Du lịch Thái Lan: Đồng loạt hủy tour, rút khách qua đường bộ
Nhiều công ty du lịch trong nước đồng loạt hủy tour đi Thái Lan, rút khách bằng đường bộ do bất ổn tại nước này
Nhiều công ty du lịch trong nước đồng loạt hủy tour đi Thái Lan, rút khách bằng đường bộ do bất ổn tại nước này.
Trong tuần qua, các tuyến bay từ Hà Nội và Tp.HCM tới Thái Lan và chiều ngược lại lần lượt bị hủy bỏ, do người biểu tình bao vây và phong tỏa sân bay Suvarnabhumi tại Bangkok.
Các hãng hàng không thuộc tuyến trên buộc phải tăng tải, “lách” tuyến qua Lào và Campuchia để rút khách. Trong khi đó, các hãng du lịch trong nước đồng loạt hủy tour sang nước này và tổ chức các cuộc rút lui cho số khách còn kẹt lại bằng đường bộ.
Hàng nghìn km “ngày trở về”
Có mặt và tham gia hành trình rút lui bằng đường bộ, theo ghi nhận của phóng viên VnEconomy, những ngày vừa qua tình hình tại Bangkok (Thái Lan) vẫn yên bình, ngoài những bất ổn tại các khu vực sân bay.
Với khách du lịch, điều họ lo ngại không phải ở tính an toàn, mà là sự trông đợi “ngày trở về” nhanh nhất trước sự lo lắng của người thân trong nước.
“Điều duy nhất khiến chúng tôi thấy bất ổn chính là không biết đến bao giờ các sân bay Thái Lan mở cửa trở lại, trong khi đó những cuộc điện thoại lo lắng từ phía người thân tại Việt Nam thì không ngớt”, một du khách cho biết.
Đó cũng chính là lý do khiến nhiều khách du lịch đi lẻ theo nhóm, cũng như khách theo tour của các công ty du lịch trong nước đồng ý chọn phương án rút lui bằng đường bộ, dù biết đó là một hành trình vất vả.
Chị Hoài Nam (Hà Nội) cho biết: “Có lẽ mọi người cũng như tôi khi tham gia phương án này đều biết rằng đó là một hành trình không đơn giản. Từ Bangkok vượt đường bộ qua Lào, từ Lào về cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) và tiếp tục bắt xe về Hà Nội. Thế nhưng, ở lại Thái Lan chúng tôi càng không yên tâm. Có thể đường bay sẽ nối lại trong một vài ngày tới, sân bay Suvarnabhumi sẽ mở cửa, hoạt động bình thường. Nhưng chúng tôi không ai dám chắc điều đó”.
Gần 1.500 km cho hành trình này. Qua 2 cửa khẩu, 2 khoảng chờ làm thủ tục xuất nhập cảnh, qua nhiều lần chờ và đổi xe, quãng thời gian khoảng 1,5 giờ đồng hồ bay thẳng được thay bằng chuỗi hành trình gần 2 ngày; với nhiều du khách là tâm lý mệt mỏi; với các công ty du lịch là chi phí phát sinh khá lớn.
Một số công ty du lịch lập phương án rút lui bằng đường bộ, qua Campuchia về cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Ngày 28/11, 33 du khách của Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist cũng đã về đến Việt Nam theo lộ trình này. Đây là đoàn khách du lịch Thái Lan theo chương trình trọn gói của Saigontourist từ ngày 22 đến 26/11 (28 khách) và 25 đến 27/11 (5 khách).
Trước đó, ngày 27/11, sau khi đánh giá tình hình và được sự thống nhất của du khách, Saigontourist quyết định tổ chức cuộc rút lui này.
Đại diện của Saigontourist cho biết, hiện công ty vẫn còn một đoàn khách 28 người còn ở lại Bangkok theo chương trình đến ngày 29/11. “Chúng tôi sẽ tùy theo tình hình trong thời gian tới để sắp xếp phương án đưa khách về nước an toàn”, đại diện này cho biết; trong khi đến ngày 30/11 sân bay Suvarnabumi vẫn chưa thể xác định thời điểm mở cửa trở lại.
Trao đổi với VnEconomy, một số công ty du lịch cho rằng phương án về nước bằng đường bộ là giải pháp cuối cùng và phải được du khách đồng ý, bởi đây là chặng đường trên dưới 2.000 km, khá vất vả cho du khách, cũng như những phức tạp liên quan như phải chuyển xe và xuất nhập cảnh nhiều lần.
Chị Hải Quỳnh (Hà Nội), tham gia hành trình về nước bằng đường bộ, cho biết chị đã cùng 4 người bạn theo lộ trình qua cửa khẩu Hữu nghị Lào - Thái về Viên Chăn, qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) với chặng đường hơn 1.000 km rất an toàn. Tại cửa khẩu Hữu nghị Lào - Thái những ngày gần đây có khá đông du khách xuất nhập cảnh, đặc biệt là khách đi lẻ.
Doanh nghiệp du lịch thiệt hại lớn
Trước bất ổn tại Thái Lan, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa đưa ra khuyến cáo người Việt Nam không nên đi du lịch nước này ở thời điểm hiện nay. Phía các công ty du lịch cũng đã đồng loạt hủy tour.
Mặc dù trong hợp đồng du lịch không có điều khoản bắt buộc chi trả do nguyên nhân bất khả kháng, song hiện các đơn vị lữ hành vẫn chi trả chi phí khách sạn, ăn uống, ôtô cho du khách bị kẹt tại Thái Lan trong những ngày qua, chi phí này cũng không hề nhỏ.
Bên cạnh đó, các công ty cũng buộc phải hủy và hoãn khai thác các tour mới.
Trao đổi với VnEconomy, bà Thanh Trà, Phòng truyền thông Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, cho biết doanh nghiệp này đã phải hoãn 2 tour đi Thái Lan trong hai ngày cuối tuần qua, mỗi chuyến khoảng trên 30 người. Chi phí sẽ được hoàn trả lại cho khách hàng.
Các doanh nghiệp khác như Vietravel cũng hủy tour khởi hành hôm 28/11 với 30 du khách. Trung tâm Vietsky Travel hủy 2 đoàn đi trong tháng 12… Nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp thương lựợng khách chuyển tour sang các điểm khác như Singapore, Bắc Kinh, Campuchia, hoặc lùi lại ngày khởi hành đến Thái Lan.
Một khoản thiệt hại nữa với ngành du lịch chính là khách du lịch nước ngoài quá cảnh tại Bangkok đã không thể sang Việt Nam và ngược lại.
Ông Nguyễn Văn Cử, Phó giám đốc Công ty liên doanh Du lịch Hồ Gươm – Diethelm cho biết, ngoài một số đoàn đang bị kẹt tại Việt Nam còn có hàng chục đoàn từ nước ngoài không vào được qua ngõ Thái Lan.
“Đây là tháng đẹp nhất để đón du khách nước ngoài, vì thế các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng rất lớn”, ông Cử nói.
Trước những ảnh hưởng trên, Tổng cục Du lịch cho biết sẽ thống kê cụ thể thiệt hại kinh tế của ngành du lịch Việt Nam trong sự cố này.
Đóng cửa sân bay đến 1/12?
Nhà chức trách sân bay Suvarnabhumi (Bangkok, Thái Lan) vừa thông báo sẽ tiếp tục đóng cửa sân bay đến hết ngày 1/12/2008. Theo đó, các chuyến bay từ đây về Hà Nội và Tp.HCM cùng chiều ngược lại tiếp tục phải hủy bỏ.
Trong một diễn biến khác, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã hoàn tất các thủ tục để thực hiện chuyến bay từ Hà Nội đi sân bay U-tapao (Thái Lan) lúc 18h30 ngày 29/11/2008.
Chuyến bay mang số hiệu VN8302 dự kiến chở hành khách rời sân bay này lúc 21h05, đến Hà Nội vào 22h45 buổi tối cùng ngày. Toàn bộ 184 chỗ trên chuyến bay đã được đặt kín.
Vietnam Airlines không có kế hoạch tăng cường chuyến bay tiếp theo đến sân bay U-tapao trong ngày 30/11 do sân bay này đang bị quá tải và thời gian cất/hạ cánh không còn.
Trong tuần qua, các tuyến bay từ Hà Nội và Tp.HCM tới Thái Lan và chiều ngược lại lần lượt bị hủy bỏ, do người biểu tình bao vây và phong tỏa sân bay Suvarnabhumi tại Bangkok.
Các hãng hàng không thuộc tuyến trên buộc phải tăng tải, “lách” tuyến qua Lào và Campuchia để rút khách. Trong khi đó, các hãng du lịch trong nước đồng loạt hủy tour sang nước này và tổ chức các cuộc rút lui cho số khách còn kẹt lại bằng đường bộ.
Hàng nghìn km “ngày trở về”
Có mặt và tham gia hành trình rút lui bằng đường bộ, theo ghi nhận của phóng viên VnEconomy, những ngày vừa qua tình hình tại Bangkok (Thái Lan) vẫn yên bình, ngoài những bất ổn tại các khu vực sân bay.
Với khách du lịch, điều họ lo ngại không phải ở tính an toàn, mà là sự trông đợi “ngày trở về” nhanh nhất trước sự lo lắng của người thân trong nước.
“Điều duy nhất khiến chúng tôi thấy bất ổn chính là không biết đến bao giờ các sân bay Thái Lan mở cửa trở lại, trong khi đó những cuộc điện thoại lo lắng từ phía người thân tại Việt Nam thì không ngớt”, một du khách cho biết.
Đó cũng chính là lý do khiến nhiều khách du lịch đi lẻ theo nhóm, cũng như khách theo tour của các công ty du lịch trong nước đồng ý chọn phương án rút lui bằng đường bộ, dù biết đó là một hành trình vất vả.
Chị Hoài Nam (Hà Nội) cho biết: “Có lẽ mọi người cũng như tôi khi tham gia phương án này đều biết rằng đó là một hành trình không đơn giản. Từ Bangkok vượt đường bộ qua Lào, từ Lào về cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) và tiếp tục bắt xe về Hà Nội. Thế nhưng, ở lại Thái Lan chúng tôi càng không yên tâm. Có thể đường bay sẽ nối lại trong một vài ngày tới, sân bay Suvarnabhumi sẽ mở cửa, hoạt động bình thường. Nhưng chúng tôi không ai dám chắc điều đó”.
Gần 1.500 km cho hành trình này. Qua 2 cửa khẩu, 2 khoảng chờ làm thủ tục xuất nhập cảnh, qua nhiều lần chờ và đổi xe, quãng thời gian khoảng 1,5 giờ đồng hồ bay thẳng được thay bằng chuỗi hành trình gần 2 ngày; với nhiều du khách là tâm lý mệt mỏi; với các công ty du lịch là chi phí phát sinh khá lớn.
Một số công ty du lịch lập phương án rút lui bằng đường bộ, qua Campuchia về cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh). Ngày 28/11, 33 du khách của Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist cũng đã về đến Việt Nam theo lộ trình này. Đây là đoàn khách du lịch Thái Lan theo chương trình trọn gói của Saigontourist từ ngày 22 đến 26/11 (28 khách) và 25 đến 27/11 (5 khách).
Trước đó, ngày 27/11, sau khi đánh giá tình hình và được sự thống nhất của du khách, Saigontourist quyết định tổ chức cuộc rút lui này.
Đại diện của Saigontourist cho biết, hiện công ty vẫn còn một đoàn khách 28 người còn ở lại Bangkok theo chương trình đến ngày 29/11. “Chúng tôi sẽ tùy theo tình hình trong thời gian tới để sắp xếp phương án đưa khách về nước an toàn”, đại diện này cho biết; trong khi đến ngày 30/11 sân bay Suvarnabumi vẫn chưa thể xác định thời điểm mở cửa trở lại.
Trao đổi với VnEconomy, một số công ty du lịch cho rằng phương án về nước bằng đường bộ là giải pháp cuối cùng và phải được du khách đồng ý, bởi đây là chặng đường trên dưới 2.000 km, khá vất vả cho du khách, cũng như những phức tạp liên quan như phải chuyển xe và xuất nhập cảnh nhiều lần.
Chị Hải Quỳnh (Hà Nội), tham gia hành trình về nước bằng đường bộ, cho biết chị đã cùng 4 người bạn theo lộ trình qua cửa khẩu Hữu nghị Lào - Thái về Viên Chăn, qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) với chặng đường hơn 1.000 km rất an toàn. Tại cửa khẩu Hữu nghị Lào - Thái những ngày gần đây có khá đông du khách xuất nhập cảnh, đặc biệt là khách đi lẻ.
Doanh nghiệp du lịch thiệt hại lớn
Trước bất ổn tại Thái Lan, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa đưa ra khuyến cáo người Việt Nam không nên đi du lịch nước này ở thời điểm hiện nay. Phía các công ty du lịch cũng đã đồng loạt hủy tour.
Mặc dù trong hợp đồng du lịch không có điều khoản bắt buộc chi trả do nguyên nhân bất khả kháng, song hiện các đơn vị lữ hành vẫn chi trả chi phí khách sạn, ăn uống, ôtô cho du khách bị kẹt tại Thái Lan trong những ngày qua, chi phí này cũng không hề nhỏ.
Bên cạnh đó, các công ty cũng buộc phải hủy và hoãn khai thác các tour mới.
Trao đổi với VnEconomy, bà Thanh Trà, Phòng truyền thông Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist, cho biết doanh nghiệp này đã phải hoãn 2 tour đi Thái Lan trong hai ngày cuối tuần qua, mỗi chuyến khoảng trên 30 người. Chi phí sẽ được hoàn trả lại cho khách hàng.
Các doanh nghiệp khác như Vietravel cũng hủy tour khởi hành hôm 28/11 với 30 du khách. Trung tâm Vietsky Travel hủy 2 đoàn đi trong tháng 12… Nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp thương lựợng khách chuyển tour sang các điểm khác như Singapore, Bắc Kinh, Campuchia, hoặc lùi lại ngày khởi hành đến Thái Lan.
Một khoản thiệt hại nữa với ngành du lịch chính là khách du lịch nước ngoài quá cảnh tại Bangkok đã không thể sang Việt Nam và ngược lại.
Ông Nguyễn Văn Cử, Phó giám đốc Công ty liên doanh Du lịch Hồ Gươm – Diethelm cho biết, ngoài một số đoàn đang bị kẹt tại Việt Nam còn có hàng chục đoàn từ nước ngoài không vào được qua ngõ Thái Lan.
“Đây là tháng đẹp nhất để đón du khách nước ngoài, vì thế các doanh nghiệp du lịch bị ảnh hưởng rất lớn”, ông Cử nói.
Trước những ảnh hưởng trên, Tổng cục Du lịch cho biết sẽ thống kê cụ thể thiệt hại kinh tế của ngành du lịch Việt Nam trong sự cố này.
Đóng cửa sân bay đến 1/12?
Nhà chức trách sân bay Suvarnabhumi (Bangkok, Thái Lan) vừa thông báo sẽ tiếp tục đóng cửa sân bay đến hết ngày 1/12/2008. Theo đó, các chuyến bay từ đây về Hà Nội và Tp.HCM cùng chiều ngược lại tiếp tục phải hủy bỏ.
Trong một diễn biến khác, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã hoàn tất các thủ tục để thực hiện chuyến bay từ Hà Nội đi sân bay U-tapao (Thái Lan) lúc 18h30 ngày 29/11/2008.
Chuyến bay mang số hiệu VN8302 dự kiến chở hành khách rời sân bay này lúc 21h05, đến Hà Nội vào 22h45 buổi tối cùng ngày. Toàn bộ 184 chỗ trên chuyến bay đã được đặt kín.
Vietnam Airlines không có kế hoạch tăng cường chuyến bay tiếp theo đến sân bay U-tapao trong ngày 30/11 do sân bay này đang bị quá tải và thời gian cất/hạ cánh không còn.