“Mỹ sẽ không rơi vào suy thoái kép”
Kinh tế Mỹ sẽ không quay trở lại tình trạng suy thoái, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho biết hôm 25/7
Kinh tế Mỹ sẽ không quay trở lại tình trạng suy thoái, nhưng việc chấm dứt chương trình giảm thuế dành cho người giàu là cần thiết để chứng tỏ Mỹ đã cắt giảm thâm hụt ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner cho biết hôm 25/7.
Theo hãng tin AP, ông Geithner nói rằng, chỉ có 2-3% người Mỹ, những người kiếm được từ 250.000 USD/năm trở lên, sẽ bị ảnh hưởng khi chương trình giảm thuế dành cho người giàu được ban hành dưới thời cựu Tổng thống George Bush, kết thúc trong năm nay.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa muốn gia hạn chương trình này, trong khi nội bộ đảng Dân chủ bị chia rẽ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cho rằng, chấm dứt ưu đãi dành cho những người có thu nhập hàng đầu là việc nên làm.
Theo Bộ trưởng Geithner, kết thúc chương trình giảm thuế là cần thiết để chứng tỏ rằng nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu thực hiện các giải pháp nhằm giảm thâm hụt ngân sách trong dài hạn. Và việc đánh thuế cao vào nhóm người có thu nhập cao nhất trong xã hội Mỹ không thể gây tổn tại tới đà tăng trưởng kinh tế toàn liên bang.
"Chúng tôi cho rằng, đó là một hành động có trách nhiệm cần phải thực hiện, bởi chúng ta phải đảm bảo có thể cho cả thế giới thấy Mỹ sẵn sàng bắt đầu thúc đẩy cắt giảm thâm hụt dài hạn”, ông Geithner phát biểu trong chương trình “This Week” của đài ABC.
Ông đã bác bỏ nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái trở lại trước khi phục hồi. Trả lời phóng viên hãng NBC trong chương trình "Meet the Press" ngày 25/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ khẳng định, nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ không rơi vào một cuộc suy thoái kép, mà sẽ từng bước phục hồi mạnh mẽ trong hai năm tới.
“Tôi nghĩ rằng, một điều gần như chắc chắn là bạn sẽ nhìn thấy một nền kinh tế thực sự khỏe mạnh trong một hoặc hai năm tới, tăng trưởng việc làm bắt đầu trở lại, trong khi các lĩnh vực đầu tư mở rộng”, ông Geithner nói. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, trước mắt, nền kinh tế số một thế giới phải trải qua một chặng đường dài.
Bộ trưởng Geithner nhấn mạnh, bất chấp triển vọng tăng trưởng ảm đạm và tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức cao (9,5%), gói kích thích trị giá 787 tỷ USD của chính quyền Barack Obama đã góp phần không nhỏ thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế.
Ông khẳng định nước Mỹ đang đối mặt với các vấn đề về tài chính trong dài hạn và đang nỗ lực giải quyết những di sản của quá khứ.
Trong quá trình này, một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng, khởi động các dự án đầu tư tư nhân, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân mở rộng hoạt động, từ đó có thể thuê thêm nhiều nhân công, góp phần cùng chính phủ giải quyết bài toán thất nghiệp.
Theo hãng tin AP, ông Geithner nói rằng, chỉ có 2-3% người Mỹ, những người kiếm được từ 250.000 USD/năm trở lên, sẽ bị ảnh hưởng khi chương trình giảm thuế dành cho người giàu được ban hành dưới thời cựu Tổng thống George Bush, kết thúc trong năm nay.
Các nghị sĩ đảng Cộng hòa muốn gia hạn chương trình này, trong khi nội bộ đảng Dân chủ bị chia rẽ. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cho rằng, chấm dứt ưu đãi dành cho những người có thu nhập hàng đầu là việc nên làm.
Theo Bộ trưởng Geithner, kết thúc chương trình giảm thuế là cần thiết để chứng tỏ rằng nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu thực hiện các giải pháp nhằm giảm thâm hụt ngân sách trong dài hạn. Và việc đánh thuế cao vào nhóm người có thu nhập cao nhất trong xã hội Mỹ không thể gây tổn tại tới đà tăng trưởng kinh tế toàn liên bang.
"Chúng tôi cho rằng, đó là một hành động có trách nhiệm cần phải thực hiện, bởi chúng ta phải đảm bảo có thể cho cả thế giới thấy Mỹ sẵn sàng bắt đầu thúc đẩy cắt giảm thâm hụt dài hạn”, ông Geithner phát biểu trong chương trình “This Week” của đài ABC.
Ông đã bác bỏ nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái trở lại trước khi phục hồi. Trả lời phóng viên hãng NBC trong chương trình "Meet the Press" ngày 25/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ khẳng định, nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ không rơi vào một cuộc suy thoái kép, mà sẽ từng bước phục hồi mạnh mẽ trong hai năm tới.
“Tôi nghĩ rằng, một điều gần như chắc chắn là bạn sẽ nhìn thấy một nền kinh tế thực sự khỏe mạnh trong một hoặc hai năm tới, tăng trưởng việc làm bắt đầu trở lại, trong khi các lĩnh vực đầu tư mở rộng”, ông Geithner nói. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận, trước mắt, nền kinh tế số một thế giới phải trải qua một chặng đường dài.
Bộ trưởng Geithner nhấn mạnh, bất chấp triển vọng tăng trưởng ảm đạm và tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức cao (9,5%), gói kích thích trị giá 787 tỷ USD của chính quyền Barack Obama đã góp phần không nhỏ thúc đẩy đà phục hồi của nền kinh tế.
Ông khẳng định nước Mỹ đang đối mặt với các vấn đề về tài chính trong dài hạn và đang nỗ lực giải quyết những di sản của quá khứ.
Trong quá trình này, một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng, khởi động các dự án đầu tư tư nhân, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân mở rộng hoạt động, từ đó có thể thuê thêm nhiều nhân công, góp phần cùng chính phủ giải quyết bài toán thất nghiệp.