Dự luật khám bệnh, chữa bệnh: Công tư còn lắm băn khoăn
Tranh luận về quy định y tế nhà nước và y tế tư nhân tại dự thảo luật khám bệnh, chữa bệnh
Ranh giới pháp lý giữa y tế tư nhân và y tế Nhà nước, giữa bác sĩ công với bác sĩ tư là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi khi Quốc hội thảo luận về dự thảo luật khám bệnh, chữa bệnh, sáng 15/6.
Dự thảo luật chỉ cấm “công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý điều hành bệnh viện tư nhân”. Bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình thì cũng còn không ít ý kiến đề nghị cấm cán bộ, công chức đăng ký hành nghề y, dược tư .
Vì, quy định như vậy sẽ tạo ra ranh giới pháp lý rõ ràng giữa y tế Nhà nước và y tế tư nhân, tránh tình trạng lạm dụng các bệnh viện Nhà nước để phục vụ lợi ích cá nhân. Nếu tiếp tục để cán bộ y tế nhà nước vừa làm công vừa làm tư như hiện nay sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Về chứng chỉ hành nghề cũng còn hai loại ý kiến. Nhiều đại biểu nhất trí với quy định phải cấp chứng chỉ hành nghề cho tất cả cán bộ y tế công và tư như dự thảo để chuẩn hóa việc người hành nghề y phải đảm bảo các điều kiện về chuyên môn, giữ gìn y đức và qua đó khẳng định khả năng chuyên môn. Đồng thời cũng thể hiện sự bình đẳng giữa người hành nghề tại các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân.
Tuy nhiên, theo đại biểu trịnh Đình Sinh, đại biểu Tống Văn Thóong và một số vị đại biểu khác, chỉ cần cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề y tế tư nhân. Vì nếu cấp chứng chỉ hành nghề cho khoảng 280.000 cán bộ y tế Nhà nước sẽ lãng phí tiền của, thời gian không cần thiết.
Ý kiến đại biểu Lê Minh Hồng cũng nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu khác, là chứng chỉ hành nghề dù là do giám đốc sở y tế cấp hay do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp thì đều có giá trị như nhau trên phạm vi toàn quốc.
“Chúng ta không nên quy định là bộ trưởng cấp thì dùng được trong cả nước, còn giám đốc sở y tế cấp thì chỉ có sử dụng được trong nội tỉnh thôi”. Theo đại biểu này nếu quy định như vậy sẽ phân biệt đối xử, gây rất nhiều phiền toái và làm hạn chế quyền khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề. Và có thể một ngày phải đổi ba giấy chứng nhận hành nghề nếu chữa bệnh ở ba địa phương khác nhau thì không thể làm được.
Đại biểu Nguyễn Thị Sáng đề nghị luật nên quy định lộ trình sau 10 năm thì cấp chứng chỉ hành nghề cho tất cả cán bộ y tế kể cả công và tư.
Một nội dung nữa liên quan đến công và tư là tuyến y tế. Một số đại biểu đề nghị nên quy định theo bốn tuyến: Trung ương, tỉnh, huyện, xã và xác định tuyến theo địa giới hành chính kết hợp với qui mô dân số. Đối với bệnh viện tư nhân qui mô cỡ nào thì bố trí trực thuộc theo từng cấp cho phù hợp.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, từ tên gọi đến phạm vị điều chỉnh và nhiều nội dung cụ thể tại dự luật cũng chưa nhận được sự nhất trí cao của đại biểu.
Theo đại biểu Trần Du Lịch, dự thảo không giải quyết được những bất cập hay tiêu cực trong khám, chữa bệnh hiện nay. Còn nặng nặng phần hành chính, nhẹ chính sách, kiểm tra, giám sát và chế tài. Cũng như nhiều ý kiến phát biểu trước, ông đề nghị bổ sung thêm những quy định về y đức vào dự luật.
Ngoài 27 góp ý tại hội trường hôm nay, đã có 159 lượt ý kiến thảo luận tại tổ về dự án luật khám bệnh, chữa bệnh. Tại kỳ họp sau, Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến và xem xét thông qua dự luật này.
Dự thảo luật chỉ cấm “công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý điều hành bệnh viện tư nhân”. Bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình thì cũng còn không ít ý kiến đề nghị cấm cán bộ, công chức đăng ký hành nghề y, dược tư .
Vì, quy định như vậy sẽ tạo ra ranh giới pháp lý rõ ràng giữa y tế Nhà nước và y tế tư nhân, tránh tình trạng lạm dụng các bệnh viện Nhà nước để phục vụ lợi ích cá nhân. Nếu tiếp tục để cán bộ y tế nhà nước vừa làm công vừa làm tư như hiện nay sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng.
Về chứng chỉ hành nghề cũng còn hai loại ý kiến. Nhiều đại biểu nhất trí với quy định phải cấp chứng chỉ hành nghề cho tất cả cán bộ y tế công và tư như dự thảo để chuẩn hóa việc người hành nghề y phải đảm bảo các điều kiện về chuyên môn, giữ gìn y đức và qua đó khẳng định khả năng chuyên môn. Đồng thời cũng thể hiện sự bình đẳng giữa người hành nghề tại các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân.
Tuy nhiên, theo đại biểu trịnh Đình Sinh, đại biểu Tống Văn Thóong và một số vị đại biểu khác, chỉ cần cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề y tế tư nhân. Vì nếu cấp chứng chỉ hành nghề cho khoảng 280.000 cán bộ y tế Nhà nước sẽ lãng phí tiền của, thời gian không cần thiết.
Ý kiến đại biểu Lê Minh Hồng cũng nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu khác, là chứng chỉ hành nghề dù là do giám đốc sở y tế cấp hay do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp thì đều có giá trị như nhau trên phạm vi toàn quốc.
“Chúng ta không nên quy định là bộ trưởng cấp thì dùng được trong cả nước, còn giám đốc sở y tế cấp thì chỉ có sử dụng được trong nội tỉnh thôi”. Theo đại biểu này nếu quy định như vậy sẽ phân biệt đối xử, gây rất nhiều phiền toái và làm hạn chế quyền khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề. Và có thể một ngày phải đổi ba giấy chứng nhận hành nghề nếu chữa bệnh ở ba địa phương khác nhau thì không thể làm được.
Đại biểu Nguyễn Thị Sáng đề nghị luật nên quy định lộ trình sau 10 năm thì cấp chứng chỉ hành nghề cho tất cả cán bộ y tế kể cả công và tư.
Một nội dung nữa liên quan đến công và tư là tuyến y tế. Một số đại biểu đề nghị nên quy định theo bốn tuyến: Trung ương, tỉnh, huyện, xã và xác định tuyến theo địa giới hành chính kết hợp với qui mô dân số. Đối với bệnh viện tư nhân qui mô cỡ nào thì bố trí trực thuộc theo từng cấp cho phù hợp.
Bên cạnh những vấn đề nêu trên, từ tên gọi đến phạm vị điều chỉnh và nhiều nội dung cụ thể tại dự luật cũng chưa nhận được sự nhất trí cao của đại biểu.
Theo đại biểu Trần Du Lịch, dự thảo không giải quyết được những bất cập hay tiêu cực trong khám, chữa bệnh hiện nay. Còn nặng nặng phần hành chính, nhẹ chính sách, kiểm tra, giám sát và chế tài. Cũng như nhiều ý kiến phát biểu trước, ông đề nghị bổ sung thêm những quy định về y đức vào dự luật.
Ngoài 27 góp ý tại hội trường hôm nay, đã có 159 lượt ý kiến thảo luận tại tổ về dự án luật khám bệnh, chữa bệnh. Tại kỳ họp sau, Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến và xem xét thông qua dự luật này.