Lãi suất vẫn chưa đảm bảo thực dương
Lãnh đạo Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) đánh giá thực tế lãi suất trong tình hình hiện nay
Sau sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước như tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc, cho cơ chế linh hoạt đối với tín phiếu bắt buộc, lạm phát hạ nhiệt và lãi suất huy động điều chỉnh giảm, doanh nghiệp đang trông chờ các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Về sự chờ đợi trên, ông Nguyễn Văn Du, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), cho rằng còn tùy thuộc vào tình hình sắp tới, và trong điều kiện thuận lợi ngân hàng sẽ chủ động giảm lãi suất để gỡ khó cho cả doanh nghiệp và bản thân ngân hàng.
Nhưng với thực tế hiện nay, lãi suất ngân hàng vẫn chưa đảm bảo thực dương.
Ông Du nói:
- Sau khi Ngân hàng Nhà nước có một số biện pháp để hỗ trợ các ngân hàng thương mại tháo gỡ khó khăn như tăng lãi suất dự trữ bắt buộc, cho phép tín phiếu bắt buộc được mua bán trên thị trường... thì các ngân hàng thương mại cũng đã có động thái để giảm lãi suất, góp phần rút bới khó khăn cho doanh nghiệp.
Lãi suất cho vay tối đa thời điểm trước có lúc lên đến 21% thì gần đây đã được hạ xuống 20% và VietinBank chúng tôi hiện nay đang áp dụng mức lãi suất cho vay 19,5%.
Với những thuận lợi từ sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, tín hiệu từ lạm phát, lãi suất như hiện nay của VietinBank đã hợp lý chưa, thưa ông?
Lạm phát của tháng 9 có thấp hơn so với các tháng đầu năm, tuy nhiên dự đoán lạm phát mà chính phủ đưa ra, đến cuối năm khoảng 22%-25%. Với mức lạm phát như thế này, thực ra lãi suất tại các ngân hàng hiện nay chưa phải thực dương.
Tuy nhiên, nếu để lãi suất cao quá, doanh nghiệp sẽ khó khăn và ngân hàng cũng khó khăn. Vì vậy các ngân hàng hiện nay đang cố gắng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời cũng xem xét giảm lãi suất huy động để giúp ngân hàng bớt khó khăn, không bị thua lỗ.
Một số dự báo cho rằng lạm phát những thàng cuối năm 2008 và năm 2009 sẽ xuống thấp hơn. Vậy theo ông lãi suất cho vay trong thời gian tới như thế nào là hợp lý?
Cho rằng lãi suất như thế nào là hợp lý thì rất khó. Tôi nghĩ rằng lãi suất hiện vẫn chưa phải thực dương. Với lãi suất huy động khoảng 17%-18% mà so với lạm phát như thế thì không phải.
Tuy nhiên, điều hành lãi suất trong thời gian tới phải đảm bảo thực dương, tức là cao hơn tỷ lệ lạm phát.
Với những giải pháp của Chính phủ và các bộ, ngành vừa qua, tình hình kinh tế trong nước đã tốt hơn. Tuy nhiên chúng ta còn chịu ảnh hưởng của tình hình thế giới nên chúng tôi vẫn đang theo sát các diễn biến.
Trong điều kiện thuận lợi thì đương nhiên chúng tôi sẽ giảm lãi suất thôi! Mà giảm lãi suất cũng là một phần để chúng tôi vượt khó khăn.
Vậy ông nhìn nhận thế nào về động thái một số ngân hàng vừa rồi hạ lãi suất cho vay xuống 18% và 17,5%, tức là thấp hơn của VietinBank?
Cái này còn tùy thuộc vào nguồn vốn huy động của từng ngân hàng một. Có thể họ vay được các nguồn vốn rẻ thì họ cho vay được với lãi suất thấp hơn.
Hiện nay chúng tôi cũng đã có một số chương trình cho vay từ nguồn tài trợ quốc tế với lãi suất cho vay thấp hơn. Nếu lãi suất cho vay theo chương trình bình thường là 19,5%, thì với các chương trình tín dụng quốc tế mà chúng tôi vay từ JBIC, DEG, KFW, EU2…, lãi suất cho vay chỉ có 16%.
Về sự chờ đợi trên, ông Nguyễn Văn Du, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank), cho rằng còn tùy thuộc vào tình hình sắp tới, và trong điều kiện thuận lợi ngân hàng sẽ chủ động giảm lãi suất để gỡ khó cho cả doanh nghiệp và bản thân ngân hàng.
Nhưng với thực tế hiện nay, lãi suất ngân hàng vẫn chưa đảm bảo thực dương.
Ông Du nói:
- Sau khi Ngân hàng Nhà nước có một số biện pháp để hỗ trợ các ngân hàng thương mại tháo gỡ khó khăn như tăng lãi suất dự trữ bắt buộc, cho phép tín phiếu bắt buộc được mua bán trên thị trường... thì các ngân hàng thương mại cũng đã có động thái để giảm lãi suất, góp phần rút bới khó khăn cho doanh nghiệp.
Lãi suất cho vay tối đa thời điểm trước có lúc lên đến 21% thì gần đây đã được hạ xuống 20% và VietinBank chúng tôi hiện nay đang áp dụng mức lãi suất cho vay 19,5%.
Với những thuận lợi từ sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, tín hiệu từ lạm phát, lãi suất như hiện nay của VietinBank đã hợp lý chưa, thưa ông?
Lạm phát của tháng 9 có thấp hơn so với các tháng đầu năm, tuy nhiên dự đoán lạm phát mà chính phủ đưa ra, đến cuối năm khoảng 22%-25%. Với mức lạm phát như thế này, thực ra lãi suất tại các ngân hàng hiện nay chưa phải thực dương.
Tuy nhiên, nếu để lãi suất cao quá, doanh nghiệp sẽ khó khăn và ngân hàng cũng khó khăn. Vì vậy các ngân hàng hiện nay đang cố gắng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp, đồng thời cũng xem xét giảm lãi suất huy động để giúp ngân hàng bớt khó khăn, không bị thua lỗ.
Một số dự báo cho rằng lạm phát những thàng cuối năm 2008 và năm 2009 sẽ xuống thấp hơn. Vậy theo ông lãi suất cho vay trong thời gian tới như thế nào là hợp lý?
Cho rằng lãi suất như thế nào là hợp lý thì rất khó. Tôi nghĩ rằng lãi suất hiện vẫn chưa phải thực dương. Với lãi suất huy động khoảng 17%-18% mà so với lạm phát như thế thì không phải.
Tuy nhiên, điều hành lãi suất trong thời gian tới phải đảm bảo thực dương, tức là cao hơn tỷ lệ lạm phát.
Với những giải pháp của Chính phủ và các bộ, ngành vừa qua, tình hình kinh tế trong nước đã tốt hơn. Tuy nhiên chúng ta còn chịu ảnh hưởng của tình hình thế giới nên chúng tôi vẫn đang theo sát các diễn biến.
Trong điều kiện thuận lợi thì đương nhiên chúng tôi sẽ giảm lãi suất thôi! Mà giảm lãi suất cũng là một phần để chúng tôi vượt khó khăn.
Vậy ông nhìn nhận thế nào về động thái một số ngân hàng vừa rồi hạ lãi suất cho vay xuống 18% và 17,5%, tức là thấp hơn của VietinBank?
Cái này còn tùy thuộc vào nguồn vốn huy động của từng ngân hàng một. Có thể họ vay được các nguồn vốn rẻ thì họ cho vay được với lãi suất thấp hơn.
Hiện nay chúng tôi cũng đã có một số chương trình cho vay từ nguồn tài trợ quốc tế với lãi suất cho vay thấp hơn. Nếu lãi suất cho vay theo chương trình bình thường là 19,5%, thì với các chương trình tín dụng quốc tế mà chúng tôi vay từ JBIC, DEG, KFW, EU2…, lãi suất cho vay chỉ có 16%.