Kinh tế Việt Nam: Đã vượt đáy, nhưng “chưa rõ tương lai”
Những góc nhìn về hiện trạng kinh tế trong nước từ Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015
Không còn tranh luận về thời điểm chạm đáy của nền kinh tế, tham luận của nhiều chuyên gia tham dự Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015 tập trung vào các giải pháp đưa nền kinh tế “vượt đáy”.
Nửa năm trước, tháng 9/2014 tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu, cũng do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển quả quyết: kinh tế Việt Nam đã đến đáy từ 2013 và đang vật vã đi lên.
Nền kinh tế Việt Nam năm 2014 đã thoát đáy và có sự phục hồi nhất định trên nhiều lĩnh vực, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Hà Huy Tuấn nhận định.
Dù cao hơn hẳn mức 5,42% của năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,98% của 2014, dưới góc nhìn của Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, thì vẫn là phục hồi ở mức thấp.
Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhưng chưa bền vững, và có thể quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng thấp, ông Thiên nhận định.
Có thể tin rằng nền kinh tế đã đi tới đáy vào năm 2013 và đang dần dần lập được trạng thái cân bằng ổn định với năng suất, chất lượng và tốc độ tăng trưởng tăng dần lên kể từ năm 2014, TS. Lê Việt Đức viết trong bản tham luận mang tên: “Kinh tế vĩ mô 2014: Ổn định về lượng, trì trệ về chất, chưa rõ tương lai”.
Tuy nhiên, tác giả tham luận này cho rằng, sự trì trệ kéo dài đã gần 3 năm của nền kinh tế đòi hỏi phải có sự thay đổi, nhưng thay đổi thế nào trong bối cảnh hiện nay là điều khó dự báo.
Khuyến nghị của TS. Lê Việt Đức là Việt Nam cần kiên trì con đường tăng trưởng thận trọng. Nếu tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng, sẽ buộc phải gia tăng đầu tư công, gia tăng nợ công, nới lỏng thêm chính sách tiền tệ, tăng cường phát hành trái phiếu, làm giảm nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh... Hậu quả sẽ tai hại như những gì đã diễn ra trong khoảng chục năm gần đây.
Tăng trưởng chưa bền vững, còn mong manh, là đánh giá của TS. Lê Đình Ân về nền kinh tế Việt Nam.
Ông Ân cho rằng, những khó khăn của nền kinh tế trong các năm trước vẫn chưa được xử lý cơ bản như: nợ xấu, nợ công; tái cấu trúc các ngành kinh tế mà trọng tâm là các ngành ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước. Nhiều giải pháp được Chính phủ đề ra là thời sự và rất cần cho nền kinh tế nhưng cơ chế thực hiện sẽ rất khó khăn, cần thời gian để điều chỉnh…
Trong số các vấn đề cẩn xử lý trước mắt, theo ông Ân, cần theo dõi sát sao diễn biến của giá USD trên thị trường quốc tế; có chính sách điều hành linh hoạt hơn nữa để tránh rủi ro.
Kết hợp chặt chẽ điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, tránh chồng chéo. Ngân hàng Nhà nước phải quay lại đúng chức năng là dịch vụ, không làm chức năng đầu tư.
Để nền kinh tế có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, cần mở rộng sản lượng tiềm năng, nâng cao năng lực sản xuất, nhất là tăng cung tư liệu sản xuất, tạo điều kiện tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, TS. Nguyễn Chí Hải bày tỏ quan điểm.
Giải pháp then chốt và có ý nghĩa đột phá quan trọng nhất, theo vị chuyên gia này, là đẩy mạnh cải cách thể chế.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mặc dù còn tiếp tục phải nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, song chắc chắn thể chế này phải hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Đó phải là một thể chế kinh tế có khả năng dung hợp, “cho phép và khuyến khích sự tham gia của đại đa số dân chúng vào các hoạt động kinh tế, sử dụng tốt nhất tài năng và trình độ của họ, và giúp các cá nhân thực hiện những lựa chọn họ muốn”, ông Hải viết.
Với tác giả Lê Việt Đức, để thoát khỏi tình trạng trì trệ hiện nay, vấn đề then chốt, trọng tâm nhất và dễ thấy nhất là công tác cán bộ.
“Trong khi chưa có những thay đổi mang tính đột phá về công tác cán bộ, không thể hy vọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà không gây ra những cuộc khủng hoảng mới”, ông viết.
Nửa năm trước, tháng 9/2014 tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu, cũng do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển quả quyết: kinh tế Việt Nam đã đến đáy từ 2013 và đang vật vã đi lên.
Nền kinh tế Việt Nam năm 2014 đã thoát đáy và có sự phục hồi nhất định trên nhiều lĩnh vực, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia Hà Huy Tuấn nhận định.
Dù cao hơn hẳn mức 5,42% của năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,98% của 2014, dưới góc nhìn của Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, thì vẫn là phục hồi ở mức thấp.
Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhưng chưa bền vững, và có thể quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng thấp, ông Thiên nhận định.
Có thể tin rằng nền kinh tế đã đi tới đáy vào năm 2013 và đang dần dần lập được trạng thái cân bằng ổn định với năng suất, chất lượng và tốc độ tăng trưởng tăng dần lên kể từ năm 2014, TS. Lê Việt Đức viết trong bản tham luận mang tên: “Kinh tế vĩ mô 2014: Ổn định về lượng, trì trệ về chất, chưa rõ tương lai”.
Tuy nhiên, tác giả tham luận này cho rằng, sự trì trệ kéo dài đã gần 3 năm của nền kinh tế đòi hỏi phải có sự thay đổi, nhưng thay đổi thế nào trong bối cảnh hiện nay là điều khó dự báo.
Khuyến nghị của TS. Lê Việt Đức là Việt Nam cần kiên trì con đường tăng trưởng thận trọng. Nếu tiếp tục nhấn mạnh mục tiêu tăng trưởng, sẽ buộc phải gia tăng đầu tư công, gia tăng nợ công, nới lỏng thêm chính sách tiền tệ, tăng cường phát hành trái phiếu, làm giảm nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh... Hậu quả sẽ tai hại như những gì đã diễn ra trong khoảng chục năm gần đây.
Tăng trưởng chưa bền vững, còn mong manh, là đánh giá của TS. Lê Đình Ân về nền kinh tế Việt Nam.
Ông Ân cho rằng, những khó khăn của nền kinh tế trong các năm trước vẫn chưa được xử lý cơ bản như: nợ xấu, nợ công; tái cấu trúc các ngành kinh tế mà trọng tâm là các ngành ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước. Nhiều giải pháp được Chính phủ đề ra là thời sự và rất cần cho nền kinh tế nhưng cơ chế thực hiện sẽ rất khó khăn, cần thời gian để điều chỉnh…
Trong số các vấn đề cẩn xử lý trước mắt, theo ông Ân, cần theo dõi sát sao diễn biến của giá USD trên thị trường quốc tế; có chính sách điều hành linh hoạt hơn nữa để tránh rủi ro.
Kết hợp chặt chẽ điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, tránh chồng chéo. Ngân hàng Nhà nước phải quay lại đúng chức năng là dịch vụ, không làm chức năng đầu tư.
Để nền kinh tế có thể đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, cần mở rộng sản lượng tiềm năng, nâng cao năng lực sản xuất, nhất là tăng cung tư liệu sản xuất, tạo điều kiện tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, TS. Nguyễn Chí Hải bày tỏ quan điểm.
Giải pháp then chốt và có ý nghĩa đột phá quan trọng nhất, theo vị chuyên gia này, là đẩy mạnh cải cách thể chế.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mặc dù còn tiếp tục phải nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, song chắc chắn thể chế này phải hướng đến mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Đó phải là một thể chế kinh tế có khả năng dung hợp, “cho phép và khuyến khích sự tham gia của đại đa số dân chúng vào các hoạt động kinh tế, sử dụng tốt nhất tài năng và trình độ của họ, và giúp các cá nhân thực hiện những lựa chọn họ muốn”, ông Hải viết.
Với tác giả Lê Việt Đức, để thoát khỏi tình trạng trì trệ hiện nay, vấn đề then chốt, trọng tâm nhất và dễ thấy nhất là công tác cán bộ.
“Trong khi chưa có những thay đổi mang tính đột phá về công tác cán bộ, không thể hy vọng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà không gây ra những cuộc khủng hoảng mới”, ông viết.