Lạm phát 2012 một con số là “có tính khả thi”, nếu…
Việc đưa mức lạm phát xuống một con số cần phải được nhìn nhận như là một “nhiệm vụ bắt buộc”
Năm 2012, tăng trưởng GDP sẽ biến thiên trong khoảng dự báo từ 5,62% đến 6,47% còn lạm phát có thể biến thiên trong khoảng dự báo từ 7% đến 12,4%, đều với độ tin cậy khoảng 70%.
Đây là những con số được đưa ra tại bản tin kinh tế vĩ mô số 6 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam vừa xuất bản.
Đánh giá chung, bản tin cho rằng trong năm 2011 không chỉ lạm phát chung mà cả lạm phát cơ bản của Việt Nam đều ở mức rất cao với nguyên nhân cả từ phía tổng cầu do chính sách tiền tệ và tài khóa được nới lỏng trong nhiều năm, và từ phía tổng cung do những yếu kém nội tại bắt nguồn từ bản than cơ cấu nền kinh tế và mô hình tăng trưởng. Việt Nam rơi vào nhóm 4 nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới, sau Venezuela 26%, Tanzania 19,8% và Kenya 18,93%.
Với GDP, theo bản tin, chỉ tiêu tăng trưởng của năm nay cao hơn năm trước một chút sẽ hoàn toàn khả thi. Nếu, Chính phủ có thể thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu “đầu vào”, tức các chỉ tiêu nằm trong tầm kiểm soát của các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam.
Như tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán nới lỏng hơn một chút so với thực hiện 2011, song bội chi ngân sách và liên quan với nó là tổng đầu tư xã hội lại chặt chẽ hơn một chút. Bên cạnh đó là quá trình tái cơ cấu được thực hiện quyết liệt nhằm giúp tăng hiệu quả các nguồn lực đầu vào.
Bởi, trong khi Nghị quyết 11 được coi là gói bình ổn vĩ mô quan trọng tác động lên tổng cầu giúp hạ nhiệt nền kinh tế trong ngắn hạn, thì chương trình tái cơ cấu nền kinh tế là gói giải pháp tác động lên tổng cung thông qua nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tạo tiền đề giúp nền kinh tế chuyển sang pha tang trưởng mới hợp lý và bền vững hơn.
Cho rằng giữ CPI ở mức một con số của năm nay là “có tính khả thi”, lý giải của nhóm nghiên cứu là do các thông số đầu vào liên quan đến chi phí đẩy và cầu kéo tác động lên lạm phát của 2012 cũng tương tự như 2011.
“Sự khác biệt quan trọng nhất giúp kéo lạm phát xuống một chữ số từ mức 18,13 trong năm 2011 chính là sự phát huy tác dụng của chính sách tiền tệ được thắt chặt trong suốt năm 2011”, bản tin phân tích.
Tuy nhiên, mức độ giảm nhiều hay giảm ít của lạm phát năm nay, theo bản tin, sẽ phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả của việc phối hợp điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa. Bên cạnh đó là nỗ lực khôi phục và củng cố niềm tin của thị trường và dân chúng vào giá trị của đồng nội tệ và tiếp tục hạ thấp lạm phát kỳ vọng.
Một điều được đặc biệt nhấn mạnh tại bản tin, đó là “vấn đề then chốt là các cơ quan hoạch định chính sách phải quyết tâm dùng mọi chính sách và thực hiện quyết liệt để kiềm chế chỉ số giá CPI ở mức một chữ số thì mới có thể củng cố lòng tin của thị trường và công chúng sau một số năm tỷ lệ lạm phát thực tế bị chệch mục tiêu quá nhiều”.
Vẫn liên quan đến lạm phát, ở phần khuyến nghị chính sách cho 2012, bản tin lưu ý việc đưa mức lạm phát xuống một con số cần phải được nhìn nhận như là một “nhiệm vụ bắt buộc”.
Khuyến nghị cụ thể hơn là tỷ giá cần được điều hành linh hoạt và không nên “neo” vào một biên độ quá hẹp (ví dụ như tăng không quá 3%).
Vì, điều này sẽ thu hẹp dư địa của chính sách tiền tệ, ảnh hưởng đến xuất khẩu và có thể kích hoạt luồng tiền nóng từ bên ngoài vào Việt Nam để hưởng chênh lệch lãi suất và tận dụng bảo hiểm tỷ giá “miễn phí”.
Vào tháng 10/2011, tại bản tin kinh tế vĩ mô số 5 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nguồn dự báo từ Viện khoa học xã hội Việt Nam cho rằng lạm phát 2012 (so với tháng 12/2011) sẽ giảm mạnh xuống mức 11,3% và thậm chí xuống mức một con số.
Dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ biến thiên từ 7,9% tới 14,7% với độ tin cậy 70% năm 2012. Lạm phát cơ bản dự báo sẽ đạt 5,46% so với cuối năm 2011 (biến thiên từ 5,0% tới 5,92% với độ tin cậy 70%), những con số cụ thể hơn được nêu tại bản tin trước. Như vậy, cùng độ tin cậy 70% song con số tại dự báo gần hơn đã thấp hơn, tại bản tin này.
Bên cạnh các dự báo đáng chú ý về tăng trưởng, lạm phát cùng tỷ lệ thất nghiệp, bản tin còn đưa ra một số khuyến nghị chính sách liên quan đến chính sách tiền tệ, tài khóa và tái cơ cấu nền kinh tế.
Là một trong những hoạt động quan trọng của dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô”, bản tin kinh tế vĩ mô được xuất bản hàng quý và đã được các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và các vị đại biểu Quốc hội đón nhận một cách tích cực.
Đây là những con số được đưa ra tại bản tin kinh tế vĩ mô số 6 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Viện Khoa học xã hội Việt Nam vừa xuất bản.
Đánh giá chung, bản tin cho rằng trong năm 2011 không chỉ lạm phát chung mà cả lạm phát cơ bản của Việt Nam đều ở mức rất cao với nguyên nhân cả từ phía tổng cầu do chính sách tiền tệ và tài khóa được nới lỏng trong nhiều năm, và từ phía tổng cung do những yếu kém nội tại bắt nguồn từ bản than cơ cấu nền kinh tế và mô hình tăng trưởng. Việt Nam rơi vào nhóm 4 nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới, sau Venezuela 26%, Tanzania 19,8% và Kenya 18,93%.
Với GDP, theo bản tin, chỉ tiêu tăng trưởng của năm nay cao hơn năm trước một chút sẽ hoàn toàn khả thi. Nếu, Chính phủ có thể thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu “đầu vào”, tức các chỉ tiêu nằm trong tầm kiểm soát của các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam.
Như tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán nới lỏng hơn một chút so với thực hiện 2011, song bội chi ngân sách và liên quan với nó là tổng đầu tư xã hội lại chặt chẽ hơn một chút. Bên cạnh đó là quá trình tái cơ cấu được thực hiện quyết liệt nhằm giúp tăng hiệu quả các nguồn lực đầu vào.
Bởi, trong khi Nghị quyết 11 được coi là gói bình ổn vĩ mô quan trọng tác động lên tổng cầu giúp hạ nhiệt nền kinh tế trong ngắn hạn, thì chương trình tái cơ cấu nền kinh tế là gói giải pháp tác động lên tổng cung thông qua nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tạo tiền đề giúp nền kinh tế chuyển sang pha tang trưởng mới hợp lý và bền vững hơn.
Cho rằng giữ CPI ở mức một con số của năm nay là “có tính khả thi”, lý giải của nhóm nghiên cứu là do các thông số đầu vào liên quan đến chi phí đẩy và cầu kéo tác động lên lạm phát của 2012 cũng tương tự như 2011.
“Sự khác biệt quan trọng nhất giúp kéo lạm phát xuống một chữ số từ mức 18,13 trong năm 2011 chính là sự phát huy tác dụng của chính sách tiền tệ được thắt chặt trong suốt năm 2011”, bản tin phân tích.
Tuy nhiên, mức độ giảm nhiều hay giảm ít của lạm phát năm nay, theo bản tin, sẽ phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả của việc phối hợp điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa. Bên cạnh đó là nỗ lực khôi phục và củng cố niềm tin của thị trường và dân chúng vào giá trị của đồng nội tệ và tiếp tục hạ thấp lạm phát kỳ vọng.
Một điều được đặc biệt nhấn mạnh tại bản tin, đó là “vấn đề then chốt là các cơ quan hoạch định chính sách phải quyết tâm dùng mọi chính sách và thực hiện quyết liệt để kiềm chế chỉ số giá CPI ở mức một chữ số thì mới có thể củng cố lòng tin của thị trường và công chúng sau một số năm tỷ lệ lạm phát thực tế bị chệch mục tiêu quá nhiều”.
Vẫn liên quan đến lạm phát, ở phần khuyến nghị chính sách cho 2012, bản tin lưu ý việc đưa mức lạm phát xuống một con số cần phải được nhìn nhận như là một “nhiệm vụ bắt buộc”.
Khuyến nghị cụ thể hơn là tỷ giá cần được điều hành linh hoạt và không nên “neo” vào một biên độ quá hẹp (ví dụ như tăng không quá 3%).
Vì, điều này sẽ thu hẹp dư địa của chính sách tiền tệ, ảnh hưởng đến xuất khẩu và có thể kích hoạt luồng tiền nóng từ bên ngoài vào Việt Nam để hưởng chênh lệch lãi suất và tận dụng bảo hiểm tỷ giá “miễn phí”.
Vào tháng 10/2011, tại bản tin kinh tế vĩ mô số 5 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nguồn dự báo từ Viện khoa học xã hội Việt Nam cho rằng lạm phát 2012 (so với tháng 12/2011) sẽ giảm mạnh xuống mức 11,3% và thậm chí xuống mức một con số.
Dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ biến thiên từ 7,9% tới 14,7% với độ tin cậy 70% năm 2012. Lạm phát cơ bản dự báo sẽ đạt 5,46% so với cuối năm 2011 (biến thiên từ 5,0% tới 5,92% với độ tin cậy 70%), những con số cụ thể hơn được nêu tại bản tin trước. Như vậy, cùng độ tin cậy 70% song con số tại dự báo gần hơn đã thấp hơn, tại bản tin này.
Bên cạnh các dự báo đáng chú ý về tăng trưởng, lạm phát cùng tỷ lệ thất nghiệp, bản tin còn đưa ra một số khuyến nghị chính sách liên quan đến chính sách tiền tệ, tài khóa và tái cơ cấu nền kinh tế.
Là một trong những hoạt động quan trọng của dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô”, bản tin kinh tế vĩ mô được xuất bản hàng quý và đã được các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách và các vị đại biểu Quốc hội đón nhận một cách tích cực.