Luật Khám bệnh, chữa bệnh hay Luật Hành nghề y?
Dù đã qua 15 lần chỉnh sửa, nhưng đến nay dự thảo luật Khám bệnh, chữa bệnh vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về tên gọi
Dù đã qua 15 lần chỉnh sửa, nhưng đến nay dự thảo luật Khám bệnh, chữa bệnh vẫn chưa đạt được sự đồng thuận, ngay cả từ tên gọi.
Tại hội thảo đóng góp ý kiến cho một số nội dung quan trọng của dự thảo luật Khám bệnh, chữa bệnh do Liên hiệp Các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) tổ chức sáng 5/8, tại Hà Nội, không chỉ kiến nghị thay tên gọi, các đại biểu còn có nhiều ý kiến khác nhau về các nội dung như: Y đức có cần luật hóa; Hội đồng y khoa quốc gia gồm những thành viên nào, hoạt động ra sao…
Luật Hành nghề y sẽ bao quát hơn?
Theo GS Phạm Song, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngoài khám và chữa bệnh còn có chăm sóc sức khỏe thai sản, phẫu thuật thẩm mỹ, y tế dự phòng. Vì vậy nên đặt tên là Luật Hành nghề y sẽ bao quát hơn.
Với tên gọi là luật Hành nghề y, nội dung sẽ không thể thiếu các quy định về y đức - gốc rễ của chất lượng dịch vụ y tế. Hơn nữa, tên gọi này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế do những nước đã ban hành luật này đều có tên là luật Hành nghề y.
Khi luật được áp dụng cũng sẽ không phải xóa bỏ Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân đã được ban hành trước đây.
Nhưng luật gia, bác sỹ Trịnh Lê Trâm, Phó vụ trưởng, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho rằng: Với tên gọi luật Hành nghề y có thể gây hiểu nhầm là luật chỉ dùng để điều chỉnh hoạt động hành nghề y tư nhân. Thêm vào đó, khi thay đổi còn sẽ phải cấu trúc lại dự thảo luật hiện nay để có sự phù hợp hơn với tên gọi mới.
Còn GS. Trần Quỵ, Nguyên giám đốc bệnh viên Bạch Mai lại nhìn nhận: Luật Khám bệnh, chữa bệnh nên đổi tên và cả cấu trúc để bỏ bớt đi những quy định quá nhỏ nhặt, chi tiết mà còn bị trùng lặp.
GS.TS Nguyễn Hữu Tăng, Phó chủ tịch Vusta cũng tán đồng với hướng thiên về xây dựng một đạo luật khung, còn những điều cụ thể sẽ hướng dẫn trong những văn bản ban hành sau, căn cứ trên tình hình thực tế.
Nên hay không nên luật hóa y đức?
Luật hóa hay không luật hóa y đức cũng là vấn đề được còn có nhiều ý kiến trái chiều. TS. Trần Hữu Thăng, Phó chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho rằng: Thầy thuốc phải có y đức do hành vi của người làm nghề này ảnh hưởng đến sự sống, chết của con người. Người bệnh lại rất tin tưởng thầy thuốc và có thể tiết lộ mọi bí mật, do đó thầy thuốc có thể lạm dụng điều này để có những hành vi bất chính.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy, nhiều bệnh của bệnh nhân còn do chính bác sỹ gây ra. Trong khi đó, kỹ năng trong hành nghề y rất khó kiểm soát, đánh giá. “Xuất phát từ những điều này, trong dự thảo luật cần phải có hẳn một chương riêng quy định về các điều y đức đối với người hành nghề y”, TS Thăng nhấn mạnh.
Một vị Phó chủ tịch khác của Tổng hội Y học Việt Nam, GS. Hoàng Bảo Châu lại nhìn nhận: Y đức là vấn đề đạo đức, luân lý nên không thể đưa thành một điều riêng trong luật. Có chăng chỉ cần nêu thành các quy định chung trong luật.
“Tuy nhiên, để lương y thực sự là “từ mẫu”, ngay từ trên ghế nhà trường đội ngũ cán bộ ngành y tế phải thường xuyên được giáo dục về y đức”, GS Châu chia sẻ.
Bác sỹ Trịnh Lê Trâm cũng cho rằng, luật hóa vấn đề này là không cần thiết và không thể. Trên thực tế, trong ngành y cũng đã có quy định về 12 điều y đức.
Bản thân GS. Trần Quỵ cũng nhìn nhận không thể đưa ra các quy định chi tiết đối với y đức trong luật, do ngoài thái độ, y đức còn bao hàm cả kiến thức, kỹ năng của người hành nghề y. Không những vậy, vấn đề này lại liên quan tới cả người bệnh, người nhà bệnh nhân và cả quan niệm của xã hội.
Hội đồng y khoa “càng độc lập càng tốt”
Về việc thành lập hội đồng y khoa, các ý kiến đều cho rằng điều này là cần thiết trong quá trình hội nhập.
Bác sỹ Graham Harrison, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho hay: Hội đồng y khoa độc lập được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới với mục đích chính là bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho người dân thông qua việc đảm bảo những người hành nghề y có đủ năng lực và khả năng.
Hội đồng được thành lập theo luật định và có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề; có quyền đặt ra các chuẩn chuyên môn liên quan đến việc hành nghề thông qua các quá trình tư vấn và điều tra các khiếu nại hay đưa ra các hình thức kỷ luật đối với người hành nghề khi họ không đảm bảo các tiêu chuẩn phù hợp.
Để hội đồng này thực sự phát huy được vai trò của mình, về cơ cấu TS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng thuộc Vusta đề nghị: Đại diện Nhà nước nên chiếm 30%, Hội nghề nghiệp Y Dược chiếm 30%, phần còn lại là đại diện người tiêu dùng và các Hiệp hội khác.
Tuy đồng tình với quan điểm, hội đồng này “càng độc lập càng tốt”, nhưng PGS. TS Đào Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) góp ý: Do nước ta có những đặc thù riêng nên cần phải có lộ trình, trước mắt có thể Bộ trưởng Bộ Y tế giữ vai trò Chủ tịch, dần dần sau đó, cơ quan này sẽ tách ra độc lập.
Tại hội thảo đóng góp ý kiến cho một số nội dung quan trọng của dự thảo luật Khám bệnh, chữa bệnh do Liên hiệp Các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) tổ chức sáng 5/8, tại Hà Nội, không chỉ kiến nghị thay tên gọi, các đại biểu còn có nhiều ý kiến khác nhau về các nội dung như: Y đức có cần luật hóa; Hội đồng y khoa quốc gia gồm những thành viên nào, hoạt động ra sao…
Luật Hành nghề y sẽ bao quát hơn?
Theo GS Phạm Song, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, chăm sóc sức khỏe nhân dân ngoài khám và chữa bệnh còn có chăm sóc sức khỏe thai sản, phẫu thuật thẩm mỹ, y tế dự phòng. Vì vậy nên đặt tên là Luật Hành nghề y sẽ bao quát hơn.
Với tên gọi là luật Hành nghề y, nội dung sẽ không thể thiếu các quy định về y đức - gốc rễ của chất lượng dịch vụ y tế. Hơn nữa, tên gọi này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế do những nước đã ban hành luật này đều có tên là luật Hành nghề y.
Khi luật được áp dụng cũng sẽ không phải xóa bỏ Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân đã được ban hành trước đây.
Nhưng luật gia, bác sỹ Trịnh Lê Trâm, Phó vụ trưởng, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho rằng: Với tên gọi luật Hành nghề y có thể gây hiểu nhầm là luật chỉ dùng để điều chỉnh hoạt động hành nghề y tư nhân. Thêm vào đó, khi thay đổi còn sẽ phải cấu trúc lại dự thảo luật hiện nay để có sự phù hợp hơn với tên gọi mới.
Còn GS. Trần Quỵ, Nguyên giám đốc bệnh viên Bạch Mai lại nhìn nhận: Luật Khám bệnh, chữa bệnh nên đổi tên và cả cấu trúc để bỏ bớt đi những quy định quá nhỏ nhặt, chi tiết mà còn bị trùng lặp.
GS.TS Nguyễn Hữu Tăng, Phó chủ tịch Vusta cũng tán đồng với hướng thiên về xây dựng một đạo luật khung, còn những điều cụ thể sẽ hướng dẫn trong những văn bản ban hành sau, căn cứ trên tình hình thực tế.
Nên hay không nên luật hóa y đức?
Luật hóa hay không luật hóa y đức cũng là vấn đề được còn có nhiều ý kiến trái chiều. TS. Trần Hữu Thăng, Phó chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho rằng: Thầy thuốc phải có y đức do hành vi của người làm nghề này ảnh hưởng đến sự sống, chết của con người. Người bệnh lại rất tin tưởng thầy thuốc và có thể tiết lộ mọi bí mật, do đó thầy thuốc có thể lạm dụng điều này để có những hành vi bất chính.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy, nhiều bệnh của bệnh nhân còn do chính bác sỹ gây ra. Trong khi đó, kỹ năng trong hành nghề y rất khó kiểm soát, đánh giá. “Xuất phát từ những điều này, trong dự thảo luật cần phải có hẳn một chương riêng quy định về các điều y đức đối với người hành nghề y”, TS Thăng nhấn mạnh.
Một vị Phó chủ tịch khác của Tổng hội Y học Việt Nam, GS. Hoàng Bảo Châu lại nhìn nhận: Y đức là vấn đề đạo đức, luân lý nên không thể đưa thành một điều riêng trong luật. Có chăng chỉ cần nêu thành các quy định chung trong luật.
“Tuy nhiên, để lương y thực sự là “từ mẫu”, ngay từ trên ghế nhà trường đội ngũ cán bộ ngành y tế phải thường xuyên được giáo dục về y đức”, GS Châu chia sẻ.
Bác sỹ Trịnh Lê Trâm cũng cho rằng, luật hóa vấn đề này là không cần thiết và không thể. Trên thực tế, trong ngành y cũng đã có quy định về 12 điều y đức.
Bản thân GS. Trần Quỵ cũng nhìn nhận không thể đưa ra các quy định chi tiết đối với y đức trong luật, do ngoài thái độ, y đức còn bao hàm cả kiến thức, kỹ năng của người hành nghề y. Không những vậy, vấn đề này lại liên quan tới cả người bệnh, người nhà bệnh nhân và cả quan niệm của xã hội.
Hội đồng y khoa “càng độc lập càng tốt”
Về việc thành lập hội đồng y khoa, các ý kiến đều cho rằng điều này là cần thiết trong quá trình hội nhập.
Bác sỹ Graham Harrison, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho hay: Hội đồng y khoa độc lập được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới với mục đích chính là bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho người dân thông qua việc đảm bảo những người hành nghề y có đủ năng lực và khả năng.
Hội đồng được thành lập theo luật định và có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề cho người hành nghề; có quyền đặt ra các chuẩn chuyên môn liên quan đến việc hành nghề thông qua các quá trình tư vấn và điều tra các khiếu nại hay đưa ra các hình thức kỷ luật đối với người hành nghề khi họ không đảm bảo các tiêu chuẩn phù hợp.
Để hội đồng này thực sự phát huy được vai trò của mình, về cơ cấu TS. Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng thuộc Vusta đề nghị: Đại diện Nhà nước nên chiếm 30%, Hội nghề nghiệp Y Dược chiếm 30%, phần còn lại là đại diện người tiêu dùng và các Hiệp hội khác.
Tuy đồng tình với quan điểm, hội đồng này “càng độc lập càng tốt”, nhưng PGS. TS Đào Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) góp ý: Do nước ta có những đặc thù riêng nên cần phải có lộ trình, trước mắt có thể Bộ trưởng Bộ Y tế giữ vai trò Chủ tịch, dần dần sau đó, cơ quan này sẽ tách ra độc lập.