Kinh tế Thái thiệt hại lớn vì bạo loạn
Bạo loạn kéo dài và nghiêm trọng ở Thái Lan đang gây thiệt hại lớn cho kinh tế nước này
Bạo loạn kéo dài và nghiêm trọng ở Thái Lan đang gây thiệt hại lớn cho kinh tế nước này, đặc biệt là lĩnh vực du lịch, thương mại, đầu tư. Đồng thời, làm xấu đi hình ảnh “đất nước của những nụ cười” mà người Thái nỗ lực xây dựng trong nhiều năm qua.
Cuộc biểu tình chống chính phủ của Lực lượng Liên minh nhân dân vì dân chủ (PAD) đã làm gia tăng bạo loạn tại Thái Lan trong suốt tuần qua, làm tê liệt hai sân bay quốc tế. Bạo loạn đã làm dấy lên lo ngại đất nước Chùa Vàng sẽ rơi vào tình trạng vô chính phủ.
Khủng hoảng chính trị đang giết chết ngành du lịch
Bất chấp lệnh tình trạng khẩn cấp đã được Chính phủ Thái Lan ban bố tối 27/11, lực lượng biểu tình vẫn phong toả sân bay quốc tế Suvarnabhumi và Don Muang ở thủ đô Bangkok. Hàng nghìn người biểu tình vẫn tiếp tục chống lại lực lượng an ninh triển khai quân đến hai sân bay nói trên để giải tán biểu tình. Rất nhiều người biểu tình mang theo gậy sắt, súng cao su, mặt nạ phòng độc và đều có thái độ thách thức đối với chính phủ.
Người phát ngôn của PAD, ông Parnthep Wongpuapan tuyên bố: "Chúng tôi sẵn sàng tự vệ... và sẽ tiếp tục bao vây sân bay cho tới khi Thủ tướng Somchai Wongsawat phải từ chức".
Giới phân tích cho rằng phe đối lập - PAD - đã thay đổi chiến thuật đấu tranh với chính phủ khi tổ chức bao vây các sân bay, nhằm “đánh” vào kinh tế để gây sức ép với Chính phủ. Tuy nhiên, hành động này đã bị dư luận lên án. Ngay cả những tờ báo vốn ủng hộ phe đối lập như Bangkok Post và The Nation, cũng chỉ trích PAD hành động "hoàn toàn sai trái" khi "biến những du khách nước ngoài trở thành con tin cho mục đích chính trị của mình".
Ngành du lịch Thái đã và đang gánh chịu hậu quả nặng nề từ các cuộc bạo loạn. Du lịch vốn là một trong những khu vực kinh tế năng động nhất của Thái Lan chiếm 6-7% GDP, đem lại doanh thu mỗi năm hơn 10 tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm, đã bị tê liệt trong những ngày qua. Các công ty du lịch Thái Lan đang đứng trước nguy cơ phá sản dù mùa du lịch cao điểm là tháng 12 và tháng Giêng. Họ đã lên án việc PAD phong tỏa sân bay là "hành động bẩn".
Chủ tịch Hiệp hội Các công ty Lữ hành Thái Lan (ATTA) Apichart Sankary tức giận nói "chính trị đang giết chết ngành du lịch". Giá các loại cổ phiếu có liên quan đến ngành du lịch đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm qua.
“Đất nước của những nụ cười” bị xa lánh
Cuộc khủng hoảng chính trị dai dẳng đang ngày càng khoét sâu mâu thuẫn lâu nay trong xã hội Thái Lan, giữa một bên là tầng lớp dân nghèo với một bên là tầng lớp trung và thượng lưu. Song, cả đất nước Thái Lan cùng phải gánh chịu hậu quả chung là kinh tế sa sút và hình ảnh đất nước bị tổn hại nghiêm trọng.
Không chỉ riêng ngành du lịch, cuộc khủng hoảng còn có nguy cơ tác động toàn diện tới nền kinh tế nước này, làm giảm sức mua của người tiêu dùng, giảm lòng tin của giới đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Thái Lan.
Thị trường chứng khoán Bangkok hiện đã tụt xuống mức điểm thấp nhất trong 5 năm qua, đồng Bath mất giá nhiều so với USD. Nhiều nhà đầu tư đã rút vốn khỏi Thái Lan. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ còn nắm giữ lượng cổ phiếu của Thái Lan trị giá khoảng 90 tỷ Bath (2,55 tỷ USD), giảm mạnh so với mức 238 tỷ Bath vào cuối năm 2007.
Nhà kinh tế cao cấp của Ngân hàng Standard Chartered ở Bangkok, ông Usara Wilaipich cảnh báo, cuộc khủng hoảng chính trị sẽ gây tác động ngay lập tức đối với kinh tế vĩ mô của Thái Lan.
Một mất mát lớn mà đất nước Thái Lan phải gánh chịu, đó là hình ảnh “đất nước của những nụ cười” thân thiện đã xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế. Đối với hàng nghìn du khách nước ngoài, ấn tượng mà họ lưu lại về đất nước Thái Lan khi thoát khỏi sân bay Suvarnabhumi tuần trước là sự mệt mỏi, căng thẳng, vì bạo loạn. Nhiều du khách tuyên bố sẽ không bao giờ quay trở lại Thái Lan.
Bất ổn chính trị và bạo loạn đang khiến Thái Lan bị xa lánh. Tuần qua, các nước Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia... đều đã khuyến cáo công dân của họ đã có kế hoạch tới Thái Lan phải hành động thận trọng và tránh xa các cuộc biểu tình.
Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo loạn ở Thái Lan và tuyên bố: Mọi nỗ lực trái với hiến pháp nhằm can thiệp vào tiến trình dân chủ ở Thái Lan sẽ làm tổn hại quan hệ giữa Thái Lan với EU. Trong khi đó, một số nước ASEAN đã nghi ngại về khả năng tổ chức hội nghị cấp cao tại Thái Lan vào 14-18/12 tới.
Chính trường Thái Lan đang ngày một "nóng" và bế tắc. Từng trải qua 18 cuộc đảo chính và trong vòng ba năm trở lại đây đã ba lần thay chính phủ, Thái Lan đang tiếp tục trượt dài vào cuộc khủng hoảng toàn diện cả về chính trị, kinh tế.
Cuộc biểu tình chống chính phủ của Lực lượng Liên minh nhân dân vì dân chủ (PAD) đã làm gia tăng bạo loạn tại Thái Lan trong suốt tuần qua, làm tê liệt hai sân bay quốc tế. Bạo loạn đã làm dấy lên lo ngại đất nước Chùa Vàng sẽ rơi vào tình trạng vô chính phủ.
Khủng hoảng chính trị đang giết chết ngành du lịch
Bất chấp lệnh tình trạng khẩn cấp đã được Chính phủ Thái Lan ban bố tối 27/11, lực lượng biểu tình vẫn phong toả sân bay quốc tế Suvarnabhumi và Don Muang ở thủ đô Bangkok. Hàng nghìn người biểu tình vẫn tiếp tục chống lại lực lượng an ninh triển khai quân đến hai sân bay nói trên để giải tán biểu tình. Rất nhiều người biểu tình mang theo gậy sắt, súng cao su, mặt nạ phòng độc và đều có thái độ thách thức đối với chính phủ.
Người phát ngôn của PAD, ông Parnthep Wongpuapan tuyên bố: "Chúng tôi sẵn sàng tự vệ... và sẽ tiếp tục bao vây sân bay cho tới khi Thủ tướng Somchai Wongsawat phải từ chức".
Giới phân tích cho rằng phe đối lập - PAD - đã thay đổi chiến thuật đấu tranh với chính phủ khi tổ chức bao vây các sân bay, nhằm “đánh” vào kinh tế để gây sức ép với Chính phủ. Tuy nhiên, hành động này đã bị dư luận lên án. Ngay cả những tờ báo vốn ủng hộ phe đối lập như Bangkok Post và The Nation, cũng chỉ trích PAD hành động "hoàn toàn sai trái" khi "biến những du khách nước ngoài trở thành con tin cho mục đích chính trị của mình".
Ngành du lịch Thái đã và đang gánh chịu hậu quả nặng nề từ các cuộc bạo loạn. Du lịch vốn là một trong những khu vực kinh tế năng động nhất của Thái Lan chiếm 6-7% GDP, đem lại doanh thu mỗi năm hơn 10 tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm, đã bị tê liệt trong những ngày qua. Các công ty du lịch Thái Lan đang đứng trước nguy cơ phá sản dù mùa du lịch cao điểm là tháng 12 và tháng Giêng. Họ đã lên án việc PAD phong tỏa sân bay là "hành động bẩn".
Chủ tịch Hiệp hội Các công ty Lữ hành Thái Lan (ATTA) Apichart Sankary tức giận nói "chính trị đang giết chết ngành du lịch". Giá các loại cổ phiếu có liên quan đến ngành du lịch đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 năm qua.
“Đất nước của những nụ cười” bị xa lánh
Cuộc khủng hoảng chính trị dai dẳng đang ngày càng khoét sâu mâu thuẫn lâu nay trong xã hội Thái Lan, giữa một bên là tầng lớp dân nghèo với một bên là tầng lớp trung và thượng lưu. Song, cả đất nước Thái Lan cùng phải gánh chịu hậu quả chung là kinh tế sa sút và hình ảnh đất nước bị tổn hại nghiêm trọng.
Không chỉ riêng ngành du lịch, cuộc khủng hoảng còn có nguy cơ tác động toàn diện tới nền kinh tế nước này, làm giảm sức mua của người tiêu dùng, giảm lòng tin của giới đầu tư nước ngoài và ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Thái Lan.
Thị trường chứng khoán Bangkok hiện đã tụt xuống mức điểm thấp nhất trong 5 năm qua, đồng Bath mất giá nhiều so với USD. Nhiều nhà đầu tư đã rút vốn khỏi Thái Lan. Hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ còn nắm giữ lượng cổ phiếu của Thái Lan trị giá khoảng 90 tỷ Bath (2,55 tỷ USD), giảm mạnh so với mức 238 tỷ Bath vào cuối năm 2007.
Nhà kinh tế cao cấp của Ngân hàng Standard Chartered ở Bangkok, ông Usara Wilaipich cảnh báo, cuộc khủng hoảng chính trị sẽ gây tác động ngay lập tức đối với kinh tế vĩ mô của Thái Lan.
Một mất mát lớn mà đất nước Thái Lan phải gánh chịu, đó là hình ảnh “đất nước của những nụ cười” thân thiện đã xấu đi trong mắt bạn bè quốc tế. Đối với hàng nghìn du khách nước ngoài, ấn tượng mà họ lưu lại về đất nước Thái Lan khi thoát khỏi sân bay Suvarnabhumi tuần trước là sự mệt mỏi, căng thẳng, vì bạo loạn. Nhiều du khách tuyên bố sẽ không bao giờ quay trở lại Thái Lan.
Bất ổn chính trị và bạo loạn đang khiến Thái Lan bị xa lánh. Tuần qua, các nước Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia... đều đã khuyến cáo công dân của họ đã có kế hoạch tới Thái Lan phải hành động thận trọng và tránh xa các cuộc biểu tình.
Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo loạn ở Thái Lan và tuyên bố: Mọi nỗ lực trái với hiến pháp nhằm can thiệp vào tiến trình dân chủ ở Thái Lan sẽ làm tổn hại quan hệ giữa Thái Lan với EU. Trong khi đó, một số nước ASEAN đã nghi ngại về khả năng tổ chức hội nghị cấp cao tại Thái Lan vào 14-18/12 tới.
Chính trường Thái Lan đang ngày một "nóng" và bế tắc. Từng trải qua 18 cuộc đảo chính và trong vòng ba năm trở lại đây đã ba lần thay chính phủ, Thái Lan đang tiếp tục trượt dài vào cuộc khủng hoảng toàn diện cả về chính trị, kinh tế.