạn tăng cao nếu cắt giảm gói kích cầu...
Cán cân thu, chi ngân sách Nhà nước cũng đang có sự lệch lạc. Tổng thu ngân sách tính từ đầu năm đến 15/9 ước đạt 274,4 nghìn tỷ đồng, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2009. Trong khi đó, phần đã chi từ ngân sách lên tới 330 nghìn tỷ đồng. Đại diện Vụ Chính sách tiền tệ phân tích thêm, nhập siêu đang gia tăng, trong khi đó vốn FDI giải ngân có thể thấp hơn năm ngoái… có thể dẫn tới những rủi ro cho chính sách tiền tệ.
Đã có những khuyến cáo nên thận trọng với những rủi ro vĩ mô có thể xuất hiện rất nhanh trong thời gian tới. Và điều chỉnh chính sách có thể phải cân nhắc giữa tăng trưởng và ổn định.
Thế nhưng, giữa những lạc quan vẫn xen nhiều lo lắng khi nhiều chỉ tiêu không thể hiện sự bền vững của tăng trưởng.
Nhiều chỉ tiêu chưa bền vững
Rất nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đang ủng hộ nhận định nói trên của Thứ trưởng Sinh. Tăng trưởng GDP quý 3/2009 đạt mức 5,76%, cao hơn rất nhiều con số 4,5% đạt được trong quý 2/2009.
Chốt lại, tốc độ tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2009 đạt 4,56% (số liệu của Tổng cục Thống kê), và mục tiêu tăng GDP khoảng 5% trong năm 2009 dường như đã nằm trong tầm tay.
Nhưng xét trên những động lực kéo bật nền kinh tế vươn lên khỏi suy giảm trong 9 tháng qua, nhiều chỉ tiêu không thể hiện sự bền vững của tăng trưởng.
Khoảng hơn 60% dân số đang “cống hiến” chỉ 1,57% tăng trưởng của khu vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trong 9 tháng qua. Trong khi đó, tình hình thiên tai ngày càng phức tạp, sản xuất nông nghiệp được cho là đã đến ngưỡng không thể tạo sức tăng đột biến.
Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng, đòn bẩy cho mục tiêu tiến lên nền kinh tế công nghiệp hóa vào năm 2020 của Việt Nam, vẫn chưa thể hiện được vai trò đầu tàu. Kết quả sản xuất 9 tháng của khu vực này chỉ đạt mức tăng trưởng 4,48%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.
Nhìn vào thực tế các ngành công nghiệp, vấn đề dường như còn nghiêm trọng hơn. Công nghiệp chế biến đạt mức tăng trưởng rất thấp, chỉ 2%, và thấp hơn cả tốc độ tăng trưởng của lâm nghiệp (2,5%), và thủy sản (2,7%).
Phần động lực đang nằm ở những lĩnh vực không khuyến khích tăng trưởng về lượng, ví dụ như công nghiệp khai thác tăng tới 8,2%; hay những lĩnh vực phát triển theo sau chính sách kích cầu như xây dựng, tăng tới 9,7%; lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tăng 8,1%; tổng mức bán lẻ (bao gồm cả một phần chi tiêu Chính phủ) tăng 10,2% đã loại trừ yếu tố giá… Những lĩnh vực vốn đang bị xem là sự méo mó trong phân bổ nguồn lực, và chỉ phục hồi được do chính sách giải cứu mạnh tay của Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng cao nhất ngành dịch vụ là mức 8,4%, thuộc lĩnh vực vận tải, bưu điện, du lịch, cũng chưa phản ánh đúng những đóng góp thực sự. Trong khi một số nước trong khu vực, du lịch quốc tế tăng trong 9 tháng đầu năm, Việt Nam lại giảm tới 16%, Thứ trưởng Sinh đặt vấn đề.
Có thể có lực cản mới?
Tốc độ tăng trưởng đột biến của một số ngành kinh tế, thực chất đang phải “dựa dẫm” vào nguồn cung tiền lớn từ chính sách tiền tệ nới lỏng.
Do nhiều chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng, đầu tư toàn xã hội 9 tháng đầu năm nay tăng tương đối cao, tổng vốn thực hiện đạt 483,2 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so cùng kỳ.
Tuy nhiên, tăng chi tiêu đang lệch về phía nguồn cung tài chính cho nền kinh tế của Chính phủ. Trong khi đầu tư từ ngân sách Nhà nước tăng 45,5%, khu vực ngoài Nhà nước chỉ tăng 12,6% và khu vực FDI giảm 11,2%. Đây là biểu hiện của việc thiếu khả năng huy động nguồn lực từ xã hội cho đầu tư.
Bên cạnh đó, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế từ hệ thống các ngân hàng thương mại đã tăng khoảng 26% so với cùng kỳ năm trước, vốn cho vay hỗ trợ lãi suất bằng đồng Việt Nam đã đạt trên 405 nghìn tỷ đồng, theo số liệu từ Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) tính đến 24/9.
Nhưng dường như, “dư địa” cho việc tiếp tục tăng cung tiền để đẩy xa thêm tăng trưởng đang bị chặn lại. Bởi lẽ, dư nợ tín dụng đã cơ bản “cán đích” 30% tăng trưởng. Trong khi đó, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất cũng đang giảm trong mấy tuần gần đây vì đã cận ngày hết giá trị hiệu lực chính sách.
Vụ phó Vụ chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) Nguyễn Thị Hồng cũng không đồng tình với việc tiếp tục chính sách hỗ trợ lãi suất: “Hỗ trợ lãi suất 4% làm tín dụng tăng cao, xẩy ra thực trạng lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất tiền gửi, làm méo mó thị trường tài chính”.
Trong khi đó, việc tăng cung tiền vào nền kinh tế đang gây nên những sức ép lớn đến lạm phát trong thời gian tới.“CPI tháng 9 đã tăng 0,62%, như vậy là tăng rất cao. Chúng tôi cho rằng, xu hướng tăng còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến, như tăng trưởng tín dụng đang ở mức cao, giá thế giới do tác động của phục hồi kinh tế, có thể tăng và ảnh hưởng đến nước ta; giá xăng dầu từ nay đến cuối năm còn những yếu tố không lường trước được…”, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Tổng hợp (Tổng cục Thống kê) Nguyễn Thị Ngọc Vân phân tích.
Nếu kịch bản lạm phát tăng tốc trong các tháng cuối năm xảy ra, tăng trưởng GDP lại có thể lực cản mới, bởi vì CPI bình quân năm chính là thương số trong tính toán GDP.
Đó là chưa kể đến những biểu hiện đáng lo ngại của cán cân tổng thể đang có dấu hiệu tăng thâm hụt; hệ thống tài chính đối mặt với rủi ro nợ quá hạn tăng cao nếu cắt giảm gói kích cầu...
Cán cân thu, chi ngân sách Nhà nước cũng đang có sự lệch lạc. Tổng thu ngân sách tính từ đầu năm đến 15/9 ước đạt 274,4 nghìn tỷ đồng, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm 2009. Trong khi đó, phần đã chi từ ngân sách lên tới 330 nghìn tỷ đồng. Đại diện Vụ Chính sách tiền tệ phân tích thêm, nhập siêu đang gia tăng, trong khi đó vốn FDI giải ngân có thể thấp hơn năm ngoái… có thể dẫn tới những rủi ro cho chính sách tiền tệ.
Đã có những khuyến cáo nên thận trọng với những rủi ro vĩ mô có thể xuất hiện rất nhanh trong thời gian tới. Và điều chỉnh chính sách có thể phải cân nhắc giữa tăng trưởng và ổn định.