Kinh tế Mỹ Latinh sẽ tăng trưởng mạnh
Theo WB, thập kỷ này sẽ là giai đoạn thịnh vượng của Mỹ Latinh nếu các nước đưa ra các chính sách có tầm nhìn xa và năng động
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), thập kỷ 2010 sẽ là giai đoạn thịnh vượng của Mỹ Latinh nếu các nước trong khu vực đưa ra các chính sách có tầm nhìn xa và năng động.
Cơ sở cho nhận định lạc quan trên xuất phát từ dự đoán nhu cầu tiêu dùng của khu vực này sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới. Những làn sóng đầu tư sẽ đổ vào Rio de Janeiro, nơi sẽ diễn ra Olympic 2016.
Kinh tế phục hồi nhanh hơn dự báo
Nhờ nền tảng vững chắc như các quy chế tài chính được hoàn thiện, thặng dư ngân sách, dự trữ ngoại tệ lớn, khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã đứng vững trong cuộc khủng hoảng kinh tế và tiếp tục phát triển.
Trong năm 2009, khu vực Nam Mỹ, Trung Mỹ có tốc độ tăng trưởng cao lần lượt là 4,7% và 3%, các nước vùng Caribe đạt tốc độ tăng trưởng 2%. Tuy nhiên, Mexico có mức giảm cao nhất khu vực Mỹ Latinh với 6,7%, tiếp đó là Peru và Honduras lần lượt giảm 3,5% và 3%.
WB dự báo, trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng trung bình toàn Mỹ Latinh sẽ đạt 4,1%, trong đó khu vực Nam Mỹ tăng 4,7%, Trung Mỹ tăng 3,0% và vùng Caribe là 1,8%. Brazil, nền kinh tế số một của khu vực, sẽ đi đầu trong làn sóng phát triển này với mức tăng trưởng 5,5% trong năm nay, mức tăng cao nhất của khu vực. Theo Uỷ ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hiệp quốc (CEPAL), Mexico, nền kinh tế thứ hai tại Mỹ Latinh, sẽ tăng trưởng 3,5%.
Góp phần vào xu hướng phát triển ở khu vực này còn nhờ yếu tố kinh tế toàn cầu đã bắt đầu hồi phục. Trên toàn thế giới, trao đổi thương mại đang gia tăng trở lại, giá các nguyên liệu đã bình ổn, sản xuất công nghiệp lại bắt đầu tăng, thị trường chứng khoán toàn cầu hồi phục tốt và lòng tin của người tiêu dùng đang dần được củng cố.
Trong điều kiện này, các công ty đa quốc gia sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Việc giá các mặt hàng nguyên liệu thô trên thị trường thế giới, đặc biệt là dầu thô, phục hồi nhanh hơn dự báo của các nhà kinh tế, được đánh giá là tin tốt lành đối với nền kinh tế khu vực Mỹ Latinh, vốn dựa chủ yếu vào xuất khẩu nguyên liệu thô.
Đối mặt nhiều thách thức
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo những thách thức lớn của khu vực như tình trạng đói nghèo, năng suất lao động thấp so với các nước phát triển, đầu tư cho giáo dục không cao, thiếu vốn và tín dụng cho các công ty vừa và nhỏ. WB kêu gọi khu vực này cần tập trung đổi mới, tiếp tục đa dạng hoá các mặt hàng, kết nối rộng rãi hơn với các thị trường thế giới và tự chủ trong kinh doanh.
Theo báo cáo của Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) vừa công bố, trong năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu khiến khu vực Mỹ Latinh và Caribe bị thiệt hại hơn 150 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực giảm 25% giá trị và 11% khối lượng so với năm 2008. Chỉ tính riêng quý 1/2009, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ Latinh giảm 30,9% giá trị, mức thấp nhất trong khu vực kể từ những năm 30 của thế kỷ trước. Dự đoán, tăng trưởng sản xuất của khu vực này sẽ ở mức dưới 3% vào năm 2014.
ECLAC cho rằng thời kỳ xấu nhất của nền kinh tế Mỹ Latinh và Caribe đã qua, nhưng cảnh báo sự phục hồi này chưa thực sự bền vững vì những nhân tố bên ngoài chưa ổn định vẫn có thể chi phối nền kinh tế khu vực. Do khủng hoảng kinh tế thế giới số người rơi vào tình trạng nghèo đói ở khu vực này đã tăng thêm 9 triệu người trong năm 2009, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao tới 8,3%.
ECLAC nhấn mạnh chính sách giảm lãi suất và tăng chi tiêu công đã giúp các nước Mỹ Latinh và Caribe đối phó hiệu quả với những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng khu vực này cần tiếp tục cải tổ hệ thống an sinh xã hội và thực hiện đồng thời cả những biện pháp khẩn cấp ngắn hạn và các biện pháp chiến lược dài hạn.
Tuy nhiên, để thực sự tận dụng cơ hội nguyên liệu thô tăng giá hiện nay cũng như những cơ hội trong tương lai, điều quan trọng là các nước Mỹ Latinh phải tăng các khoản đầu tư cho phép nâng cao nhu cầu nội địa và năng suất của nền kinh tế trong dài hạn, điều chưa được một số nước trong khu vực thực sự quan tâm.
Cơ sở cho nhận định lạc quan trên xuất phát từ dự đoán nhu cầu tiêu dùng của khu vực này sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới. Những làn sóng đầu tư sẽ đổ vào Rio de Janeiro, nơi sẽ diễn ra Olympic 2016.
Kinh tế phục hồi nhanh hơn dự báo
Nhờ nền tảng vững chắc như các quy chế tài chính được hoàn thiện, thặng dư ngân sách, dự trữ ngoại tệ lớn, khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã đứng vững trong cuộc khủng hoảng kinh tế và tiếp tục phát triển.
Trong năm 2009, khu vực Nam Mỹ, Trung Mỹ có tốc độ tăng trưởng cao lần lượt là 4,7% và 3%, các nước vùng Caribe đạt tốc độ tăng trưởng 2%. Tuy nhiên, Mexico có mức giảm cao nhất khu vực Mỹ Latinh với 6,7%, tiếp đó là Peru và Honduras lần lượt giảm 3,5% và 3%.
WB dự báo, trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng trung bình toàn Mỹ Latinh sẽ đạt 4,1%, trong đó khu vực Nam Mỹ tăng 4,7%, Trung Mỹ tăng 3,0% và vùng Caribe là 1,8%. Brazil, nền kinh tế số một của khu vực, sẽ đi đầu trong làn sóng phát triển này với mức tăng trưởng 5,5% trong năm nay, mức tăng cao nhất của khu vực. Theo Uỷ ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hiệp quốc (CEPAL), Mexico, nền kinh tế thứ hai tại Mỹ Latinh, sẽ tăng trưởng 3,5%.
Góp phần vào xu hướng phát triển ở khu vực này còn nhờ yếu tố kinh tế toàn cầu đã bắt đầu hồi phục. Trên toàn thế giới, trao đổi thương mại đang gia tăng trở lại, giá các nguyên liệu đã bình ổn, sản xuất công nghiệp lại bắt đầu tăng, thị trường chứng khoán toàn cầu hồi phục tốt và lòng tin của người tiêu dùng đang dần được củng cố.
Trong điều kiện này, các công ty đa quốc gia sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Việc giá các mặt hàng nguyên liệu thô trên thị trường thế giới, đặc biệt là dầu thô, phục hồi nhanh hơn dự báo của các nhà kinh tế, được đánh giá là tin tốt lành đối với nền kinh tế khu vực Mỹ Latinh, vốn dựa chủ yếu vào xuất khẩu nguyên liệu thô.
Đối mặt nhiều thách thức
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo những thách thức lớn của khu vực như tình trạng đói nghèo, năng suất lao động thấp so với các nước phát triển, đầu tư cho giáo dục không cao, thiếu vốn và tín dụng cho các công ty vừa và nhỏ. WB kêu gọi khu vực này cần tập trung đổi mới, tiếp tục đa dạng hoá các mặt hàng, kết nối rộng rãi hơn với các thị trường thế giới và tự chủ trong kinh doanh.
Theo báo cáo của Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) vừa công bố, trong năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu khiến khu vực Mỹ Latinh và Caribe bị thiệt hại hơn 150 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu của khu vực giảm 25% giá trị và 11% khối lượng so với năm 2008. Chỉ tính riêng quý 1/2009, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ Latinh giảm 30,9% giá trị, mức thấp nhất trong khu vực kể từ những năm 30 của thế kỷ trước. Dự đoán, tăng trưởng sản xuất của khu vực này sẽ ở mức dưới 3% vào năm 2014.
ECLAC cho rằng thời kỳ xấu nhất của nền kinh tế Mỹ Latinh và Caribe đã qua, nhưng cảnh báo sự phục hồi này chưa thực sự bền vững vì những nhân tố bên ngoài chưa ổn định vẫn có thể chi phối nền kinh tế khu vực. Do khủng hoảng kinh tế thế giới số người rơi vào tình trạng nghèo đói ở khu vực này đã tăng thêm 9 triệu người trong năm 2009, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao tới 8,3%.
ECLAC nhấn mạnh chính sách giảm lãi suất và tăng chi tiêu công đã giúp các nước Mỹ Latinh và Caribe đối phó hiệu quả với những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng khu vực này cần tiếp tục cải tổ hệ thống an sinh xã hội và thực hiện đồng thời cả những biện pháp khẩn cấp ngắn hạn và các biện pháp chiến lược dài hạn.
Tuy nhiên, để thực sự tận dụng cơ hội nguyên liệu thô tăng giá hiện nay cũng như những cơ hội trong tương lai, điều quan trọng là các nước Mỹ Latinh phải tăng các khoản đầu tư cho phép nâng cao nhu cầu nội địa và năng suất của nền kinh tế trong dài hạn, điều chưa được một số nước trong khu vực thực sự quan tâm.