Dự luật khám bệnh, chữa bệnh: “Xin Quốc hội cứ chặt chẽ”
Dự thảo luật khám bệnh, chữa bệnh đã được chỉnh sửa nhiều trước khi trình Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu tới đây
“Nghề y chuyên môn phải rất nghiêm, xin Quốc hội cứ chặt chẽ”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu bày tỏ khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét những nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự án luật khám bệnh, chữa bệnh, chiều 28/9.
So với dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, dự luật đã tăng thêm 1 chương quy định về điều kiện đảm bảo cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và 9 điều.
Cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ y tế vẫn là một trong những nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau, qua nhiều lần góp ý, thảo luận.
Loại ý kiến thứ nhất đồng ý với quy định của dự thảo luật là định kỳ cấp lại chứng chỉ hành nghề 5 năm/1 lần.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị nên cấp chứng chỉ hành nghề 1 lần nhưng phải tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.
Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu giải thích, nếu thực hiện như đề nghị của ban soạn thảo dự luật thì rất tốt. Vì, y học tiến bộ như vũ bão nên trong thời gian 5 năm cán bộ y tế phải cập nhật kiến thức, phải “trả bài” thì mới đủ tiêu chuẩn cấp lại chứng chỉ.
Quy định này cũng tránh tình trạng được cấp chứng chỉ rồi nhưng “chỉ đi làm trình dược viên chả học hành gì cả”, Bộ trưởng nói.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại cho rằng, cứ 5 năm 1 lần cấp lại chứng chỉ hành nghề thì sẽ gây tốn kém và phiền phức cho cả cơ quan quản lý Nhà nước cũng như người hành nghề. Và điều kiện hiện nay của cơ quan quản lý Nhà nước là chưa thể đáp ứng nổi.
Do đó, Ủy ban “xin được tiếp thu loại ý kiến thứ hai” và bổ sung vào dự án luật một số quy định về thanh tra, kiểm tra, thu hồi chứng chỉ. Đồng thời quy định lộ trình những người đang hành nghề khám chữa bệnh ở cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước khi luật này có hiệu lực phải có chứng chỉ hành nghề trước ngày 31/12/2015.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, nếu bổ sung quy định 5 năm sẽ sát hạch một lần để cấp chứng chỉ lại thì điều kiện hiện nay của cơ quan quản lý Nhà nước là chưa thể đáp ứng nổi.
Liên quan đến vấn đề cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng cho rằng nên quy định cấp giấy phép hoạt động 1 lần với cả cơ sở y tế của Nhà nước và tư nhân.
Mặc dù, có ý kiến đề nghị chỉ cấp giấy phép cho cơ sở y tế tư nhân, không cần cấp giấy phép đối với cơ sở y tế của Nhà nước vì có bệnh viện nổi tiếng đã hoạt động hàng trăm năm nhưng cũng có bệnh viện thiếu trầm trọng nguồn nhân lực và thiết bị y tế.
“Việc cấp giấy phép hoạt động sẽ góp phần nâng cao chất lượng của các cơ sở y tế, bởi muốn được cấp giấy phép phải có đầy đủ tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiêu chuẩn về chuyên môn, kỹ thuật theo quy định của pháp luật”, Ủy ban giải thích.
“Nghề y chuyên môn phải nghiêm, Quốc hội cứ chặt chẽ, chúng tôi sẽ vất vả thêm nhưng sẽ tốt hơn cho dân”, Bộ trưởng Triệu đề nghị sau ba lần đứng dậy giải trình thêm về dự luật.
So với dự thảo luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5, dự luật đã tăng thêm 1 chương quy định về điều kiện đảm bảo cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và 9 điều.
Cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ y tế vẫn là một trong những nội dung còn có nhiều ý kiến khác nhau, qua nhiều lần góp ý, thảo luận.
Loại ý kiến thứ nhất đồng ý với quy định của dự thảo luật là định kỳ cấp lại chứng chỉ hành nghề 5 năm/1 lần.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị nên cấp chứng chỉ hành nghề 1 lần nhưng phải tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước.
Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu giải thích, nếu thực hiện như đề nghị của ban soạn thảo dự luật thì rất tốt. Vì, y học tiến bộ như vũ bão nên trong thời gian 5 năm cán bộ y tế phải cập nhật kiến thức, phải “trả bài” thì mới đủ tiêu chuẩn cấp lại chứng chỉ.
Quy định này cũng tránh tình trạng được cấp chứng chỉ rồi nhưng “chỉ đi làm trình dược viên chả học hành gì cả”, Bộ trưởng nói.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại cho rằng, cứ 5 năm 1 lần cấp lại chứng chỉ hành nghề thì sẽ gây tốn kém và phiền phức cho cả cơ quan quản lý Nhà nước cũng như người hành nghề. Và điều kiện hiện nay của cơ quan quản lý Nhà nước là chưa thể đáp ứng nổi.
Do đó, Ủy ban “xin được tiếp thu loại ý kiến thứ hai” và bổ sung vào dự án luật một số quy định về thanh tra, kiểm tra, thu hồi chứng chỉ. Đồng thời quy định lộ trình những người đang hành nghề khám chữa bệnh ở cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước khi luật này có hiệu lực phải có chứng chỉ hành nghề trước ngày 31/12/2015.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, nếu bổ sung quy định 5 năm sẽ sát hạch một lần để cấp chứng chỉ lại thì điều kiện hiện nay của cơ quan quản lý Nhà nước là chưa thể đáp ứng nổi.
Liên quan đến vấn đề cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng cho rằng nên quy định cấp giấy phép hoạt động 1 lần với cả cơ sở y tế của Nhà nước và tư nhân.
Mặc dù, có ý kiến đề nghị chỉ cấp giấy phép cho cơ sở y tế tư nhân, không cần cấp giấy phép đối với cơ sở y tế của Nhà nước vì có bệnh viện nổi tiếng đã hoạt động hàng trăm năm nhưng cũng có bệnh viện thiếu trầm trọng nguồn nhân lực và thiết bị y tế.
“Việc cấp giấy phép hoạt động sẽ góp phần nâng cao chất lượng của các cơ sở y tế, bởi muốn được cấp giấy phép phải có đầy đủ tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiêu chuẩn về chuyên môn, kỹ thuật theo quy định của pháp luật”, Ủy ban giải thích.
“Nghề y chuyên môn phải nghiêm, Quốc hội cứ chặt chẽ, chúng tôi sẽ vất vả thêm nhưng sẽ tốt hơn cho dân”, Bộ trưởng Triệu đề nghị sau ba lần đứng dậy giải trình thêm về dự luật.