Kinh tế Đông Á sẽ tăng trưởng cao nhưng nhiều rủi ro
Thị trường chứng khoán và bất động sản Đông Á còn biến động phức tạp, ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và quyết định của các nhà đầu tư
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về Đông Á năm 2007 vừa diễn ra với chủ đề "Nhu cầu về lãnh đạo cho một thế kỷ của châu Á”. Các đại biểu dự hội nghị khẳng định, kinh tế Đông Á tăng trưởng cao trong nhiều năm nữa.
Tuy nhiên, các nước trong khu vực cần đóng vai trò “đầu tàu” trong giải quyết những vấn đề quốc tế “nóng”, đối phó những vấn đề nảy sinh từ tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.
Diễn đàn vừa diễn ra tại Singapore trong 2 ngày 24-25/6, đã thu hút khoảng 300 đại biểu chính thức. Đoàn Việt Nam do Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tham dự diễn đàn.
“Nhiều nền kinh tế chớ nên tự mãn”
Tại Diễn đàn, Thủ tướng Lý Hiển Long cảnh báo rằng nhiều nền kinh tế chớ nên tự mãn và có thể mắc những sai lầm lớn. Mặc dù khu vực Đông Á ngày nay đã ở vào vị thế mạnh hơn so với trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, song rủi ro vẫn có thể xảy ra vì sự thay đổi và chuyển biến nhanh chóng ở các nước Đông Á sẽ tạo ra áp lực chính trị và xã hội mới.
Sự khác biệt ngày càng lớn về thu nhập, ngay cả trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tạo ra cảm giác bất an trong người lao động. Diễn biến này không chỉ cản trở tăng trưởng trong khu vực mà còn dẫn tới căng thẳng và làm xấu đi các quan hệ.
Nhận định này của ông Lý Hiển Long gần giống những cảnh báo của Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây. Sau đúng một thập kỷ (năm 1997, nhiều nước Đông Á lâm vào khủng hoảng tài chính – tiền tệ nghiêm trọng), Báo cáo cập nhật tình hình Đông Á – Thái Bình Dương của WB công bố tháng 4-2007, đã khẳng định: kinh tế Đông Á đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,4%, và riêng các nước mới nổi, lên tới 8,1% trong năm 2006 – mức tăng trưởng cao nhất của khu vực trong 10 năm qua.
Trong năm 2006, các nền kinh tế Đông Á cũng đạt kỷ lục về tăng dự trữ ngoại tệ, với 357 tỉ USD bằng 7% GDP của toàn khu vực. Tới cuối năm 2006, tổng dự trữ ngoại tệ của cả khu vực là 2.000 tỉ USD, trong đó có 1.060 tỉ của Trung Quốc...
Tuy nhiên, WB cũng cảnh báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á trong năm 2007 và 2008 vẫn có những yếu tố rủi ro. Thị trường xuất khẩu hàng đầu của các nước Đông Á là Mỹ đang xuất hiện xu thế suy thoái mới; phần lớn các nền kinh tế Đông Á chưa có khả năng kích cầu nội địa để đối phó với giảm sút xuất khẩu. Giá dầu thô sẽ còn tiếp tục biến động và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chính trị. Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản của khu vực Đông Á còn biến động phức tạp, sẽ ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và quyết định của các nhà đầu tư...
Phát biểu tại Diễn đàn này, Tổng thống Philippines Arroyo đã kêu gọi Nhật Bản đóng vai trò hàng đầu trong quá trình thúc đẩy tiến trình hội nhập và giữ gìn an ninh ở Đông Á với tư cách là nguồn cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất khu vực.
WEF Đông Á 2009 có thể tổ chức tại Việt Nam
Tại diễn đàn WEF lần này, Việt Nam đã dành được sự quan tâm đặc biệt của các chính khách, nhà đầu tư quốc tế. Trả lời phỏng vấn Hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ tại Diễn đàn, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng dự báo tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi trong mỗi thập niên từ nay đến năm 2020.
Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 8-10% từ nay đến năm 2020 nhờ tăng đầu tư nước ngoài và cắt giảm thuế để khuyến khích các nhà đầu tư và tạo việc làm. Tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam vào năm 2010 dự kiến tăng gấp đôi so với mức 441,6 nghìn tỷ đồng (27 tỷ USD) của năm 2000 và vào năm 2020 sẽ lại tăng gấp đôi mức GDP của năm 2010.
Dự kiến luồng vốn đầu tư nước ngoài được thu hút vào Việt Nam vào năm 2010 có thể lên mức 100 tỷ USD so với mức 80 tỷ USD vào cuối năm 2006, đồng thời có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức dưới 20% vào năm 2020 so với mức 28% hiện nay.
Bên lề Hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã gặp Giám đốc điều hành WEF và thảo luận về khả năng tổ chức Hội nghị WEF Đông Á năm 2009 tại Việt Nam.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), được hình thành từ năm 1971. Mỗi năm, WEF tổ chức nhiều diễn đàn cấp toàn cầu và khu vực. WEF về Đông Á được tổ chức hàng năm nhằm tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế-thương mại giữa các nước trong khu vực và giữa khu vực này với các khu vực khác trên thế giới.
Tuy nhiên, các nước trong khu vực cần đóng vai trò “đầu tàu” trong giải quyết những vấn đề quốc tế “nóng”, đối phó những vấn đề nảy sinh từ tốc độ tăng trưởng nhanh chóng.
Diễn đàn vừa diễn ra tại Singapore trong 2 ngày 24-25/6, đã thu hút khoảng 300 đại biểu chính thức. Đoàn Việt Nam do Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tham dự diễn đàn.
“Nhiều nền kinh tế chớ nên tự mãn”
Tại Diễn đàn, Thủ tướng Lý Hiển Long cảnh báo rằng nhiều nền kinh tế chớ nên tự mãn và có thể mắc những sai lầm lớn. Mặc dù khu vực Đông Á ngày nay đã ở vào vị thế mạnh hơn so với trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, song rủi ro vẫn có thể xảy ra vì sự thay đổi và chuyển biến nhanh chóng ở các nước Đông Á sẽ tạo ra áp lực chính trị và xã hội mới.
Sự khác biệt ngày càng lớn về thu nhập, ngay cả trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh, tạo ra cảm giác bất an trong người lao động. Diễn biến này không chỉ cản trở tăng trưởng trong khu vực mà còn dẫn tới căng thẳng và làm xấu đi các quan hệ.
Nhận định này của ông Lý Hiển Long gần giống những cảnh báo của Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây. Sau đúng một thập kỷ (năm 1997, nhiều nước Đông Á lâm vào khủng hoảng tài chính – tiền tệ nghiêm trọng), Báo cáo cập nhật tình hình Đông Á – Thái Bình Dương của WB công bố tháng 4-2007, đã khẳng định: kinh tế Đông Á đã đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 5,4%, và riêng các nước mới nổi, lên tới 8,1% trong năm 2006 – mức tăng trưởng cao nhất của khu vực trong 10 năm qua.
Trong năm 2006, các nền kinh tế Đông Á cũng đạt kỷ lục về tăng dự trữ ngoại tệ, với 357 tỉ USD bằng 7% GDP của toàn khu vực. Tới cuối năm 2006, tổng dự trữ ngoại tệ của cả khu vực là 2.000 tỉ USD, trong đó có 1.060 tỉ của Trung Quốc...
Tuy nhiên, WB cũng cảnh báo tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á trong năm 2007 và 2008 vẫn có những yếu tố rủi ro. Thị trường xuất khẩu hàng đầu của các nước Đông Á là Mỹ đang xuất hiện xu thế suy thoái mới; phần lớn các nền kinh tế Đông Á chưa có khả năng kích cầu nội địa để đối phó với giảm sút xuất khẩu. Giá dầu thô sẽ còn tiếp tục biến động và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chính trị. Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản của khu vực Đông Á còn biến động phức tạp, sẽ ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và quyết định của các nhà đầu tư...
Phát biểu tại Diễn đàn này, Tổng thống Philippines Arroyo đã kêu gọi Nhật Bản đóng vai trò hàng đầu trong quá trình thúc đẩy tiến trình hội nhập và giữ gìn an ninh ở Đông Á với tư cách là nguồn cung cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất khu vực.
WEF Đông Á 2009 có thể tổ chức tại Việt Nam
Tại diễn đàn WEF lần này, Việt Nam đã dành được sự quan tâm đặc biệt của các chính khách, nhà đầu tư quốc tế. Trả lời phỏng vấn Hãng tin tài chính Bloomberg của Mỹ tại Diễn đàn, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng dự báo tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam sẽ tăng gấp đôi trong mỗi thập niên từ nay đến năm 2020.
Việt Nam sẽ duy trì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 8-10% từ nay đến năm 2020 nhờ tăng đầu tư nước ngoài và cắt giảm thuế để khuyến khích các nhà đầu tư và tạo việc làm. Tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam vào năm 2010 dự kiến tăng gấp đôi so với mức 441,6 nghìn tỷ đồng (27 tỷ USD) của năm 2000 và vào năm 2020 sẽ lại tăng gấp đôi mức GDP của năm 2010.
Dự kiến luồng vốn đầu tư nước ngoài được thu hút vào Việt Nam vào năm 2010 có thể lên mức 100 tỷ USD so với mức 80 tỷ USD vào cuối năm 2006, đồng thời có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức dưới 20% vào năm 2020 so với mức 28% hiện nay.
Bên lề Hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã gặp Giám đốc điều hành WEF và thảo luận về khả năng tổ chức Hội nghị WEF Đông Á năm 2009 tại Việt Nam.
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), được hình thành từ năm 1971. Mỗi năm, WEF tổ chức nhiều diễn đàn cấp toàn cầu và khu vực. WEF về Đông Á được tổ chức hàng năm nhằm tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế-thương mại giữa các nước trong khu vực và giữa khu vực này với các khu vực khác trên thế giới.