Làn sóng kỹ sư Nhật kiếm sống ở Trung Quốc
Hàng ngàn kỹ sư luống tuổi của Nhật Bản rời bỏ quê hương sang Trung Quốc tìm kiếm thu nhập và một cuộc sống mới
Hàng ngàn kỹ sư luống tuổi của Nhật Bản, những người sở hữu kỹ năng giúp ngành công nghiệp của xứ mặt trời mọc hưng thịnh ngày nào, đang rời bỏ quê hương sang Trung Quốc tìm kiếm thu nhập và một cuộc sống mới - hãng tin Reuters cho biết.
“Nghề của tôi giờ ở Nhật hết thời rồi”, ông Masayuki Aida, 59 tuổi, người chuyên sản xuất khuôn đúc các mặt hàng từ đồ chơi, điện thoại tới máy pha cà phê cho một công ty Nhật suốt 30 năm, cho biết. Từ khi ngoài 50 tuổi đến nay, ông Aida sống chủ yếu ở Đông Quan, một trung tâm sản xuất công nghiệp lớn thuộc khu vực đồng bằng sông Dương Tử của Trung Quốc.
Đường phố đầy bụi của Đông Quan hỗn loạn tiếng còi xe và đặc quánh mùi hóa chất, kém xa vẻ trong lành và sang trọng của Tokyo hay Osaka. Nhưng đối với Aida và nhiều người Nhật gần tuổi nghỉ hưu 60 khác, họ phải đối mặt với sự lựa chọn: hoặc ở lại Nhật và chịu cảnh không có thu nhập trong vài năm vì Nhật đã tăng tuổi được lĩnh lương hưu, hoặc là sang Trung Quốc đại lục hay Hồng Kông để kiếm việc.
“Giờ người ta không sản xuất những hàng hóa này ở Nhật nữa. Tôi muốn truyền lại kinh nghiệm và kỹ thuật của tôi về lĩnh vực khuôn đúc cho thế hệ trẻ”, ông Aida nói.
Đối với nước Nhật, đất nước đang ở trong tình trạng đình trệ kinh tế đã kéo dài suốt 2 thập kỷ, cuộc đổ bộ của các kỹ sư Nhật sang Trung Quốc đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Trung Quốc đang được tiếp cận với công nghệ và các kỹ năng phía sau các sản phẩm “made in Japan” (“sản xuất tại Nhật Bản”). Theo số liệu của Chính phủ Nhật, hiện đang có 2.800 người Nhật sống ở Đông Quan, thành phố có hơn 8 triệu dân.
“Từ góc nhìn của phía Nhật, các nền kinh tế mới nổi đang tự do hưởng lợi từ những gì mà chúng tôi gây dựng. Đó là vấn đề”, ông Yasushi Ishizuka, Trưởng phòng Cảnh sát tài sản trí tuệ thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và công nghiệp Nhật Bản, phát biểu.
Nhật Bản trải qua trận chảy máu chất xám lần đầu tiên cách đây 20 năm khi bị các công ty Hàn Quốc như Samsung Electronics và LG Electronics “câu” mất hàng loạt kỹ sư giỏi về lĩnh vực bán dẫn và điện lạnh. Từ đó trở đi, các hãng điện tử Hàn Quốc đã vươn lên thành những “đại gia” tầm cỡ toàn cầu cũng một phần nhờ vào sự chuyển giao công nghệ bằng con người này từ nước Nhật.
Trong khi đó, các hãng công nghệ lớn của Nhật lại liên tục thất bát. Các hãng Sony, Panasonic và Sharrp, ba nhà sản xuất máy thu hình lớn nhất của Nhật, dự báo thu lỗ tổng cộng 21 tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 31/3 vừa qua, một phần do sức cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ Hàn.
Theo giới phân tích, nhiều trong số những kỹ sư Nhật tới tìm cuộc sống mới ở Trung Quốc không có những công nghệ đỉnh cao có khả năng khiến các công ty Nhật một lần nữa lâm cảnh trầy trật nếu công nghệ đó rơi vào tay người Trung Quốc. Tuy nhiên, ảnh hưởng dài hạn của làn sóng đổ sang Trung Quốc của các kỹ sư Nhật có thể là nghiêm trọng, vì các kỹ sư này sẽ đem tới cho các nhà sản xuất Trung Quốc những kỹ năng để sản xuất có hiệu quả các mặt hàng chất lượng cao.
Trung Quốc đã khuyến khích mạnh mẽ các công ty trong nước sáng tạo, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, hệ thống giáo dục kiểu “học vẹt” của Trung Quốc là một rào cản cho sự sáng tạo. Đối với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, bởi thế, “mua” nhân tài là cách giải quyết vấn đề nhanh chóng nhất.
“Những kỹ năng liên quan tới sản xuất, chẳng hạn như sản xuất khuôn đúc, là thứ mà các công ty thu được sau nhiều năm mày mò”, ông Morinosuke Kawaguchi, Phó giám đốc công ty tư vấn quản lý ArthurD Little ở Tokyo, phát biểu. Từng là một kỹ sư thiết bị gia dụng của hãng Hitachi, ông Kawaguchi cho biết, chỉ một sai lệch rất rất nhỏ trên khuôn đúc cũng có thể dẫn tới lỗi lớn trên sản phẩm nếu đưa vào sản xuất hàng loạt.
“Tình trạng kỹ sư Nhật đổ sang Trung Quốc kiếm việc sẽ giúp tăng chất lượng sản phẩm mà các công ty Trung Quốc sản xuất ra và cho phép các công ty này sản xuất hiệu quả hơn”, ông Kawaguchi nói.
Ông Aida cho biết, tay nghề của các kỹ sư Trung Quốc đã cải thiện nhiều trong 10 năm trở lại đây. “Lần đầu tiên tôi tới Trung Quốc, một sản phẩm được coi là ổn miễn là không bị bung ra. Nhưng từ đó trở đi, họ đã bắt nhịp rất nhanh.”
Thống kê thương mại cho thấy rõ sự tiến bộ này. Trong quý 1 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu máy móc và thiết bị điện tử giá trị cao của Trung Quốc đã tăng 9,1% so với cùng kì năm ngoái lên 253 tỷ USD.
Việc ngăn chặn dòng kỹ sư Nhật sang Trung Quốc kiếm việc có vẻ như là điều không thể. Các công ty Trung Quốc như Sany Heavy, Geely Automobile hay BYD đều cho Reuters biết là đã thuê kỹ sư Nhật. Ngoài ra, họ không bình luận gì hơn.
Ngoài những công ty lớn, Trung Quốc còn có nhiều nghìn nhà sản xuất nhỏ hơn khác. Không phải tất cả trong số này đều có đủ tiền để thuê kỹ sư ngoại, nhưng chắc chắn có nhiều công ty nhận thấy rằng, chi phí nhập khẩu công nghệ nước ngoài giờ không còn tốn kém như xưa.
Nguồn cung kỹ sư Nhật giờ có vẻ như không thiếu. Hàng triệu người Nhật thuộc thế hệ “baby boom” (sinh ra trong thời gian trong thời gian sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, từ năm 1946-1964), chiếm 10% dân số Nhật, đã bắt đầu đến tuổi về hưu, trong đó nhiều người là kỹ sư.
Ngoài lý do tài chính, nhiều kỹ sư Nhật tới Trung Quốc tìm cơ hội còn bởi họ muốn được làm việc nhiều hơn. “Ở Nhật, tôi làm việc nhiều thời gian hơn, nhưng lại kiếm ít hơn ở đây”, ông Aida cho biết.
Ông Tomio Oka, một kỹ sư chuyên về sản xuất khuôn đúc linh kiện đòi họ chính xác cao tới phần nghìn millimeter, cho biết, ông nghỉ việc ở Panasonic để tới làm việc cho một công ty Đài Loan ở Đông Quan. “Gia đình tôi ai cũng phản đối. Khi đó, tôi đang làm cho một công ty danh tiếng, có th nhập ổn định. Vợ tôi thậm chí còn dọa ly hôn. Nhưng tôi muốn mở ra cánh cửa tương laic ho mình. Tôi không muốn sống cả đời theo sự sắp đặt của người khác”, ông Oka thổ lộ.
Tuy nhiên, việc sống và làm việc ở Đông Quan cũng không hề dễ dàng với các kỹ sư Nhật. Cuộc sống thoải mái và tiện lợi như ở các đô thị Nhật là điều không thể có ở Đông Quan. Xe bus là phương tiện giao thông công cộng duy nhất ở đây. Hầu hết taxi là xe “dù”, sẵn sàng “chặt chém” khách nước ngoài. Nạn móc túi và ăn trộm cũng phổ biến.
Nhiều người Nhật làm việc ở Đông Quan phải sống xa gia đình. Bởi vậy, sau giờ làm việc, họ chẳng biết làm gì ngoài việc xả hơi tại các quán rượu, quầy bar, karaoke với các nữ tiếp viên trẻ.
Nhưng theo ông Oka, phần lớn các kỹ sư Nhật làm việc ở đây đều có mục đích chung là kiếm tiền cho gia đình. “Chúng tôi sẽ phải nghỉ hưu ở tuổi 60, nhưng phải đợi tới tận 63-65 tuổi mới có lương hưu”, ông Oka cho biết.
Nợ công của Nhật hiện đã lên tới 10 nghìn tỷ USD, cao hơn gấp đôi GDP. Để cắt giảm nợ nần và thâm hụt ngân sách, Chính phủ Nhật buộc phải tăng tuổi nhận lương hưu của người hưu trí, khiến nhiều người sau khi về hưu rơi vào cảnh không thu nhập mất vài năm. Đó chính là một phần lý do khiến chất xám của Nhật đang chảy về phía Trung Quốc.
“Nghề của tôi giờ ở Nhật hết thời rồi”, ông Masayuki Aida, 59 tuổi, người chuyên sản xuất khuôn đúc các mặt hàng từ đồ chơi, điện thoại tới máy pha cà phê cho một công ty Nhật suốt 30 năm, cho biết. Từ khi ngoài 50 tuổi đến nay, ông Aida sống chủ yếu ở Đông Quan, một trung tâm sản xuất công nghiệp lớn thuộc khu vực đồng bằng sông Dương Tử của Trung Quốc.
Đường phố đầy bụi của Đông Quan hỗn loạn tiếng còi xe và đặc quánh mùi hóa chất, kém xa vẻ trong lành và sang trọng của Tokyo hay Osaka. Nhưng đối với Aida và nhiều người Nhật gần tuổi nghỉ hưu 60 khác, họ phải đối mặt với sự lựa chọn: hoặc ở lại Nhật và chịu cảnh không có thu nhập trong vài năm vì Nhật đã tăng tuổi được lĩnh lương hưu, hoặc là sang Trung Quốc đại lục hay Hồng Kông để kiếm việc.
“Giờ người ta không sản xuất những hàng hóa này ở Nhật nữa. Tôi muốn truyền lại kinh nghiệm và kỹ thuật của tôi về lĩnh vực khuôn đúc cho thế hệ trẻ”, ông Aida nói.
Đối với nước Nhật, đất nước đang ở trong tình trạng đình trệ kinh tế đã kéo dài suốt 2 thập kỷ, cuộc đổ bộ của các kỹ sư Nhật sang Trung Quốc đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Trung Quốc đang được tiếp cận với công nghệ và các kỹ năng phía sau các sản phẩm “made in Japan” (“sản xuất tại Nhật Bản”). Theo số liệu của Chính phủ Nhật, hiện đang có 2.800 người Nhật sống ở Đông Quan, thành phố có hơn 8 triệu dân.
“Từ góc nhìn của phía Nhật, các nền kinh tế mới nổi đang tự do hưởng lợi từ những gì mà chúng tôi gây dựng. Đó là vấn đề”, ông Yasushi Ishizuka, Trưởng phòng Cảnh sát tài sản trí tuệ thuộc Bộ Kinh tế, Thương mại và công nghiệp Nhật Bản, phát biểu.
Nhật Bản trải qua trận chảy máu chất xám lần đầu tiên cách đây 20 năm khi bị các công ty Hàn Quốc như Samsung Electronics và LG Electronics “câu” mất hàng loạt kỹ sư giỏi về lĩnh vực bán dẫn và điện lạnh. Từ đó trở đi, các hãng điện tử Hàn Quốc đã vươn lên thành những “đại gia” tầm cỡ toàn cầu cũng một phần nhờ vào sự chuyển giao công nghệ bằng con người này từ nước Nhật.
Trong khi đó, các hãng công nghệ lớn của Nhật lại liên tục thất bát. Các hãng Sony, Panasonic và Sharrp, ba nhà sản xuất máy thu hình lớn nhất của Nhật, dự báo thu lỗ tổng cộng 21 tỷ USD trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 31/3 vừa qua, một phần do sức cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ Hàn.
Theo giới phân tích, nhiều trong số những kỹ sư Nhật tới tìm cuộc sống mới ở Trung Quốc không có những công nghệ đỉnh cao có khả năng khiến các công ty Nhật một lần nữa lâm cảnh trầy trật nếu công nghệ đó rơi vào tay người Trung Quốc. Tuy nhiên, ảnh hưởng dài hạn của làn sóng đổ sang Trung Quốc của các kỹ sư Nhật có thể là nghiêm trọng, vì các kỹ sư này sẽ đem tới cho các nhà sản xuất Trung Quốc những kỹ năng để sản xuất có hiệu quả các mặt hàng chất lượng cao.
Trung Quốc đã khuyến khích mạnh mẽ các công ty trong nước sáng tạo, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, hệ thống giáo dục kiểu “học vẹt” của Trung Quốc là một rào cản cho sự sáng tạo. Đối với nhiều doanh nghiệp Trung Quốc, bởi thế, “mua” nhân tài là cách giải quyết vấn đề nhanh chóng nhất.
“Những kỹ năng liên quan tới sản xuất, chẳng hạn như sản xuất khuôn đúc, là thứ mà các công ty thu được sau nhiều năm mày mò”, ông Morinosuke Kawaguchi, Phó giám đốc công ty tư vấn quản lý ArthurD Little ở Tokyo, phát biểu. Từng là một kỹ sư thiết bị gia dụng của hãng Hitachi, ông Kawaguchi cho biết, chỉ một sai lệch rất rất nhỏ trên khuôn đúc cũng có thể dẫn tới lỗi lớn trên sản phẩm nếu đưa vào sản xuất hàng loạt.
“Tình trạng kỹ sư Nhật đổ sang Trung Quốc kiếm việc sẽ giúp tăng chất lượng sản phẩm mà các công ty Trung Quốc sản xuất ra và cho phép các công ty này sản xuất hiệu quả hơn”, ông Kawaguchi nói.
Ông Aida cho biết, tay nghề của các kỹ sư Trung Quốc đã cải thiện nhiều trong 10 năm trở lại đây. “Lần đầu tiên tôi tới Trung Quốc, một sản phẩm được coi là ổn miễn là không bị bung ra. Nhưng từ đó trở đi, họ đã bắt nhịp rất nhanh.”
Thống kê thương mại cho thấy rõ sự tiến bộ này. Trong quý 1 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu máy móc và thiết bị điện tử giá trị cao của Trung Quốc đã tăng 9,1% so với cùng kì năm ngoái lên 253 tỷ USD.
Việc ngăn chặn dòng kỹ sư Nhật sang Trung Quốc kiếm việc có vẻ như là điều không thể. Các công ty Trung Quốc như Sany Heavy, Geely Automobile hay BYD đều cho Reuters biết là đã thuê kỹ sư Nhật. Ngoài ra, họ không bình luận gì hơn.
Ngoài những công ty lớn, Trung Quốc còn có nhiều nghìn nhà sản xuất nhỏ hơn khác. Không phải tất cả trong số này đều có đủ tiền để thuê kỹ sư ngoại, nhưng chắc chắn có nhiều công ty nhận thấy rằng, chi phí nhập khẩu công nghệ nước ngoài giờ không còn tốn kém như xưa.
Nguồn cung kỹ sư Nhật giờ có vẻ như không thiếu. Hàng triệu người Nhật thuộc thế hệ “baby boom” (sinh ra trong thời gian trong thời gian sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, từ năm 1946-1964), chiếm 10% dân số Nhật, đã bắt đầu đến tuổi về hưu, trong đó nhiều người là kỹ sư.
Ngoài lý do tài chính, nhiều kỹ sư Nhật tới Trung Quốc tìm cơ hội còn bởi họ muốn được làm việc nhiều hơn. “Ở Nhật, tôi làm việc nhiều thời gian hơn, nhưng lại kiếm ít hơn ở đây”, ông Aida cho biết.
Ông Tomio Oka, một kỹ sư chuyên về sản xuất khuôn đúc linh kiện đòi họ chính xác cao tới phần nghìn millimeter, cho biết, ông nghỉ việc ở Panasonic để tới làm việc cho một công ty Đài Loan ở Đông Quan. “Gia đình tôi ai cũng phản đối. Khi đó, tôi đang làm cho một công ty danh tiếng, có th nhập ổn định. Vợ tôi thậm chí còn dọa ly hôn. Nhưng tôi muốn mở ra cánh cửa tương laic ho mình. Tôi không muốn sống cả đời theo sự sắp đặt của người khác”, ông Oka thổ lộ.
Tuy nhiên, việc sống và làm việc ở Đông Quan cũng không hề dễ dàng với các kỹ sư Nhật. Cuộc sống thoải mái và tiện lợi như ở các đô thị Nhật là điều không thể có ở Đông Quan. Xe bus là phương tiện giao thông công cộng duy nhất ở đây. Hầu hết taxi là xe “dù”, sẵn sàng “chặt chém” khách nước ngoài. Nạn móc túi và ăn trộm cũng phổ biến.
Nhiều người Nhật làm việc ở Đông Quan phải sống xa gia đình. Bởi vậy, sau giờ làm việc, họ chẳng biết làm gì ngoài việc xả hơi tại các quán rượu, quầy bar, karaoke với các nữ tiếp viên trẻ.
Nhưng theo ông Oka, phần lớn các kỹ sư Nhật làm việc ở đây đều có mục đích chung là kiếm tiền cho gia đình. “Chúng tôi sẽ phải nghỉ hưu ở tuổi 60, nhưng phải đợi tới tận 63-65 tuổi mới có lương hưu”, ông Oka cho biết.
Nợ công của Nhật hiện đã lên tới 10 nghìn tỷ USD, cao hơn gấp đôi GDP. Để cắt giảm nợ nần và thâm hụt ngân sách, Chính phủ Nhật buộc phải tăng tuổi nhận lương hưu của người hưu trí, khiến nhiều người sau khi về hưu rơi vào cảnh không thu nhập mất vài năm. Đó chính là một phần lý do khiến chất xám của Nhật đang chảy về phía Trung Quốc.