Kinh tế khó khăn: “Hãy làm gì đi chứ!”
“Có lẽ chúng ta họp bàn quá nhiều, mải mổ xẻ nguyên nhân và tìm trách nhiệm, mải đắn đo những cái sẽ mất và do dự quá”
Một người đang đuối sức dưới nước, thay vì lựa dòng và ào xuống hỗ trợ thì có vẻ như người ta mải loay hoay lo ướt bộ đồ, lo mất hoặc hỏng những vật dụng mang theo…
Nửa năm trước, trong cuộc gọi trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) sốt ruột: “Hãy làm gì đi chứ! Tín dụng chậm, nợ xấu tăng cao, doanh nghiệp phá sản hàng loạt, sao mãi không thấy những quyết sách, giải pháp đủ mạnh, đồng bộ được triển khai để tháo gỡ?”.
“Có lẽ chúng ta họp bàn quá nhiều, mải mổ xẻ nguyên nhân và tìm trách nhiệm, mải đắn đo những cái sẽ mất và do dự quá”, ông Phước thất vọng, dù cho rằng chuyện vĩ mô chẳng phải của mình.
Mới chỉ đúng là chưa đủ
Vài năm trước, giới chuyên gia đã quan ngại về triển vọng của nền kinh tế. Đến nay, “thật sự rất xấu”, “vô cùng khó khăn” là cụm từ chung dễ tìm thấy trong nhìn nhận của họ. Liệu các giải pháp thời gian qua đã không thể xoay chuyển được tình thế, hay chưa đúng, bởi từ xấu đến thực sự rất xấu, từ khó khăn đến vô cùng khó khăn là cả một quá trình?
Nhiều quyết sách đã được định hình và đưa ra, cứ cho là đúng, nhưng mới chỉ đúng thì chưa đủ. Như chuyện của người đuối sức ở trên, có và biết cách hỗ trợ, nhưng nếu cứ loay hoay với bộ đồ, với vật dụng trên bờ thì tình huống sẽ càng xấu thêm.
Tại diễn đàn Quốc hội kỳ họp thứ 5 khóa 13 khai mạc đầu tuần này, có một thực tế được thừa nhận: việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế thời gian qua là quá chậm.
Theo tìm hiểu của VnEconomy, tại cuộc họp mới đây của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, quá chậm cũng là vấn đề nổi lên qua đánh giá chung của các thành viên về việc thực hiện các giải pháp (ngoại trừ lĩnh vực ngân hàng được cho là đã có những kết quả bước đầu khá rõ nét, thể hiện ở tỷ giá ổn định, mặt bằng lãi suất liên tục giảm, dự trữ ngoại hối tăng mạnh…).
Bên cạnh đó, theo đánh giá của nhiều thành viên thuộc hội đồng chuyên môn này, sự phối hợp giữa các bộ, ngành còn chưa chặt chẽ, đồng bộ, mà chỉ tập trung vào vấn đề của bản thân ngành mình, dẫn đến việc từng lĩnh vực thì có thể chuyển biến nhưng tổng thể vẫn chưa có tác động như mong muốn.
Ngay từ đầu năm 2013, ngày 7/1, Chính phủ đã có Nghị quyết số 02 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia đánh giá nghị quyết đã được ban hành sớm, các giải pháp đề ra là đúng hướng và toàn diện, có đối tượng mục tiêu cụ thể. Song, hạn chế là việc triển khai chậm và chưa đồng bộ.
Đơn cử, Nghị quyết 02 đã xác định chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay các đối tượng mua nhà để ở, được xem là một giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Nhưng mãi đến hơn bốn tháng sau nó mới được cụ thể với gói 30.000 tỷ đồng, sau khi trải qua nhiều tranh luận và do dự.
Hay hôm qua (21/5), vượt qua những làn sóng dư luận, sau một quá trình chuẩn bị và phản biện lâu dài, nghị định về thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) mới được ký ban hành. Cũng lưu ý là giải pháp VAMC đã có hơi hướng cả một năm về trước.
Cũng muốn làm lắm…
Cuối cùng thì hai giải pháp mạnh, dù gây nhiều tranh cãi, cũng đã ra lò. Độ trễ thai nghén hẳn đã giảm đi phần nào tác động của chúng, hoặc dồn thêm phần việc đáng lẽ đã được xử lý và trải ra từ trước.
Trao đổi với báo giới chiều 21/5, TS. Trịnh Quang Anh (Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam) kỳ vọng hai gói hỗ trợ trên sẽ sớm tạo những tác động tích cực, có hiệu ứng lan tỏa để tạo chuyển biến mới cho nền kinh tế.
Còn thực tại, chuyên gia này vừa lạc quan vừa bi quan. Ông lạc quan khi nền kinh tế đã xuất hiện một số tín hiệu khởi sắc. Chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số hàng tồn kho cho thấy chu kỳ điều chỉnh sản xuất sau khủng hoảng có thể đã chạm đáy. Các chỉ số như PMI sản xuất của HSBC, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có cải thiện nhẹ và đang trong chiều hướng tích cực. Nhập siêu xuất hiện trở lại với cơ cấu hàng nhập khẩu khuyến khích cho thấy có thể một chu kỳ sản xuất mới được bắt đầu. Hay như tăng trưởng tín dụng đã có những chuyển biến (trong khi cùng kỳ năm ngoái đang âm). Nhưng bi quan là thực tế “không thể chạy nhanh chỉ bằng một chân” nếu chỉ dựa chủ yếu vào chính sách tiền tệ.
Cập nhật mức tăng trưởng tín dụng đã được 1,3%, dù lạc hậu với con số 2,14% tính đến cuối tháng 4/2013 mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra, TS. Trịnh Quang Anh cho là quá lạc quan trong bối cảnh hiện tại. Bởi lẽ, đó là mức tăng trên cơ sở tổng dư nợ lớn của năm 2012, trong khi cầu tín dụng (có thể vay được) tại rất nhiều lĩnh vực đã sụt giảm, khi các ngân hàng tập trung thu hồi nợ trong bối cảnh rủi ro gia tăng và môi trường kinh doanh xấu đi.
“Tôi lại nhìn nhận con số tăng trưởng tín dụng là khá lạc quan. Nó cho thấy có sự dịch chuyển của nguồn vốn về những khách hàng tốt, vào những lĩnh vực được khuyến khích”, ông Quang Anh nói. Ông cũng nhấn mạnh: “Lãi suất hiện đang không nhạy cảm với cầu tín dụng. Cung tín dụng là rất tiềm năng, vấn đề là cầu tín dụng yếu, hay khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Ngân hàng Nhà nước luôn phát đi tín hiệu sẵn sàng cung ứng đủ thanh khoản với giá hợp lý cho hệ thống để khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh tín dụng ra cho nền kinh tế với mức lãi suất hạ dần”.
Sự lạc quan còn được ông đặt vào triển vọng hỗ trợ của gói 30.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi ở lĩnh vực bất động sản và gói hỗ trợ xử lý nợ xấu qua VAMC đã hình thành. Song, nhìn lại, các giải pháp hiện vẫn chủ yếu dựa vào chính sách tiền tệ.
Vậy nên, chuyên gia này nhìn về phía trước: “Chúng ta vẫn không thể chạy nhanh bằng một chân, khi chính sách tài khóa đã gần như cạn kiệt dư địa. Sức ép vẫn dồn về chính sách tiền tệ, áp lực chính trị đang dồn về Ngân hàng Nhà nước. Trong khi tôi cho rằng nhiệm vụ chính yếu của cơ quan này là phải tập trung kiềm chế lạm phát, đảm bảo cho hệ thống thanh toán và giữ ổn định hệ thống”.
“Hãy làm gì đi chứ!”. Ở tầm vĩ mô, có thêm hai giải pháp mới cũng đã bắt đầu làm. Còn phía các đầu mối ở “một chân” chủ yếu đang dựa, đại diện các ngân hàng thương mại nói là cũng muốn làm lắm, nhưng khó.
Ông Nguyễn Tiến Đông, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), dẫn thực tế ở nhóm khách hàng truyền thống của mình rằng, cứ 100 doanh nghiệp thì đến 90 không mở rộng đầu tư mới, mà chỉ quay vòng trong quy mô hiện có, khoảng 10% còn lại thuộc diện yếu kém. Ngân hàng cũng muốn làm, muốn thúc đẩy, bởi không thì lập ngân hàng làm gì!
Cùng thực tế trên, ông Phạm Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), nói rằng: “Công việc chính của ngân hàng là huy động để cho vay, vì thế không có lý do gì để không cho vay cả. Chúng tôi cũng đang làm mọi cách để mở rộng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nhưng đây không chỉ là vấn đề của ngân hàng nữa mà của cả nền kinh tế”.
Trở lại với nội dung cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia mới đây, một số thành viên cho rằng chính sách tiền tệ vẫn còn một phần dư địa để làm là tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay, ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thậm chí có thể xem xét nâng chỉ tiêu kiểm chế lạm phát để bớt sức ép khi giảm lãi suất.
Còn ở “chân” chính sách tài khóa, một số chính sách thuế đã triển khai nhưng không mấy hiệu quả, điểm cần làm theo các thành viên của Hội đồng là xử lý nợ đọng của ngân sách ở địa phương, nhất là đối với lĩnh vực cơ bản. Bởi nợ đọng ở đây cũng chính là một phần nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nếu làm được điểm này, VAMC cũng sẽ bớt đi sự đơn độc, nút thắt nợ xấu có thể được gỡ nhanh hơn để nguồn vốn trở lại điều hòa đủ nhịp cho cơ thể.
Nửa năm trước, trong cuộc gọi trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) sốt ruột: “Hãy làm gì đi chứ! Tín dụng chậm, nợ xấu tăng cao, doanh nghiệp phá sản hàng loạt, sao mãi không thấy những quyết sách, giải pháp đủ mạnh, đồng bộ được triển khai để tháo gỡ?”.
“Có lẽ chúng ta họp bàn quá nhiều, mải mổ xẻ nguyên nhân và tìm trách nhiệm, mải đắn đo những cái sẽ mất và do dự quá”, ông Phước thất vọng, dù cho rằng chuyện vĩ mô chẳng phải của mình.
Mới chỉ đúng là chưa đủ
Vài năm trước, giới chuyên gia đã quan ngại về triển vọng của nền kinh tế. Đến nay, “thật sự rất xấu”, “vô cùng khó khăn” là cụm từ chung dễ tìm thấy trong nhìn nhận của họ. Liệu các giải pháp thời gian qua đã không thể xoay chuyển được tình thế, hay chưa đúng, bởi từ xấu đến thực sự rất xấu, từ khó khăn đến vô cùng khó khăn là cả một quá trình?
Nhiều quyết sách đã được định hình và đưa ra, cứ cho là đúng, nhưng mới chỉ đúng thì chưa đủ. Như chuyện của người đuối sức ở trên, có và biết cách hỗ trợ, nhưng nếu cứ loay hoay với bộ đồ, với vật dụng trên bờ thì tình huống sẽ càng xấu thêm.
Tại diễn đàn Quốc hội kỳ họp thứ 5 khóa 13 khai mạc đầu tuần này, có một thực tế được thừa nhận: việc triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế thời gian qua là quá chậm.
Theo tìm hiểu của VnEconomy, tại cuộc họp mới đây của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, quá chậm cũng là vấn đề nổi lên qua đánh giá chung của các thành viên về việc thực hiện các giải pháp (ngoại trừ lĩnh vực ngân hàng được cho là đã có những kết quả bước đầu khá rõ nét, thể hiện ở tỷ giá ổn định, mặt bằng lãi suất liên tục giảm, dự trữ ngoại hối tăng mạnh…).
Cuối cùng thì hai giải pháp mạnh, dù gây nhiều tranh cãi, cũng đã ra lò. Độ trễ thai nghén hẳn đã giảm đi phần nào tác động của chúng, hoặc dồn thêm phần việc đáng lẽ đã được xử lý và trải ra từ trước.
Bên cạnh đó, theo đánh giá của nhiều thành viên thuộc hội đồng chuyên môn này, sự phối hợp giữa các bộ, ngành còn chưa chặt chẽ, đồng bộ, mà chỉ tập trung vào vấn đề của bản thân ngành mình, dẫn đến việc từng lĩnh vực thì có thể chuyển biến nhưng tổng thể vẫn chưa có tác động như mong muốn.
Ngay từ đầu năm 2013, ngày 7/1, Chính phủ đã có Nghị quyết số 02 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia đánh giá nghị quyết đã được ban hành sớm, các giải pháp đề ra là đúng hướng và toàn diện, có đối tượng mục tiêu cụ thể. Song, hạn chế là việc triển khai chậm và chưa đồng bộ.
Đơn cử, Nghị quyết 02 đã xác định chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay các đối tượng mua nhà để ở, được xem là một giải pháp góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Nhưng mãi đến hơn bốn tháng sau nó mới được cụ thể với gói 30.000 tỷ đồng, sau khi trải qua nhiều tranh luận và do dự.
Hay hôm qua (21/5), vượt qua những làn sóng dư luận, sau một quá trình chuẩn bị và phản biện lâu dài, nghị định về thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) mới được ký ban hành. Cũng lưu ý là giải pháp VAMC đã có hơi hướng cả một năm về trước.
Cũng muốn làm lắm…
Cuối cùng thì hai giải pháp mạnh, dù gây nhiều tranh cãi, cũng đã ra lò. Độ trễ thai nghén hẳn đã giảm đi phần nào tác động của chúng, hoặc dồn thêm phần việc đáng lẽ đã được xử lý và trải ra từ trước.
Trao đổi với báo giới chiều 21/5, TS. Trịnh Quang Anh (Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam) kỳ vọng hai gói hỗ trợ trên sẽ sớm tạo những tác động tích cực, có hiệu ứng lan tỏa để tạo chuyển biến mới cho nền kinh tế.
Còn thực tại, chuyên gia này vừa lạc quan vừa bi quan. Ông lạc quan khi nền kinh tế đã xuất hiện một số tín hiệu khởi sắc. Chỉ số sản xuất công nghiệp, chỉ số hàng tồn kho cho thấy chu kỳ điều chỉnh sản xuất sau khủng hoảng có thể đã chạm đáy. Các chỉ số như PMI sản xuất của HSBC, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có cải thiện nhẹ và đang trong chiều hướng tích cực. Nhập siêu xuất hiện trở lại với cơ cấu hàng nhập khẩu khuyến khích cho thấy có thể một chu kỳ sản xuất mới được bắt đầu. Hay như tăng trưởng tín dụng đã có những chuyển biến (trong khi cùng kỳ năm ngoái đang âm). Nhưng bi quan là thực tế “không thể chạy nhanh chỉ bằng một chân” nếu chỉ dựa chủ yếu vào chính sách tiền tệ.
Cập nhật mức tăng trưởng tín dụng đã được 1,3%, dù lạc hậu với con số 2,14% tính đến cuối tháng 4/2013 mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra, TS. Trịnh Quang Anh cho là quá lạc quan trong bối cảnh hiện tại. Bởi lẽ, đó là mức tăng trên cơ sở tổng dư nợ lớn của năm 2012, trong khi cầu tín dụng (có thể vay được) tại rất nhiều lĩnh vực đã sụt giảm, khi các ngân hàng tập trung thu hồi nợ trong bối cảnh rủi ro gia tăng và môi trường kinh doanh xấu đi.
“Tôi lại nhìn nhận con số tăng trưởng tín dụng là khá lạc quan. Nó cho thấy có sự dịch chuyển của nguồn vốn về những khách hàng tốt, vào những lĩnh vực được khuyến khích”, ông Quang Anh nói. Ông cũng nhấn mạnh: “Lãi suất hiện đang không nhạy cảm với cầu tín dụng. Cung tín dụng là rất tiềm năng, vấn đề là cầu tín dụng yếu, hay khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Ngân hàng Nhà nước luôn phát đi tín hiệu sẵn sàng cung ứng đủ thanh khoản với giá hợp lý cho hệ thống để khuyến khích các tổ chức tín dụng đẩy mạnh tín dụng ra cho nền kinh tế với mức lãi suất hạ dần”.
Sự lạc quan còn được ông đặt vào triển vọng hỗ trợ của gói 30.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi ở lĩnh vực bất động sản và gói hỗ trợ xử lý nợ xấu qua VAMC đã hình thành. Song, nhìn lại, các giải pháp hiện vẫn chủ yếu dựa vào chính sách tiền tệ.
Công việc chính của ngân hàng là huy động để cho vay, vì thế không có lý do gì để không cho vay cả. Chúng tôi cũng đang làm mọi cách để mở rộng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nhưng đây không chỉ là vấn đề của ngân hàng nữa mà của cả nền kinh tế. Ông Phạm Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank)
Vậy nên, chuyên gia này nhìn về phía trước: “Chúng ta vẫn không thể chạy nhanh bằng một chân, khi chính sách tài khóa đã gần như cạn kiệt dư địa. Sức ép vẫn dồn về chính sách tiền tệ, áp lực chính trị đang dồn về Ngân hàng Nhà nước. Trong khi tôi cho rằng nhiệm vụ chính yếu của cơ quan này là phải tập trung kiềm chế lạm phát, đảm bảo cho hệ thống thanh toán và giữ ổn định hệ thống”.
“Hãy làm gì đi chứ!”. Ở tầm vĩ mô, có thêm hai giải pháp mới cũng đã bắt đầu làm. Còn phía các đầu mối ở “một chân” chủ yếu đang dựa, đại diện các ngân hàng thương mại nói là cũng muốn làm lắm, nhưng khó.
Ông Nguyễn Tiến Đông, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), dẫn thực tế ở nhóm khách hàng truyền thống của mình rằng, cứ 100 doanh nghiệp thì đến 90 không mở rộng đầu tư mới, mà chỉ quay vòng trong quy mô hiện có, khoảng 10% còn lại thuộc diện yếu kém. Ngân hàng cũng muốn làm, muốn thúc đẩy, bởi không thì lập ngân hàng làm gì!
Cùng thực tế trên, ông Phạm Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), nói rằng: “Công việc chính của ngân hàng là huy động để cho vay, vì thế không có lý do gì để không cho vay cả. Chúng tôi cũng đang làm mọi cách để mở rộng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp, nhưng đây không chỉ là vấn đề của ngân hàng nữa mà của cả nền kinh tế”.
Trở lại với nội dung cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia mới đây, một số thành viên cho rằng chính sách tiền tệ vẫn còn một phần dư địa để làm là tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay, ưu tiên hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, thậm chí có thể xem xét nâng chỉ tiêu kiểm chế lạm phát để bớt sức ép khi giảm lãi suất.
Còn ở “chân” chính sách tài khóa, một số chính sách thuế đã triển khai nhưng không mấy hiệu quả, điểm cần làm theo các thành viên của Hội đồng là xử lý nợ đọng của ngân sách ở địa phương, nhất là đối với lĩnh vực cơ bản. Bởi nợ đọng ở đây cũng chính là một phần nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Nếu làm được điểm này, VAMC cũng sẽ bớt đi sự đơn độc, nút thắt nợ xấu có thể được gỡ nhanh hơn để nguồn vốn trở lại điều hòa đủ nhịp cho cơ thể.