Làm sao luật hóa được y đức?
Một số vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật Khám bệnh chữa bệnh
Quy định về y đức, bác sỹ công hành nghề tư, cấp phép hoạt động …vẫn là những vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều khi Quốc hội thảo luận về dự án Luật Khám bệnh chữa bệnh, sáng 30/10.
Giải trình, tiếp thu những ý kiến đóng góp cho dự luật từ kỳ họp thứ năm đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề nghị của Chính phủ giữ tên Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Mặc dù có nhiều ý kiến đề nghị lấy tên là Luật Hành nghề y.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý với dự thảo luật về việc cho phép công chức, viên chức y tế làm ngoài giờ, thành lập các loại cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nhưng không được thành lập, tham gia thành lập và quản lý bệnh viện tư nhân.
Đo đếm cách nào?
Trước một số ý kiến đề nghị quy định về y đức đậm nét hơn tại dự luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã bổ sung một số quy định cụ thể về y đức vào một số điều, khoản của dự thảo luật và trong quy định về nghĩa vụ của người hành nghề. Đồng thời, giao cho Bộ Y tế tiếp tục cụ thể hóa phù hợp với thực tiễn của công tác khám chữa bệnh tại hai điều 37 và 40.
Mặc dù vậy, đại biểu Huỳnh Văn Tí (Bình Thuận) cho rằng vấn đề y đức của thầy thuốc được đề cập rải rác và chưa sâu sắc. Bộ Y tế đã ban hành 12 điều y đức và những vấn đề liên quan đến y đức. Đại biểu đề nghị Bộ xem qua quá trình thực hiện nội dung nào đủ, đúng, khẳng định được thì đề xuất ghi vào dự thảo luật. Nếu được ghi vào luật thì tính pháp lý rõ ràng nó cao hơn, tính bắt buộc phải thực hiện cao hơn, cũng là cơ sở quan trọng để Quốc hội, hội đồng nhân dân và nhân dân giám sát dễ hơn, ông Tí góp ý.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) lại cho rằng luật hóa một khái niệm đạo đức là khó. “Ai và bằng cách nào chúng ta xác định được một người vi phạm y đức?”, đại biểu Xuân băn khoăn.
Theo ông Xuân, vấn đề quan trọng không phải là y đức chung chung mà là phải chấp hành quy trình khám chữa bệnh được niêm yết công khai ở nơi khám chữa bệnh, tức là người bệnh vào đấy được hỏi cái gì, được khám cái gì, được tư vấn cái gì và trong thời gian tối thiểu là bao nhiêu.
“Tôi chỉ mong được đối xử một cách sòng phẳng với số tiền mình bỏ ra cũng như công mình đã tin cậy vào cơ sở y tế, chứ không nhất thiết cứ phải nói yêu thương người bệnh này nọ, cái đó không đo đếm được, ông Xuân nói.
Nên có hợp tác xã y tế
Đại biểu Nguyễn Tiến Quân (Quảng Nam) đề nghị bổ sung vào dự luật việc người dân cùng nhau hợp tác và thành lập các tổ chức chăm sóc sức khỏe, các cơ sở khám, chữa bệnh dưới hình thức hợp tác xã.
Theo đại biểu, đây là hình thức y tế hiệu quả nhiều mặt cả khía cạnh huy động các nguồn lực cũng như khía cạnh xã hội. Hợp tác xã y dược hiện nay đang là xu thế ở nhiều nước, nhiều khu vực trên toàn thế giới.
Ông Quân nêu ví dụ ở Nhật có 2 tổ chức hợp tác xã y tế quy mô quốc gia là Liên đoàn hợp tác xã y tế Nhật Bản có hàng nghìn bệnh viện, các trạm khám y tế khác nhau và hàng vạn cán bộ y tế. Hợp tác xã y tế của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản cũng có hàng nghìn bệnh viện và trạm y tế và phòng khám khác nhau. Hầu như không phải chỉ các hoạt động về khám, chữa bệnh mà kể cả các hoạt động về giáo dục, tuyên truyền y tế và bảo vệ sức khỏe đều do các hợp tác xã y tế triển khai.
Ở Việt Nam hiện nay đang có không ít những cơ sở khám, chữa bệnh tuy quy mô còn nhỏ đã được thành lập và hoạt động dưới hình thức hợp tác xã. Tuy nhiên trên thực tế đã và đang xảy ra tình hình một số nơi, một số địa phương đã có những cản trở không cho phép thành lập cơ sở khám chữa bệnh theo Luật Hợp tác xã với lý do không có những quy định và không có hướng dẫn cụ thể những vấn đề này, ông Quân nói.
Giải trình, tiếp thu những ý kiến đóng góp cho dự luật từ kỳ họp thứ năm đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề nghị của Chính phủ giữ tên Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Mặc dù có nhiều ý kiến đề nghị lấy tên là Luật Hành nghề y.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý với dự thảo luật về việc cho phép công chức, viên chức y tế làm ngoài giờ, thành lập các loại cơ sở khám chữa bệnh tư nhân nhưng không được thành lập, tham gia thành lập và quản lý bệnh viện tư nhân.
Đo đếm cách nào?
Trước một số ý kiến đề nghị quy định về y đức đậm nét hơn tại dự luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã bổ sung một số quy định cụ thể về y đức vào một số điều, khoản của dự thảo luật và trong quy định về nghĩa vụ của người hành nghề. Đồng thời, giao cho Bộ Y tế tiếp tục cụ thể hóa phù hợp với thực tiễn của công tác khám chữa bệnh tại hai điều 37 và 40.
Mặc dù vậy, đại biểu Huỳnh Văn Tí (Bình Thuận) cho rằng vấn đề y đức của thầy thuốc được đề cập rải rác và chưa sâu sắc. Bộ Y tế đã ban hành 12 điều y đức và những vấn đề liên quan đến y đức. Đại biểu đề nghị Bộ xem qua quá trình thực hiện nội dung nào đủ, đúng, khẳng định được thì đề xuất ghi vào dự thảo luật. Nếu được ghi vào luật thì tính pháp lý rõ ràng nó cao hơn, tính bắt buộc phải thực hiện cao hơn, cũng là cơ sở quan trọng để Quốc hội, hội đồng nhân dân và nhân dân giám sát dễ hơn, ông Tí góp ý.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) lại cho rằng luật hóa một khái niệm đạo đức là khó. “Ai và bằng cách nào chúng ta xác định được một người vi phạm y đức?”, đại biểu Xuân băn khoăn.
Theo ông Xuân, vấn đề quan trọng không phải là y đức chung chung mà là phải chấp hành quy trình khám chữa bệnh được niêm yết công khai ở nơi khám chữa bệnh, tức là người bệnh vào đấy được hỏi cái gì, được khám cái gì, được tư vấn cái gì và trong thời gian tối thiểu là bao nhiêu.
“Tôi chỉ mong được đối xử một cách sòng phẳng với số tiền mình bỏ ra cũng như công mình đã tin cậy vào cơ sở y tế, chứ không nhất thiết cứ phải nói yêu thương người bệnh này nọ, cái đó không đo đếm được, ông Xuân nói.
Nên có hợp tác xã y tế
Đại biểu Nguyễn Tiến Quân (Quảng Nam) đề nghị bổ sung vào dự luật việc người dân cùng nhau hợp tác và thành lập các tổ chức chăm sóc sức khỏe, các cơ sở khám, chữa bệnh dưới hình thức hợp tác xã.
Theo đại biểu, đây là hình thức y tế hiệu quả nhiều mặt cả khía cạnh huy động các nguồn lực cũng như khía cạnh xã hội. Hợp tác xã y dược hiện nay đang là xu thế ở nhiều nước, nhiều khu vực trên toàn thế giới.
Ông Quân nêu ví dụ ở Nhật có 2 tổ chức hợp tác xã y tế quy mô quốc gia là Liên đoàn hợp tác xã y tế Nhật Bản có hàng nghìn bệnh viện, các trạm khám y tế khác nhau và hàng vạn cán bộ y tế. Hợp tác xã y tế của hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản cũng có hàng nghìn bệnh viện và trạm y tế và phòng khám khác nhau. Hầu như không phải chỉ các hoạt động về khám, chữa bệnh mà kể cả các hoạt động về giáo dục, tuyên truyền y tế và bảo vệ sức khỏe đều do các hợp tác xã y tế triển khai.
Ở Việt Nam hiện nay đang có không ít những cơ sở khám, chữa bệnh tuy quy mô còn nhỏ đã được thành lập và hoạt động dưới hình thức hợp tác xã. Tuy nhiên trên thực tế đã và đang xảy ra tình hình một số nơi, một số địa phương đã có những cản trở không cho phép thành lập cơ sở khám chữa bệnh theo Luật Hợp tác xã với lý do không có những quy định và không có hướng dẫn cụ thể những vấn đề này, ông Quân nói.