Kinh tế Việt Nam: Cách chơi nào là của chúng ta?
“Có đồng chí nói: “Nhưng chúng ta có cách chơi của chúng ta”. Đúng là như vậy. Nhưng cách chơi của chúng ta thế nào?”
Nhiều năm trăn trở với vấn đề độc lập tự chủ cho nền kinh tế, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đau đáu với câu hỏi rằng: “Chúng ta có cách chơi thế nào để vừa giữ vững được độc lập tự chủ, vừa tranh thủ được cơ hội để phát triển và phát triển bền vững?”.
“Chúng ta phải chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng sức mạnh thời đại mới cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Ta đã tham gia WTO, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) và sắp tham gia hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng chúng ta cũng cần thấy trong liên kết kinh tế quốc tế, các nước nghèo ở thế yếu hơn. Có đồng chí nói: “Nhưng chúng ta có cách chơi của chúng ta”. Đúng là như vậy. Nhưng cách chơi của chúng ta thế nào? Đó là vấn đề không đơn giản”, bà Bình nói.
Vị cán bộ lão thành này cũng đồng thời khẳng định trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, một ý chí quật cường nhằm phát huy cho được tiềm năng sẵn có của đất nước như tài nguyên, nguồn nhân lực, tạo ra nội lực trên cơ sở đó tranh thủ ngoại lực. Và chỉ với nội lực vững mới có thể tranh thủ ngoại lực một cách chủ động và có lợi cho ta, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
“Đảng đã nêu các quan điểm trên trong các nghị quyết và đã chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, Đảng cũng đánh giá kinh tế nước ta tuy có phát triển nhưng còn kém và phát triển chưa vững chắc”, nguyên Phó chủ tịch nước nhấn mạnh.
“Trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cũng như khi phải đối mặt với những thách thức từ bên ngoài, càng bộc lộ những yếu kém và những khó khăn rất lớn về kinh tế - xã hội của đất nước”.
Bốn nguy cơ thực sự mà bà Bình có chỉ ra là hàng loạt doanh nghiệp phá sản, nhiều công ty trong nước phải bán một phần hoặc toàn bộ cho nước ngoài; hàng vạn công nhân thất nghiệp, sản xuất giảm sút, hàng hóa nước ngoài tràn vào.
Trên thị trường bất động sản, các nhà đầu tư nước ngoài đang có cơ hội vớ bở, mua lại những tài sản của một số doanh nghiệp trong nước phải bán với giá rẻ mạt; FDI từng được xem là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam, đến nay đã nhận được nhiều cảnh báo như phát triển FDI vừa mừng vừa lo, không nên vồ vập với FDI...
Góc nhìn từ nguồn vốn FDI
Như với nguy cơ từ FDI, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trong một chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời", diễn ra hồi tháng 5, cũng đã nhìn nhận rằng nếu không quan tâm đúng mức đến các doanh nghiệp nội địa thì đầu tư FDI tốt bao nhiêu kinh tế cũng không phát triển được và bị lệ thuộc.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, thời gian vừa qua, chúng ta chú ý nhiều đến mảng doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài bởi đây là các doanh nghiệp có những vai trò riêng. Lúc chúng ta đang thiếu hụt nguồn lực, về vốn, về kinh nghiệm, khoa học công nghệ, thu hút FDI không những mang cho Việt Nam nguồn lực mới mà còn mang lại giá trị xuất khẩu lớn.
Việc thu hút FDI không chỉ quan trọng đối với Việt Nam mà còn quan trọng đối với rất nhiều các quốc gia khác, kể cả những quốc gia đang phát triển đều phải thu hút FDI.
“Tuy nhiên, trong thời gian tới, một trong những động lực để đất nước phát triển chính là phải quan tâm đến những doanh nghiệp trong nước. Theo đó, cần tập trung tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước theo hướng thu hẹp lại các lĩnh vực hoạt động, đồng thời, cổ phần hóa mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước”, ông Vinh nói.
Nhưng để thoát khỏi sự lệ thuộc vào doanh nghiệp FDI trong phát triển kinh tế, giờ đây đã là một thách thức to lớn. Bởi thời gian qua, mải chạy theo khối này, sự quan tâm dành cho doanh nghiệp trong nước đã giảm đáng kể và kết quả là như đánh giá của bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - “doanh nghiệp trong nước đã suy kiệt”.
“Phải nói thật là không có một nước nào có sự ưu đãi quá mức cho người nước ngoài và phân biệt đối xử với người trong nước như ở Việt Nam. Trong mọi hiệp định thương mại tự do, cái mà bên ngoài họ đấu tranh đòi chỉ là cái bình đẳng so với doanh nghiệp nội địa, nhưng Việt Nam thì có cái gì tốt đẹp nhất cũng đem dành hết cho người nước ngoài. Cần rút bớt những ưu đãi quá mức đối với đầu tư nước ngoài để tạo mặt bằng cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước”, bà Lan nhận xét với nhiều xót xa.
“Một nền kinh tế muốn phát triển mạnh và bền vững đều phải dựa vào nội lực chứ không thể dựa vào bên ngoài. Dựa vào doanh nghiệp FDI để có con số tăng trưởng GDP, xuất khẩu đẹp chỉ mang tính hình thức nhất thời mà thôi”, bà nói tiếp.
Vững lên hay yếu đi?
Còn câu hỏi mà Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS. Trần Đình Thiên đặc biệt quan tâm khi đề cập đến vấn đề độc lập, tự chủ cho nền kinh tế là: “Độc lập tự chủ kinh tế của chúng ta trong giai đoạn đổi mới vừa qua vững lên hay đang có vấn đề?”.
Và ông Thiên tự trả lời rằng: “Thực lực kinh tế mạnh lên nhưng chưa đủ đáp ứng yêu cầu trong công cuộc đua tranh phát triển hiện đại. Có những mặt bản chất độc lập, tự chủ yếu đi nghiêm trọng, không thể xem thường”.
Một loạt nguyên nhân của nhận định này được Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chỉ ra như duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng không phù hợp; cấu trúc kinh tế và cơ chế phân bổ nguồn lực chậm đổi mới; chưa xử lý được mâu thuẫn nội tại trong mục tiêu “kép”; thị trường - hội nhập và định hướng xã hội chủ nghĩa; đặt mục tiêu chiến lược quá tham vọng như trở thành nước công nghiệp phát triển trong một thời gian quá ngắn mà không có các công cụ phù hợp bảo đảm...
“Chiến lược phát triển kinh tế bóc ngắn cắn dài, không nỗ lực gây dựng nền tảng cho tương lai và với một chiến lược không tạo được nội lực quốc gia như vậy thì không thể bảo đảm một nền kinh tế độc lập tự chủ. Kinh tế Việt Nam đang bị lệ thuộc nhiều hơn là tương thuộc khi cấu trúc kinh tế rủi ro và các nguồn nội lực yếu”, ông Thiên kết luận.
“Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ, trên tinh thần quan hệ kinh tế phải là quan hệ tương thuộc, chứ không phải lệ thuộc”, Phó trưởng đoàn Quốc hội Tp.HCM, TS. Trần Du Lịch nói.
“Chủ trương này có từ lâu, tuy nhiên đến giờ chúng ta chưa đạt được mục đích, khiến nền kinh tế đang đứng trước thử thách gay gắt là nền sản xuất công nghiệp gia công, sử dụng phụ thuộc và nguyên vật liệu của nước ngoài quá lớn. Trong nông nghiệp vẫn là xuất khẩu nông sản thô, giá trị thấp, yếu ớt trong nỗ lực tham gia vào những công đoạn, giá trị toàn cầu khi chưa xây dựng được thương hiệu sạch, sản phẩm mang tính đặc thù của Việt Nam”, ông Lịch nhấn mạnh.
“Chúng ta phải chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng sức mạnh thời đại mới cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Ta đã tham gia WTO, ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) và sắp tham gia hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng chúng ta cũng cần thấy trong liên kết kinh tế quốc tế, các nước nghèo ở thế yếu hơn. Có đồng chí nói: “Nhưng chúng ta có cách chơi của chúng ta”. Đúng là như vậy. Nhưng cách chơi của chúng ta thế nào? Đó là vấn đề không đơn giản”, bà Bình nói.
Vị cán bộ lão thành này cũng đồng thời khẳng định trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, một ý chí quật cường nhằm phát huy cho được tiềm năng sẵn có của đất nước như tài nguyên, nguồn nhân lực, tạo ra nội lực trên cơ sở đó tranh thủ ngoại lực. Và chỉ với nội lực vững mới có thể tranh thủ ngoại lực một cách chủ động và có lợi cho ta, nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
“Đảng đã nêu các quan điểm trên trong các nghị quyết và đã chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, Đảng cũng đánh giá kinh tế nước ta tuy có phát triển nhưng còn kém và phát triển chưa vững chắc”, nguyên Phó chủ tịch nước nhấn mạnh.
“Trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cũng như khi phải đối mặt với những thách thức từ bên ngoài, càng bộc lộ những yếu kém và những khó khăn rất lớn về kinh tế - xã hội của đất nước”.
Bốn nguy cơ thực sự mà bà Bình có chỉ ra là hàng loạt doanh nghiệp phá sản, nhiều công ty trong nước phải bán một phần hoặc toàn bộ cho nước ngoài; hàng vạn công nhân thất nghiệp, sản xuất giảm sút, hàng hóa nước ngoài tràn vào.
Trên thị trường bất động sản, các nhà đầu tư nước ngoài đang có cơ hội vớ bở, mua lại những tài sản của một số doanh nghiệp trong nước phải bán với giá rẻ mạt; FDI từng được xem là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam, đến nay đã nhận được nhiều cảnh báo như phát triển FDI vừa mừng vừa lo, không nên vồ vập với FDI...
Góc nhìn từ nguồn vốn FDI
Như với nguy cơ từ FDI, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trong một chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời", diễn ra hồi tháng 5, cũng đã nhìn nhận rằng nếu không quan tâm đúng mức đến các doanh nghiệp nội địa thì đầu tư FDI tốt bao nhiêu kinh tế cũng không phát triển được và bị lệ thuộc.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, thời gian vừa qua, chúng ta chú ý nhiều đến mảng doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài bởi đây là các doanh nghiệp có những vai trò riêng. Lúc chúng ta đang thiếu hụt nguồn lực, về vốn, về kinh nghiệm, khoa học công nghệ, thu hút FDI không những mang cho Việt Nam nguồn lực mới mà còn mang lại giá trị xuất khẩu lớn.
Việc thu hút FDI không chỉ quan trọng đối với Việt Nam mà còn quan trọng đối với rất nhiều các quốc gia khác, kể cả những quốc gia đang phát triển đều phải thu hút FDI.
“Tuy nhiên, trong thời gian tới, một trong những động lực để đất nước phát triển chính là phải quan tâm đến những doanh nghiệp trong nước. Theo đó, cần tập trung tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước theo hướng thu hẹp lại các lĩnh vực hoạt động, đồng thời, cổ phần hóa mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước”, ông Vinh nói.
Nhưng để thoát khỏi sự lệ thuộc vào doanh nghiệp FDI trong phát triển kinh tế, giờ đây đã là một thách thức to lớn. Bởi thời gian qua, mải chạy theo khối này, sự quan tâm dành cho doanh nghiệp trong nước đã giảm đáng kể và kết quả là như đánh giá của bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - “doanh nghiệp trong nước đã suy kiệt”.
“Phải nói thật là không có một nước nào có sự ưu đãi quá mức cho người nước ngoài và phân biệt đối xử với người trong nước như ở Việt Nam. Trong mọi hiệp định thương mại tự do, cái mà bên ngoài họ đấu tranh đòi chỉ là cái bình đẳng so với doanh nghiệp nội địa, nhưng Việt Nam thì có cái gì tốt đẹp nhất cũng đem dành hết cho người nước ngoài. Cần rút bớt những ưu đãi quá mức đối với đầu tư nước ngoài để tạo mặt bằng cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước”, bà Lan nhận xét với nhiều xót xa.
“Một nền kinh tế muốn phát triển mạnh và bền vững đều phải dựa vào nội lực chứ không thể dựa vào bên ngoài. Dựa vào doanh nghiệp FDI để có con số tăng trưởng GDP, xuất khẩu đẹp chỉ mang tính hình thức nhất thời mà thôi”, bà nói tiếp.
Vững lên hay yếu đi?
Còn câu hỏi mà Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, TS. Trần Đình Thiên đặc biệt quan tâm khi đề cập đến vấn đề độc lập, tự chủ cho nền kinh tế là: “Độc lập tự chủ kinh tế của chúng ta trong giai đoạn đổi mới vừa qua vững lên hay đang có vấn đề?”.
Và ông Thiên tự trả lời rằng: “Thực lực kinh tế mạnh lên nhưng chưa đủ đáp ứng yêu cầu trong công cuộc đua tranh phát triển hiện đại. Có những mặt bản chất độc lập, tự chủ yếu đi nghiêm trọng, không thể xem thường”.
Một loạt nguyên nhân của nhận định này được Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam chỉ ra như duy trì quá lâu mô hình tăng trưởng không phù hợp; cấu trúc kinh tế và cơ chế phân bổ nguồn lực chậm đổi mới; chưa xử lý được mâu thuẫn nội tại trong mục tiêu “kép”; thị trường - hội nhập và định hướng xã hội chủ nghĩa; đặt mục tiêu chiến lược quá tham vọng như trở thành nước công nghiệp phát triển trong một thời gian quá ngắn mà không có các công cụ phù hợp bảo đảm...
“Chiến lược phát triển kinh tế bóc ngắn cắn dài, không nỗ lực gây dựng nền tảng cho tương lai và với một chiến lược không tạo được nội lực quốc gia như vậy thì không thể bảo đảm một nền kinh tế độc lập tự chủ. Kinh tế Việt Nam đang bị lệ thuộc nhiều hơn là tương thuộc khi cấu trúc kinh tế rủi ro và các nguồn nội lực yếu”, ông Thiên kết luận.
“Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế tự chủ, trên tinh thần quan hệ kinh tế phải là quan hệ tương thuộc, chứ không phải lệ thuộc”, Phó trưởng đoàn Quốc hội Tp.HCM, TS. Trần Du Lịch nói.
“Chủ trương này có từ lâu, tuy nhiên đến giờ chúng ta chưa đạt được mục đích, khiến nền kinh tế đang đứng trước thử thách gay gắt là nền sản xuất công nghiệp gia công, sử dụng phụ thuộc và nguyên vật liệu của nước ngoài quá lớn. Trong nông nghiệp vẫn là xuất khẩu nông sản thô, giá trị thấp, yếu ớt trong nỗ lực tham gia vào những công đoạn, giá trị toàn cầu khi chưa xây dựng được thương hiệu sạch, sản phẩm mang tính đặc thù của Việt Nam”, ông Lịch nhấn mạnh.