Kinh tế Mỹ sẽ tái suy thoái hay đì đẹt như Nhật Bản?
Một loạt chỉ báo kinh tế quan trọng gần đây, bao gồm cả GDP quý 2, cho thấy sự phục hồi kinh tế Mỹ đã để mất xung lực
Theo Tân Hoa Xã, một loạt chỉ báo kinh tế quan trọng công bố gần đây, bao gồm cả số liệu GDP quý 2 vừa được tiết lộ hôm 30/7, cho thấy sự phục hồi kinh tế Mỹ đã để mất xung lực.
Điều này càng hun nóng hơn bầu không khí xung quanh cuộc tranh luận liệu kinh tế Mỹ có rơi vào một cuộc suy thoái khác hay còn gọi là “suy thoái kép” hay không.
“Có khả năng suy thoái kép”
Suy thoái kinh tế có thể trở lại nếu thị trường nhà đất trở nên tồi tệ hơn, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Alan Greenspan nhận định hôm 1/8. Trả lời phỏng vấn trong chương trình “Gặp gỡ báo chí” của đài NBC, ông Greenspan cho rằng, điều đó có thể xảy ra. “Nếu giá nhà đi xuống, nguy cơ suy thoái kép sẽ hiển hiện trước mắt chúng ta”, ông khẳng định.
Cựu Chủ tịch FED Alan Greenspan.
Theo cựu Chủ tịch FED, vấn đề lớn nhất của kinh tế Mỹ hiện vẫn là thị trường nhà đất. Sau một thời gian phục hồi ngắn, chuyên gia kinh tế này cho rằng thị trường bất động sản Mỹ đang đi ngang. Chỉ số giá nhà S&P 500/Case-Shiller cho thấy, giá bất động sản tại 20 thành phố lớn của Mỹ trong tháng 5 vừa qua đã tăng 1,3% so với tháng trước đó. Nhưng nguyên nhân chính dẫn tới mức tăng này là do tác động từ luật tín dụng thuế dành cho người mua nhà, vốn đã kết thúc từ cuối tháng 6.
Sự đổ vỡ của thị trường nhà đất Mỹ đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái những năm 1930. Trong khi những yếu tố khác, bao gồm lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và tài chính, đã có sự hồi phục từ nửa cuối năm 2009, thì thị trường nhà đất vẫn còn ọp ẹp và tiếp tục kéo lùi đà hồi phục kinh tế nói chung.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế mới đây đã cảnh báo, mặc dù cơ quan này không thấy có khả năng kinh tế Mỹ trở lại suy thoái một lần nữa, nhưng vẫn có nguy cơ dẫn tới tình trạng “suy thoái kép” trên thị trường bất động sản của nền kinh tế đầu tàu.
Ngoài ra, một vấn nạn khác, theo ông Greenspan, là nạn thất nghiệp. Cựu Chủ tịch FED cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp tháng 7 vẫn sẽ ở mức 9,5%. Chưa hết, “quá trình cải cách hệ thống tài chính cũng đang bị đình lại và một trục trặc nhỏ đối với vấn đề việc làm hiện nay cũng có thể mang lại rắc rồi lớn, ông cho biết thêm.
“Quá trình phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu chững lại. Sự chững lại trong quá trình hồi phục chậm chạp như vậy, so với một cuộc suy thoái thì cũng chẳng khác là mấy”, ông nhận xét.
Quý 2/2010, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,4%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 3,7% trong quý 1 và mức 5% trong 3 tháng cuối năm 2009, theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ. Đây là quý thứ tư liên tiếp GDP của Mỹ tăng trưởng sau khi suy giảm trong bốn quý liền trước đó.
Giới phân tích cho rằng GDP của Mỹ phải tăng 3% mới có thể tạo đủ việc làm cho số dân tăng và phải tăng 5% mới giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm 1%. Trong các tháng đầu năm nay, số việc làm được tạo ra chưa nhiều và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao (9,7%), sau khi đã mất khoảng 8 triệu việc làm kể từ khi kinh tế suy thoái từ tháng 12/2007.
Hoặc đì đẹt như Nhật
Không tới mức khẳng định kinh tế Mỹ sẽ suy thoái lần 2, nhưng theo ông James Bullard, thành viên thuộc Ủy ban ấn định lãi suất của FED, thì kinh tế Mỹ đang có nguy cơ lâm vào tình trạng trì trệ "kiểu Nhật Bản".
Ông James Bullard.
Trả lời tạp chí FED hôm 29/7, ông Bullard cho rằng, hiện tại kinh tế Mỹ tiến gần tới tình trạng giống Nhật Bản hơn bất cứ lúc nào gần đây. Tác động từ bên ngoài khiến Mỹ rơi vào tình trạng giá cả sụt giảm kéo dài, khiến các công ty làm ăn lụn bại và kéo lùi tăng trưởng kinh tế hơn nữa. Do đó, theo ông, FED cần xem xét tái khởi động các biện pháp chống khủng hoảng.
Theo ông Bullard, hiện nguy cơ giảm phát vẫn thấp, nhưng mối nguy hiểm có thể tăng lên và FED cần phải hành động trước khi nguy cơ trở thành hiện thực. Việc mua lại các khoản nợ của chính phủ có thể tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế và ngăn chặn giảm phát.
Các nhà hoạch định chính sách của FED đã đưa ra một vài phương án nếu tình hình kinh tế xấu đi, theo đó có thể cắt giảm lãi suất trả cho các ngân hàng gửi tiền tại FED xuống mức bằng không, hoặc thực hiện trở lại các chương trình mua nợ của chính phủ.
Theo báo cáo đánh giá mới nhất về tình hình kinh tế Mỹ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, đà phục hồi của nền kinh tế số 1 thế giới đã chậm lại và tương lai chưa xác định. Theo IMF, nhu cầu tiêu dùng tư nhân ở Mỹ tiếp tục giảm sút, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao.
Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế đứng trước nguy cơ sụt giảm, đặc biệt là thị trường địa ốc có nguy cơ rơi trở lại suy thoái, trong khi môi trường tài chính bên ngoài xấu đi có thể tác động tới thị trường tài chính và quá trình phục hồi kinh tế của Mỹ.
Báo cáo nhận định các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần phải áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn nữa, đảm bảo kinh tế về trung hạn tăng trưởng bền vững. IMF cho rằng, Chính phủ Mỹ năm nay cần tiếp tục thực thi gói kích thích tài chính và chỉ nên từng bước rút lại các biện pháp đó từ năm 2011.
Nhiều chuyên gia phân tích dự đoán, GDP của Mỹ sẽ tăng từ 2,5% đến 3,5% trong cả năm 2010, thấp hơn so với mục tiêu tăng ít nhất 5% trong vài năm để phục hồi kinh tế. Tăng trưởng GDP trung bình trong sáu thập kỷ qua tại Mỹ là 3,4%.
Điều này càng hun nóng hơn bầu không khí xung quanh cuộc tranh luận liệu kinh tế Mỹ có rơi vào một cuộc suy thoái khác hay còn gọi là “suy thoái kép” hay không.
“Có khả năng suy thoái kép”
Suy thoái kinh tế có thể trở lại nếu thị trường nhà đất trở nên tồi tệ hơn, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Alan Greenspan nhận định hôm 1/8. Trả lời phỏng vấn trong chương trình “Gặp gỡ báo chí” của đài NBC, ông Greenspan cho rằng, điều đó có thể xảy ra. “Nếu giá nhà đi xuống, nguy cơ suy thoái kép sẽ hiển hiện trước mắt chúng ta”, ông khẳng định.
Cựu Chủ tịch FED Alan Greenspan.
Theo cựu Chủ tịch FED, vấn đề lớn nhất của kinh tế Mỹ hiện vẫn là thị trường nhà đất. Sau một thời gian phục hồi ngắn, chuyên gia kinh tế này cho rằng thị trường bất động sản Mỹ đang đi ngang. Chỉ số giá nhà S&P 500/Case-Shiller cho thấy, giá bất động sản tại 20 thành phố lớn của Mỹ trong tháng 5 vừa qua đã tăng 1,3% so với tháng trước đó. Nhưng nguyên nhân chính dẫn tới mức tăng này là do tác động từ luật tín dụng thuế dành cho người mua nhà, vốn đã kết thúc từ cuối tháng 6.
Sự đổ vỡ của thị trường nhà đất Mỹ đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái những năm 1930. Trong khi những yếu tố khác, bao gồm lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và tài chính, đã có sự hồi phục từ nửa cuối năm 2009, thì thị trường nhà đất vẫn còn ọp ẹp và tiếp tục kéo lùi đà hồi phục kinh tế nói chung.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế mới đây đã cảnh báo, mặc dù cơ quan này không thấy có khả năng kinh tế Mỹ trở lại suy thoái một lần nữa, nhưng vẫn có nguy cơ dẫn tới tình trạng “suy thoái kép” trên thị trường bất động sản của nền kinh tế đầu tàu.
Ngoài ra, một vấn nạn khác, theo ông Greenspan, là nạn thất nghiệp. Cựu Chủ tịch FED cho rằng, tỷ lệ thất nghiệp tháng 7 vẫn sẽ ở mức 9,5%. Chưa hết, “quá trình cải cách hệ thống tài chính cũng đang bị đình lại và một trục trặc nhỏ đối với vấn đề việc làm hiện nay cũng có thể mang lại rắc rồi lớn, ông cho biết thêm.
“Quá trình phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ đang có dấu hiệu chững lại. Sự chững lại trong quá trình hồi phục chậm chạp như vậy, so với một cuộc suy thoái thì cũng chẳng khác là mấy”, ông nhận xét.
Quý 2/2010, kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,4%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 3,7% trong quý 1 và mức 5% trong 3 tháng cuối năm 2009, theo số liệu của Bộ Thương mại Mỹ. Đây là quý thứ tư liên tiếp GDP của Mỹ tăng trưởng sau khi suy giảm trong bốn quý liền trước đó.
Giới phân tích cho rằng GDP của Mỹ phải tăng 3% mới có thể tạo đủ việc làm cho số dân tăng và phải tăng 5% mới giúp tỷ lệ thất nghiệp giảm 1%. Trong các tháng đầu năm nay, số việc làm được tạo ra chưa nhiều và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao (9,7%), sau khi đã mất khoảng 8 triệu việc làm kể từ khi kinh tế suy thoái từ tháng 12/2007.
Hoặc đì đẹt như Nhật
Không tới mức khẳng định kinh tế Mỹ sẽ suy thoái lần 2, nhưng theo ông James Bullard, thành viên thuộc Ủy ban ấn định lãi suất của FED, thì kinh tế Mỹ đang có nguy cơ lâm vào tình trạng trì trệ "kiểu Nhật Bản".
Ông James Bullard.
Trả lời tạp chí FED hôm 29/7, ông Bullard cho rằng, hiện tại kinh tế Mỹ tiến gần tới tình trạng giống Nhật Bản hơn bất cứ lúc nào gần đây. Tác động từ bên ngoài khiến Mỹ rơi vào tình trạng giá cả sụt giảm kéo dài, khiến các công ty làm ăn lụn bại và kéo lùi tăng trưởng kinh tế hơn nữa. Do đó, theo ông, FED cần xem xét tái khởi động các biện pháp chống khủng hoảng.
Theo ông Bullard, hiện nguy cơ giảm phát vẫn thấp, nhưng mối nguy hiểm có thể tăng lên và FED cần phải hành động trước khi nguy cơ trở thành hiện thực. Việc mua lại các khoản nợ của chính phủ có thể tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế và ngăn chặn giảm phát.
Các nhà hoạch định chính sách của FED đã đưa ra một vài phương án nếu tình hình kinh tế xấu đi, theo đó có thể cắt giảm lãi suất trả cho các ngân hàng gửi tiền tại FED xuống mức bằng không, hoặc thực hiện trở lại các chương trình mua nợ của chính phủ.
Theo báo cáo đánh giá mới nhất về tình hình kinh tế Mỹ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, đà phục hồi của nền kinh tế số 1 thế giới đã chậm lại và tương lai chưa xác định. Theo IMF, nhu cầu tiêu dùng tư nhân ở Mỹ tiếp tục giảm sút, trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao.
Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế đứng trước nguy cơ sụt giảm, đặc biệt là thị trường địa ốc có nguy cơ rơi trở lại suy thoái, trong khi môi trường tài chính bên ngoài xấu đi có thể tác động tới thị trường tài chính và quá trình phục hồi kinh tế của Mỹ.
Báo cáo nhận định các nhà hoạch định chính sách Mỹ cần phải áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn nữa, đảm bảo kinh tế về trung hạn tăng trưởng bền vững. IMF cho rằng, Chính phủ Mỹ năm nay cần tiếp tục thực thi gói kích thích tài chính và chỉ nên từng bước rút lại các biện pháp đó từ năm 2011.
Nhiều chuyên gia phân tích dự đoán, GDP của Mỹ sẽ tăng từ 2,5% đến 3,5% trong cả năm 2010, thấp hơn so với mục tiêu tăng ít nhất 5% trong vài năm để phục hồi kinh tế. Tăng trưởng GDP trung bình trong sáu thập kỷ qua tại Mỹ là 3,4%.