Lạm phát 6 tháng thấp nhất trong 13 năm
Sau nửa năm, lạm phát mới chỉ là 1,38%, bằng 1/5 mục tiêu lạm phát cả năm và thấp nhất trong 13 năm trở lại đây
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2014 đã tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 4,98% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, sau nửa năm, lạm phát mới chỉ là 1,38% bằng 1/5 mục tiêu lạm phát cả năm và thấp nhất trong 13 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là CPI hàng tháng đang có dấu hiệu tăng tốc với mức tăng tháng sau cao hơn tháng trước. Sau khi tăng khá cao vào tháng 1 và 2, CPI đã giảm theo đúng quy luật vào tháng 3 rồi xác lập xu hướng đi lên tăng dần trong các tháng 4, 5 và 6.
Điểm đáng chú ý là nguyên nhân khiến CPI tăng giá gần đây đều xuất phát từ nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm có quyền số cao nhất, với mức tăng tháng sau cao hơn tháng trước, 0,15%; 0,17% và 0,28% tương ứng với các tháng 4, 5 và 6.
Theo dự báo, nhóm hàng này còn tiếp tục tăng giá trong thời gian tới khi mà chi phí đầu vào của các hộ chăn nuôi vẫn ở mức cao, việc tái đàn lợn, gia cầm chưa có dấu hiệu tích cực và nguy cơ dịch bệnh ở gia súc, gia cầm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ngoài ra, việc điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước quản lý như dịch vụ y tế và học phí giáo dục còn có thể diễn ra ở một số địa phương cũng như việc điều chỉnh các mặt hàng do nhà nước quản lý khác như xăng, dầu,… cũng là những nguy cơ tăng giá tiềm ẩn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh niềm tin tiêu dùng và sức mua của dân cư vẫn ở mức thấp như hiện nay thì việc đạt được mục tiêu lạm phát cả năm là khả thi.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc kiểm soát lạm phát năm nay chỉ được coi là thành công nếu mức tăng giá vẫn tạo được đà cho tăng trưởng.
Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân cách đây không lâu, TS Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế của Quốc hội đã cảnh báo rằng: “Nếu cuối năm, tăng trưởng không cải thiện mà CPI chỉ dừng lại ở mức 5% thì đó là điều thất bại chứ không phải thành tích”.
Trở lại diễn biến giá cả trong tháng, tăng mạnh nhất trong tháng là nhóm thuốc và dịch vụ y tế ở mức 0,74% trong đó dịch vụ y tế tăng 0,87% so với tháng trước.
Sau khi các địa phương khác đã thực hiện việc điều chỉnh giá các dịch vụ y tế theo thông tư liên Bộ Y tế - Tài chính thì đến tháng 6 này Tp.HCM mới thực hiện việc điều chỉnh.
Cũng như các lần điều chỉnh của các địa phương khác, do mức điều chỉnh khá lớn đã khiến chỉ số giá nhóm hàng này tăng khá cao và đóng góp vào CPI cả nước ước khoảng gần 0,05%.
Kế tiếp, nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt có mức tăng mạnh thứ 2 ở mức tăng 0,61% so với tháng trước.
Cùng với tác động của đợt tăng giá hồi tháng 5, giá gas bán lẻ tiếp tục tăng 5-6 nghìn/ bình 12kg từ ngày 1/6 là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá nhóm này tăng cao hơn mức tăng của tháng trước. Ngoài ra, do đang vào mùa xây dựng nên giá các loại vật liệu xây dựng cũng biến động nhẹ.
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm có quyền số cao nhất, tăng 0,28% so với tháng trước trong đó lương thực giảm 0,43%, thực phẩm tăng 0,54% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,15%.
Nguồn cung lương thực dồi dào khi cả hai vựa lúa lớn là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu long đều đã và đang thu hoạch vụ lúa Đông Xuân với năng suất và sản lượng khá cao là nguyên nhân chính khiến giá lương thực trên cả nước tiếp tục giảm so với tháng trước.
Tuy gần đây giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có tăng nhẹ trở lại nhờ các đơn hàng từ Trung Quốc nhưng theo hiệp hội lương thực Việt Nam, lượng hàng trong nước hiện nay đảm bảo đủ cho cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu và quan trọng hơn chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam khác với chủng loại gạo tiêu dùng trong nước nên giá xuất khẩu tuy có tăng nhưng không ảnh hưởng nhiều tới giá gạo trong nước.
Giá thực phẩm có xu hướng tăng trở lại trong 4 tháng gần đây. Giá thực phẩm bị đội giá do việc chính phủ kiểm soát chặt tải trọng vận chuyển của các phương tiện được coi là một nguyên nhân khiến thực phẩm tăng giá.
Ngoài ra, giá thịt các loại gia súc, gia cầm cũng đang trong xu hướng tăng giá do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, khả năng tái đàn đang gặp nhiều khó khăn.
Các nhóm hàng khác ổn định hoặc tăng giá nhẹ so với tháng trước. Duy nhất có nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm nhẹ 0,13% so với tháng trước.
Hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số CPI chung là vàng vào đô la Mỹ diễn biến trái chiều khi lần lượt ghi nhận ở các mức giảm 0,12% và tăng 0,49% so với tháng trước.
Như vậy, sau nửa năm, lạm phát mới chỉ là 1,38% bằng 1/5 mục tiêu lạm phát cả năm và thấp nhất trong 13 năm trở lại đây.
Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là CPI hàng tháng đang có dấu hiệu tăng tốc với mức tăng tháng sau cao hơn tháng trước. Sau khi tăng khá cao vào tháng 1 và 2, CPI đã giảm theo đúng quy luật vào tháng 3 rồi xác lập xu hướng đi lên tăng dần trong các tháng 4, 5 và 6.
Điểm đáng chú ý là nguyên nhân khiến CPI tăng giá gần đây đều xuất phát từ nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm có quyền số cao nhất, với mức tăng tháng sau cao hơn tháng trước, 0,15%; 0,17% và 0,28% tương ứng với các tháng 4, 5 và 6.
Theo dự báo, nhóm hàng này còn tiếp tục tăng giá trong thời gian tới khi mà chi phí đầu vào của các hộ chăn nuôi vẫn ở mức cao, việc tái đàn lợn, gia cầm chưa có dấu hiệu tích cực và nguy cơ dịch bệnh ở gia súc, gia cầm vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ngoài ra, việc điều chỉnh giá các mặt hàng nhà nước quản lý như dịch vụ y tế và học phí giáo dục còn có thể diễn ra ở một số địa phương cũng như việc điều chỉnh các mặt hàng do nhà nước quản lý khác như xăng, dầu,… cũng là những nguy cơ tăng giá tiềm ẩn trong thời gian tới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh niềm tin tiêu dùng và sức mua của dân cư vẫn ở mức thấp như hiện nay thì việc đạt được mục tiêu lạm phát cả năm là khả thi.
Theo các chuyên gia kinh tế, việc kiểm soát lạm phát năm nay chỉ được coi là thành công nếu mức tăng giá vẫn tạo được đà cho tăng trưởng.
Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân cách đây không lâu, TS Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế của Quốc hội đã cảnh báo rằng: “Nếu cuối năm, tăng trưởng không cải thiện mà CPI chỉ dừng lại ở mức 5% thì đó là điều thất bại chứ không phải thành tích”.
Trở lại diễn biến giá cả trong tháng, tăng mạnh nhất trong tháng là nhóm thuốc và dịch vụ y tế ở mức 0,74% trong đó dịch vụ y tế tăng 0,87% so với tháng trước.
Sau khi các địa phương khác đã thực hiện việc điều chỉnh giá các dịch vụ y tế theo thông tư liên Bộ Y tế - Tài chính thì đến tháng 6 này Tp.HCM mới thực hiện việc điều chỉnh.
Cũng như các lần điều chỉnh của các địa phương khác, do mức điều chỉnh khá lớn đã khiến chỉ số giá nhóm hàng này tăng khá cao và đóng góp vào CPI cả nước ước khoảng gần 0,05%.
Kế tiếp, nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện, nước và chất đốt có mức tăng mạnh thứ 2 ở mức tăng 0,61% so với tháng trước.
Cùng với tác động của đợt tăng giá hồi tháng 5, giá gas bán lẻ tiếp tục tăng 5-6 nghìn/ bình 12kg từ ngày 1/6 là nguyên nhân chính khiến chỉ số giá nhóm này tăng cao hơn mức tăng của tháng trước. Ngoài ra, do đang vào mùa xây dựng nên giá các loại vật liệu xây dựng cũng biến động nhẹ.
Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm có quyền số cao nhất, tăng 0,28% so với tháng trước trong đó lương thực giảm 0,43%, thực phẩm tăng 0,54% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,15%.
Nguồn cung lương thực dồi dào khi cả hai vựa lúa lớn là Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu long đều đã và đang thu hoạch vụ lúa Đông Xuân với năng suất và sản lượng khá cao là nguyên nhân chính khiến giá lương thực trên cả nước tiếp tục giảm so với tháng trước.
Tuy gần đây giá gạo xuất khẩu của Việt Nam có tăng nhẹ trở lại nhờ các đơn hàng từ Trung Quốc nhưng theo hiệp hội lương thực Việt Nam, lượng hàng trong nước hiện nay đảm bảo đủ cho cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu và quan trọng hơn chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam khác với chủng loại gạo tiêu dùng trong nước nên giá xuất khẩu tuy có tăng nhưng không ảnh hưởng nhiều tới giá gạo trong nước.
Giá thực phẩm có xu hướng tăng trở lại trong 4 tháng gần đây. Giá thực phẩm bị đội giá do việc chính phủ kiểm soát chặt tải trọng vận chuyển của các phương tiện được coi là một nguyên nhân khiến thực phẩm tăng giá.
Ngoài ra, giá thịt các loại gia súc, gia cầm cũng đang trong xu hướng tăng giá do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, khả năng tái đàn đang gặp nhiều khó khăn.
Các nhóm hàng khác ổn định hoặc tăng giá nhẹ so với tháng trước. Duy nhất có nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục giảm nhẹ 0,13% so với tháng trước.
Hai mặt hàng đặc biệt không được tính vào chỉ số CPI chung là vàng vào đô la Mỹ diễn biến trái chiều khi lần lượt ghi nhận ở các mức giảm 0,12% và tăng 0,49% so với tháng trước.