Công bố kết quả nghiên cứu mới về lạm phát và tỷ giá
Ủy ban Kinh tế công bố kết quả nghiên cứu về lạm phát mục tiêu, tỷ giá và chỉ số giám sát tài chính
Liên quan đến những vấn đề rất thời sự của nền kinh tế là lạm phát, tỷ giá và các chỉ tiêu giám sát tài chính, kết quả nghiên cứu mới nhất về các nội dung này sẽ được công bố vào sáng mai (19/12).
Lựa chọn hợp lý cho lạm phát
Ở nghiên cứu "Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam", những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế lạm phát mục tiêu, kinh nghiệm áp dụng của các nước trên thế giới cũng như đánh giá thực trạng và khả năng áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu tại Việt Nam sẽ được khái quát.
Trong thời gian qua, lạm phát cao luôn mối đe dọa tiềm ẩn đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế dài hạn ở Việt Nam. Một câu hỏi đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội và các chuyên gia kinh tế là phải chăng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ hiện nay không thực sự mang lại hiệu quả trong bối cảnh kinh tế trong nước diễn biến phức tạp và ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới đầy biến động.
Trong khi chính sách tiền tệ đa mục tiêu đang được áp dụng tại Việt Nam đã bộc lộ rõ những hạn chế, kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy lạm phát mục tiêu có thể là một lựa chọn hợp lý cho thời gian tới. Theo đó duy trì mức lạm phát hợp lý và ổn định trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Lộ trình cụ thể và các nhóm giải pháp để có thể áp dụng cơ chế này ở Việt Nam trong thời gian tới có thể có những đóng góp có ý nghĩa trong việc cải cách cơ chế điều hành chính sách tiền tệ theo hướng “chủ động điều hành thực hiện lạm phát mục tiêu” như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa 13 vừa qua.
Chỉ tiêu giám sát tài chính hiện đại
Với thực tế giám sát vĩ mô thị trường tài chính hiện còn không ít bất cập, việc củng cố và hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính hợp nhất ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết.
Trong đó nhiệm vụ đầu tiên là cần xây dựng một bộ chỉ tiêu phục vụ cho việc giám sát hợp nhất thị trường tài chính dựa trên các tiêu chí giám sát tài chính hiện đại đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu giám sát tài chính càng có ý nghĩa hơn khi trên thực tế, việc giám sát chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ, các công cụ phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính chưa hoàn thiện, nhất là giám sát dựa trên rủi ro.
Nghiên cứu "Các chỉ tiêu giám sát tài chính" được hy vọng sẽ là tiền đề quan trọng để các cơ quan giám sát an toàn tài chính, đặc biệt là cơ quan giám sát hợp nhất, có thể tiến tới triển khai vận hành hệ thống giám sát và cảnh báo an toàn tài chính có hiệu quả trong thời gian tới.
Định lượng tác động của thay đổi tỷ giá
Cùng với hai nội dung trên, nghiên cứu "Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000 – 2011: các nhân tố quyết định, mức độ sai lệch và tác động với xuất khẩu" cũng sẽ góp thêm những đề xuất để ổn định kinh tế vĩ mô trong dài hạn.
Tỷ giá luôn được coi là một trong những chính sách vĩ mô rất quan trọng nhưng tác động khó lường trước và thường phải đánh đổi giữa nhiều mục tiêu vĩ mô khác nhau.
Việc đánh giá diễn biến và nguyên nhân biến động tỷ giá, đồng thời phân tích tác động giữa chính sách tỷ giá và tăng trưởng xuất khẩu là một chủ đề mà các đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách hiện rất quan tâm.
Trước yêu cầu đó, nghiên cứu này đã tập trung phân tích và đánh giá xu hướng tỷ giá và biến động của tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực trong giai đoạn 10 năm qua, những nhân tố tác động đến tỷ giá hữu hiệu thực và mức độ sai lệch, từ đó xác định được tỷ giá cân bằng và mức độ định giá cao hay thấp của tiền đồng cũng như định lượng được tác động của thay đổi tỷ giá đến xuất khẩu của các mặt hàng chính của Việt Nam.
Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên trong chuỗi những nghiên cứu dựa trên bằng chứng thực nghiệm gắn với những vấn đề chính sách kinh tế vĩ mô hiện thu hút nhiều sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam, đang được triển khai trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì với sự tài trợ của UNDP tại Việt Nam.
Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì với sự tài trợ của UNDP tại Việt Nam.
Tham gia thụ hưởng dự án còn có Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Cho đến nay, đây là dự án đầu tiên tạo ra được một cơ chế phối hợp gián tiếp nhưng khá hiệu quả giữa các cơ quan tham mưu, thẩm tra về kinh tế của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Trong thời gian qua, Dự án đã hỗ trợ tổ chức nhiều diễn đàn đối thoại giữa các đại biểu Quốc hội, các nhà hoạch định chính sách với các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước về các vấn đề kinh tế vĩ mô bức thiết của đất nước. Sau mỗi hội thảo, tọa đàm đều có những kiến nghị cụ thể gửi tới Quốc hội và các cơ quan thụ hưởng nói trên để thảo luận và xem xét trong quá trình xây dựng chính sách.
Tiêu biểu là “10 kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô” đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các đại biểu Quốc hội và chuyên gia kinh tế.
Ưu tiên thứ hai là triển khai một loạt nghiên cứu dựa trên bằng chứng thực nghiệm gắn với những vấn đề kinh tế vĩ mô hiện thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách như tỷ giá, nợ công, tính toán sản lượng tiềm năng … Hy vọng cũng sẽ có những đóng góp hữu ích.
Tất cả sản phẩm và hoạt động của Dự án đều được công bố trên trang web của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại địa chỉ www.ecna.gov.vn sẽ chính thức đi vào hoạt động thời gian tới.
Lựa chọn hợp lý cho lạm phát
Ở nghiên cứu "Lạm phát mục tiêu và hàm ý đối với khuôn khổ chính sách tiền tệ ở Việt Nam", những vấn đề lý luận cơ bản về cơ chế lạm phát mục tiêu, kinh nghiệm áp dụng của các nước trên thế giới cũng như đánh giá thực trạng và khả năng áp dụng cơ chế lạm phát mục tiêu tại Việt Nam sẽ được khái quát.
Trong thời gian qua, lạm phát cao luôn mối đe dọa tiềm ẩn đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế dài hạn ở Việt Nam. Một câu hỏi đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội và các chuyên gia kinh tế là phải chăng cơ chế điều hành chính sách tiền tệ hiện nay không thực sự mang lại hiệu quả trong bối cảnh kinh tế trong nước diễn biến phức tạp và ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới đầy biến động.
Trong khi chính sách tiền tệ đa mục tiêu đang được áp dụng tại Việt Nam đã bộc lộ rõ những hạn chế, kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy lạm phát mục tiêu có thể là một lựa chọn hợp lý cho thời gian tới. Theo đó duy trì mức lạm phát hợp lý và ổn định trở thành mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Lộ trình cụ thể và các nhóm giải pháp để có thể áp dụng cơ chế này ở Việt Nam trong thời gian tới có thể có những đóng góp có ý nghĩa trong việc cải cách cơ chế điều hành chính sách tiền tệ theo hướng “chủ động điều hành thực hiện lạm phát mục tiêu” như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định trong phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khóa 13 vừa qua.
Chỉ tiêu giám sát tài chính hiện đại
Với thực tế giám sát vĩ mô thị trường tài chính hiện còn không ít bất cập, việc củng cố và hoàn thiện hệ thống giám sát tài chính hợp nhất ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết.
Trong đó nhiệm vụ đầu tiên là cần xây dựng một bộ chỉ tiêu phục vụ cho việc giám sát hợp nhất thị trường tài chính dựa trên các tiêu chí giám sát tài chính hiện đại đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Kết quả nghiên cứu chỉ tiêu giám sát tài chính càng có ý nghĩa hơn khi trên thực tế, việc giám sát chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ, các công cụ phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính chưa hoàn thiện, nhất là giám sát dựa trên rủi ro.
Nghiên cứu "Các chỉ tiêu giám sát tài chính" được hy vọng sẽ là tiền đề quan trọng để các cơ quan giám sát an toàn tài chính, đặc biệt là cơ quan giám sát hợp nhất, có thể tiến tới triển khai vận hành hệ thống giám sát và cảnh báo an toàn tài chính có hiệu quả trong thời gian tới.
Định lượng tác động của thay đổi tỷ giá
Cùng với hai nội dung trên, nghiên cứu "Tỷ giá hối đoái giai đoạn 2000 – 2011: các nhân tố quyết định, mức độ sai lệch và tác động với xuất khẩu" cũng sẽ góp thêm những đề xuất để ổn định kinh tế vĩ mô trong dài hạn.
Tỷ giá luôn được coi là một trong những chính sách vĩ mô rất quan trọng nhưng tác động khó lường trước và thường phải đánh đổi giữa nhiều mục tiêu vĩ mô khác nhau.
Việc đánh giá diễn biến và nguyên nhân biến động tỷ giá, đồng thời phân tích tác động giữa chính sách tỷ giá và tăng trưởng xuất khẩu là một chủ đề mà các đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách hiện rất quan tâm.
Trước yêu cầu đó, nghiên cứu này đã tập trung phân tích và đánh giá xu hướng tỷ giá và biến động của tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực trong giai đoạn 10 năm qua, những nhân tố tác động đến tỷ giá hữu hiệu thực và mức độ sai lệch, từ đó xác định được tỷ giá cân bằng và mức độ định giá cao hay thấp của tiền đồng cũng như định lượng được tác động của thay đổi tỷ giá đến xuất khẩu của các mặt hàng chính của Việt Nam.
Đây cũng là nghiên cứu đầu tiên trong chuỗi những nghiên cứu dựa trên bằng chứng thực nghiệm gắn với những vấn đề chính sách kinh tế vĩ mô hiện thu hút nhiều sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội và các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam, đang được triển khai trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì với sự tài trợ của UNDP tại Việt Nam.
Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì với sự tài trợ của UNDP tại Việt Nam.
Tham gia thụ hưởng dự án còn có Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Cho đến nay, đây là dự án đầu tiên tạo ra được một cơ chế phối hợp gián tiếp nhưng khá hiệu quả giữa các cơ quan tham mưu, thẩm tra về kinh tế của Đảng, Quốc hội và Chính phủ.
Trong thời gian qua, Dự án đã hỗ trợ tổ chức nhiều diễn đàn đối thoại giữa các đại biểu Quốc hội, các nhà hoạch định chính sách với các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước về các vấn đề kinh tế vĩ mô bức thiết của đất nước. Sau mỗi hội thảo, tọa đàm đều có những kiến nghị cụ thể gửi tới Quốc hội và các cơ quan thụ hưởng nói trên để thảo luận và xem xét trong quá trình xây dựng chính sách.
Tiêu biểu là “10 kiến nghị ổn định kinh tế vĩ mô” đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các đại biểu Quốc hội và chuyên gia kinh tế.
Ưu tiên thứ hai là triển khai một loạt nghiên cứu dựa trên bằng chứng thực nghiệm gắn với những vấn đề kinh tế vĩ mô hiện thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách như tỷ giá, nợ công, tính toán sản lượng tiềm năng … Hy vọng cũng sẽ có những đóng góp hữu ích.
Tất cả sản phẩm và hoạt động của Dự án đều được công bố trên trang web của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại địa chỉ www.ecna.gov.vn sẽ chính thức đi vào hoạt động thời gian tới.